b) Nguồ nô nhiễm từ nuôi trồng thủy sản
2.2. Thực trạng đa dạng sinh học, hệ sinh thái biển
Hệ sinh thái rạn san hô là một hệ sinh thái đa dạng nhất hành tinh và được ví như “rừng mưa nhiệt đới dưới đáy biển”, nó chỉ phân bố ở vùng biển nông ven bờ. Đây là nơi sinh sống, đẻ trứng, ẩn náu, kiếm mồi cho rất nhiều loài hải sản. Hệ sinh thái rạn san hô còn có năng suất sinh học cao, là nguồn sản sinh ra hữu cơ, cung cấp thức ăn
không chỉ cho chính nó, cho các sinh vật sống trong rạn mà còn có ý nghĩa cho toàn vùng biển. Vì vây, đây là nơi lưu trữ nguồn gen của nhiều loài hải sản. Rạn san hô cũng là một hệ sinh thái rất nhạy cảm với những biến đổi của môi trường sống nên nó còn có ý nghĩa chỉ thị môi trường.
Hệ sinh thái san hô là một nét đặc trưng của vịnh Hạ Long. San hô ở đây không phát triển thành rạn mà dưới dạng những mảng nhỏ. Vịnh Hạ Long với trời xanh, nước thắm, rạng rỡ hơn nhiều bởi sự tô điểm của các rạn san hô ven bờ. Nhưng nhiều năm qua, san hô tại vịnh Hạ Long luôn ở trong tình trạng bị suy giảm nghiêm trọng về số lượng cũng như chất lượng. Nếu như vào năm 1985, hầu như chỗ nào ven đảo Hạ Long cũng đều có san hôthì đến năm 1998, có tới 1/3 rạn san hô đã biến mất.
Theo đánh giá của các nhà khoa học, nhất là kết quả khảo sát đa dạng sinh học Vịnh Hạ Long của Viện Tài nguyên và Môi trường biển năm 2007 thì san hô ở Vịnh Hạ Long đang có xu thế giảm dần về số lượng loài và về độ phủ diện tích theo thời gian. Những năm 80 và 90 của thế kỷ 20, san hô phân bố ở hầu hết các đảo đá vôi trong Vịnh Hạ Long, kể cả các đảo gần bờ như Đầu Gỗ, Hòn Vểu, Dầm Nam v.v... Nhiều rạn san hô trải dài hàng trăm mét. Tuy nhiên, hiện nay, các rạn san hô cơ bản chỉ còn một dải hẹp ven các đảo phía ngoài như Cống Đỏ, Vạn Gió, Đầu Bê, Hang Trai, Bọ Hung. Các rạn san hô ở các đảo phía trong, vịnh Bái Tử Long, đã bị chết hoặc còn lại không đáng kể. Số lượng loài cũng bị suy giảm nhanh, từ trên 200 loài xuống 150 loài và đến nay thì chỉ còn thấy 106 loài trong phạm vi khu di sản, thuộc 34 giống 12 họ phân bố chủ yếu tại khu vực Hòn Mang Khơi , Soi Mao, Đầu Cào, Đá Ẩy, Nam Sậu Nam, phía Đông Ba Mùn.
Nguyên nhân làm suy giảm diện tích các quần thể san hô trên Vịnh, như các nhà khoa học đã chỉ ra, là do bên cạnh các tác nhân địch hại như một số loài ốc, sao biển gai, bệnh dịch, nhiệt độ nước biển tăng v.v... thì còn có nguyên nhân đáng kể từ con người. Đó là do các hình thức khai thác hải sản trái phép (đánh mìn, kích điện), hoặc khai thác cạn kiