Tình hình thực hiện kế hoạch quản lý môi trường giai đoạn 2006 – 2010

Một phần của tài liệu Quản lý môi trường biển tỉnh Quảng Ninh (Trang 33 - 52)

b) Nguồ nô nhiễm từ nuôi trồng thủy sản

4.1. Tình hình thực hiện kế hoạch quản lý môi trường giai đoạn 2006 – 2010

Hệ thống văn bản quản lý về bảo vệ môi trường của tỉnh đã được quan tâm xây dựng, đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật bảo vệ môi trường quan trọng làm cơ sở triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường của tỉnh, như: Quy chế Bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ninh; Chỉ thị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường sinh thái Vịnh Hạ Long; Chỉ thị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác, vận chuyển và tiêu thụ than trên địa bàn tỉnh,....

- Kịp thời triển khai các Chương trình, kế hoạch bảo vệ môi trường theo chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương, như: Triển khai xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá; Xây dựng kế hoạch kiểm soát ô nhiễm môi trường của tỉnh; Lập báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm,..

- Công tác lập quy hoạch, đề án bảo vệ môi trường được quan tâm thực hiện, đã xây dựng xong Quy hoạch bảo vệ môi trường thị xã Uông Bí đến năm 2010, định hướng đến năm 2015; Quy hoạch bảo vệ môi trường vùng Hạ Long - Cẩm Phả - Yên Hưng; Quy hoạch bảo vệ môi trường tổng thể và một số vùng trọng điểm của tỉnh; Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020; Đề án Quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản.

- Các nhiệm vụ, dự án và hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong giai đoạn năm 2006-2010 được Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện; năng lực quản lý môi trường ở các cấp được tăng cường, nhiều trang, thiết bị phục vụ công tác quan trắc, phân tích môi trường được đầu tư.

- Tập trung đầu tư, giải quyết những vấn đề môi trường bức xúc, quy mô lớn, tạo bước chuyển quan trọng trong công tác phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm môi trường

của tỉnh, như:

+ Chấm dứt hoạt động chuyển tải, bốc rót than trên Vịnh Hạ Long. + Không vận chuyển than trên quốc lộ 18 A.

+ Đầu tư xây dựng các cầu vượt trên tuyến quốc lộ 18 A. + Đầu tư cải tạo các hồ thuỷ lợi bị ô nhiễm do khai thác than.

- Đã hình thành hệ thống cơ quan bảo vệ môi trường các cấp: Thành lập Chi cục Bảo vệ môi trường; Phòng Cảnh sát môi trường – Công an tỉnh; Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường; Phòng quản lý tài nguyên và Môi trường các địa phương và bộ phận làm công tác bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp.

- Công tác xã hội hoá về bảo vệ môi trường bước đầu thu được kết quả khích lệ.

4.2. Quản lý môi trường ở các khu nuôi trồng thủy sản.

Một hệ thống nuôi trồng thủy sản sạch tiên tiến vì cộng đồng sẽ được triển khai tại Quảng Ninh nhằm góp phần giải quyết những bất cập về môi trường hiện nay trong nuôi trồng thủy hải sản. Hệ thống nuôi trồng thủy hải sản khép kín thuộc dự án trên lần đầu tiên được triển khai ở Việt Nam được coi là giải pháp để giải quyết những tồn tại trong nuôi trồng thủy hải sản như thiếu quy hoạch, phát triển tự phát, hệ thống nuôi cá lồng gây ô nhiễm môi trường.

Áp dụng nuôi trồng thủy sản khép kín sẽ cho cá sạch chất lượng cao, giảm được khí thải carbon, giúp cá tăng trưởng gấp đôi so với cá nuôi trong hệ thống lồng bè tiêu chuẩn đồng thời giảm được chi phí thức ăn, an toàn về sinh học, không có chất thải thải ra ngoài và ít bị tác động do bão hoặc thời tiết khắc nghiệt. Hệ thống này sẽ giúp đảm bảo chất lượng thủy sản và nâng cao giá trị mặt hàng xuất khẩu vốn là thế mạnh của Việt Nam.

a) Vị trí đặt cơ sở nuôi trồng thủy sản:

Lựa chọn địa điểm nuôi và hệ sinh thái tại vùng nuôi có vai trò quan trọng nhất trong quản lý môi trường và tác động tương hỗ giữa xã hội và nuôi trồng thủy sản. Có nhiều ví dụ về các cơ sở nuôi tại những vị trí phù hợp, các trại nuôi này không gây ra hoặc gây ra rất ít những ảnh hưởng môi trường. Ngược lại, ở những vùng không phù hợp như Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long các đầm tôm nằm trong vùng rừng ngập mặn làm nguy hại đến rừng ngập mặn, nền đáy, bãi cát, nguồn cung cấp nước ngọt và tài nguyên thiên nhiên.

Mặc dù chi phí thức ăn chiếm tỉ trọng cao nhất trong các chi phí cho một mô hình nuôi trồng thủy sản, cho ăn thừa vẫn còn rất phổ biến trong nhiều mô hình nuôi và là 1 trong những nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm nước biển.

c) Sử dụng nguồn lực có hiệu quả:

Dường như sản lượng thủy hải sản tăng nhanh trong mấy năm qua chủ yếu là do việc mở rộng diện tích nuôi, chứ vai trò của việc sử dụng các nguồn lực còn rất mờ nhạt. Đa số các mô hình nuôi trồng thủy sản hiện này đều phải sử dụng 1 lượng nước rất lớn, nếu biết sử dụng hợp lý hơn sẽ giảm được ô nhiễm, và còn tránh tác động ngược trở lại các lồng thủy sản. Một vấn đề nữa là số lượng con giống tự nhiên ngày càng cạn kiệt, nhu cầu thì quá lớn mà con giống từ các cơ sở sản xuất lại không đủ để cung cấp. Dẫn đến việc nhập con giống ở nước ngoài, tăng nguy cơ nhiễm bệnh cho vùng nuôi trồng, và nguy cơ ô nhiễm nước biển.

4.3. Quản lý môi trường cảng biển

Như chúng ta biết, hoạt động cảng biển có ảnh hưởng phức tạp nhất đến môi trường vì vị trí của chúng nằm trong vùng tiếp xúc giữa đất và nước. Cảng biển Quảng Ninh cũng như cảng Hải Phòng nằm trong hệ sinh thái nhạy cảm, như hệ sinh thái cửa sông, đất ngập nước. Do vậy, hầu hết các hoạt động trong cảng đều có thể liên quan đến tác động môi trường.

Theo đó, những vấn đề ưu tiên của khu vực cảng biển Quảng Ninh cần quan tâm trong công tác bảo vệ môi trường đó là:

a) Xử lý nước thải lẫn dầu từ tàu

Hiện nay, công tác tiếp nhận, xử lý nước thải lẫn dầu tại khu vực cảng biển Quảng Ninh còn là vấn đề cần được quan tâm bởi vì các đơn vị tiếp nhận lượng nước thải lẫn dầu chỉ là những công ty có khả năng thu gom lượng nước thải rất nhỏ (mỗi sà lan chỉ tiếp nhận từ 20 tấn đến 60 tấn). Nhu cầu cần xả thải nước lẫn dầu, của tàu biển khi đến cảng biển Quảng Ninh ngày một tăng bên cạnh đó việc xả thải chỉ được thực hiện khi phía chủ tàu hoặc thuyền trưởng có nhu cầu, đề nghị, thông qua đại lý. Do đó việc quản lý vấn đề xả thải sẽ trở nên khó khăn. Các thuyền trưởng cần có giấy chứng thực về việc xả thải tại khu vực cảng biển Quảng Ninh do yêu cầu của Công ước quốc tế Marpol 73/78 phụ lục IV.

b) Đổ thải bùn nạo vét và vật liệu nạo vét

rất sôi động. Xu hướng các doanh nghiệp khắc phục vấn đề bồi đắp, hạn chế về độ sâu bằng cách xây dựng cảng nước sâu (phát triển cảng về phía biển) vì vậy hoạt động nạo vét và đổ thải vật liệu nạo vét là một vấn đề chúng ta cần quan tâm và có giải pháp quản lý tốt hơn nữa. Theo các nhà chuyên môn, việc nạo vét và đổ thải vật liệu nạo vét sẽ làm tăng độ đục của nước, thay đổi dòng chảy, xáo trộn hệ sinh thái đáy mềm, gây ra sự di cư của các loài động vật chim biển, các chất ô nhiễm khác tích lũy trong đất ven biển được di chuyển vào trong vùng nước và lan ra các vùng nước khác.

c) Ứng cứu sự cố dầu tràn

Sản lượng hàng hoá thông qua cảng biển Quảng Ninh tăng liên tục hàng năm và đến nay đã đạt trên 29 triệu tấn/năm. Thu nhập từ các hoạt động kinh doanh của cảng và các ngành dịch vụ liên quan đã đóng góp một phần quan trọng vào tổng GDP hàng năm của thành phố. Tuy nhiên với mật độ phương tiện giao thông thuỷ tăng lên không ngừng, trong đó có tỷ lệ không nhỏ là các tàu chở dầu và sản phẩm từ dầu mỏ. Vùng ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng luôn luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố tràn dầu. Từ năm 1994 đến nay đã xảy ra gần 30 vụ tràn dầu. Điển hình nhất là vụ đắm tàu Mỹ Đình ngày 20/12/2004 ở vùng biển Cát Bà. Sự cố trên đã làm một phần trong số 200 tấn dầu trên tàu tràn ra biển. Qua đó cho thấy việc tổ chức ứng cứu chưa kịp thời, các lực lượng tham gia không chuyên nghiệp dẫn đến thời gian khắc phục sự cố kéo dài, chưa giải quyết được việc chống ô nhiễm cùng như việc đòi bồi thường thiệt hại đối với chủ thể gây tràn dầu... những vấn đề này chưa thực hiện được bởi còn thiếu cơ sở khoa học nghiên cứu về các kịch bản tràn dầu thuộc phạm vi vùng nước cảng biển Quảng Ninh.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

1. Tổng quan về các chiến lược, chính sách quản lý môi trường biển ở tỉnh Quảng Ninh

Trong nhiều năm trở lại đây, đi cùng với sự phát triển vượt bậc về kinh tế, tỉnh Quảng Ninh đã có những giải pháp khá tích cực cho vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên biển. Bên cạnh thế mạnh công nghiệp khai thác than, với định hướng tập trung đầu tư cho các ngành kinh tế biển như phát triển du lịch biển, khai thác thủy sản và thương mại cảng biển, trong những năm gần đây cho thấy, các giải pháp cho vấn đề BVMT vẫn tỏ ra chưa xứng tầm với tốc độ phát triển kinh tế nhanh và mạnh của tỉnh. Từ góc độ của quản lý TN&MT, bằng công cụ chính sách, pháp luật, sự phát triển bền vững của tỉnh nên lấy mục tiêu tăng cường sự vững mạnh của hệ thống chính sách, pháp luật về môi trường và điều chỉnh định hướng phát triển kinh tế đi đúng với các nguyên tắc PTBV của thế giới.

10 năm trở lại đây, Quảng Ninh đã đưa ra nhiều chính sách quan trọng cho vấn đề quản lý TN&MT vùng ven bờ, hỗ trợ định hướng phát triển của các ngành kinh tế biển. Trong đó quan trọng có các văn bản sau:

- Chương trình đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, xây dựng Quảng Ninh trở thành trung tâm kinh tế biển của khu vực với định hướng: “Tăng cường các hoạt động giám sát môi trường đối với các hoạt động phát triển kinh tế thủy sản và có biện pháp ngăn chặn các tác động xấu đến môi trường, nhằm bảo tồn và giữ gìn môi trường tự nhiên phục vụ tốt cho phát triển kinh tế du lịch biển” với nhiều giải pháp trong đó: “Thực hiện các biện pháp giáo dục nâng cao ý thức của người dân, sự tham gia của các tổ chức kinh tế, xã hội với công tác BVMT. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về BVMT; tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, BVMT và tài nguyên thiên nhiên vùng biển, ven biển”.

- Chương trình hành động của Quảng Ninh giai đoạn 2006 - 2010 thực hiện chương trình hành động của Chính phủ về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, một số giải pháp quan trọng được đưa ra gồm: “Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về BVMT. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động BVMT. Bảo vệ cảnh quan và tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học. Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý môi trường. Phát triển các mô hình cộng

đồng dân cư tự quản và phát động phong trào toàn dân tham gia BVMT”.

- Chương trình phát triển Du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2007 - 2010 với giải pháp cho vấn đề rác thải trong hoạt động du lịch: “Thành lập Đội an ninh - Trật tự và vệ sinh môi trường tại các bãi biển. Tổ chức tốt công tác quản lý đầu tư, vệ sinh môi trường, cảnh quan, an ninh trật tự, cứu hộ tại các khu điểm du lịch, đặc biệt là tại các bãi biển; xây dựng Quảng Ninh thành điểm đến an toàn và thân thiện cho du khách”.

2. Định hướng kế hoạch quản lý môi trường biển tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2015

Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa X) về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 của tỉnh Quảng Ninh:

Nhận thức được vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của hệ thống biển đảo mà Quảng Ninh hiện có trong quá trình phát triển trước mắt cũng như lâu dài của đất nước nói chung, của tỉnh Quảng Ninh nói riêng, nên từ nhiều năm qua Lãnh đạo tỉnh đã luôn ý thức cần có một chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế biển đảo, bảo vệ vùng biển đảo cho xứng vơí tiềm năng, lợi thế và yêu cầu phát triển thực tiễn đặt ra. Đó vừa là đòi hỏi tất yếu sự phát triển của Quảng Ninh, vừa là trách nhiệm, nghĩa vụ của Quảng Ninh đối với sự phát triển chung của cả nước. Tuy nhiên, Quảng Ninh cũng đã ý thức được rằng, làm được như vậy không chỉ cần có sự đồng tâm nhất trí và nỗ lực phấn đấu của riêng toàn thể Đảng bộ và nhân dân Quảng Ninh mà cần phải được cả sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo bằng cả hệ thống đường lối, chính sách phát triển thống nhất và đúng đắn do Đảng, Nhà nước đề ra cùng với sự phối hợp đồng bộ về mọi mặt của các bộ, ban, ngành liên quan.

Một là: Tập trung các nguồn lực khẩn trương đẩy nhanh tốc độ xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh giàu mạnh về kinh tế biển với phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2010 thu nhập GDP bình quân đầu người của tỉnh bằng 1,7 đến 2 lần so với năm 2005; tổng khối lượng hàng hoá thông qua cảng năm 2010 đạt xấp xỉ 40 triệu tấn, năm 2020 đạt trên 50 triệu tấn.

Hai là: Phát huy, khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng,thế mạnh của biển, ven biển, vùng biển đảo để phát triển mạnh các ngành kinh tế: hàng hải, cảng biển và dịch vụ khai thác cảng biển, vận tải biển, đóng và sửa chữa tàu thuyền, phát triển nhanh và đa dạng các loại hình du lịch biển, ven biển, du lịch trên đảo; khai thác, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản. Hình thành các trung tâm kinh tế phát triển hướng ra biển như Vân Đồn,

Hải Hà, làm động lực thúc đẩy sự phát triển của vùng và toàn tỉnh; xây dựng huyện đảo Cô Tô thành trung tâm dịch vụ hậu cần đánh bắt hải sản xa bờ; tiến hành thăm dò, khai thác tài nguyên khoáng sản ở biển kết hợp chặt chẽ với bảo vệ tài nguyên biển, môi trường sinh thái biển, ven biển...

Ba là: Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với giữ vững an ninh - quốc phòng và bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia trên vùng biển đảo. Mở rộng quan hệ hợp tác cùng phát triển với các tỉnh lân cận trong nước; chủ động hội nhập, quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước trong khu vực, đặc biệt là với các tỉnh Quảng Tây, Hải Nam (Trung Quốc).

3. Các giải pháp hỗ trợ quản lý môi trường biển tỉnh Quảng Ninh. 3.1. Giải pháp về luật pháp và chính sách.

Từ những phân tích thực trạng QLMT đã được nêu ở trên có thể rút ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với hệ thống chính sách, pháp luật trong quản lý môi trường biển ở Quảng Ninh:

+ Điểm mạnh: Đã tạo được mối liên hệ giữa hai hệ thống chính sách môi trường - kinh tế; Thực hiện được ít nhất một tương tác 2 chiều hiệu quả trong mối quan hệ giữa

Một phần của tài liệu Quản lý môi trường biển tỉnh Quảng Ninh (Trang 33 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w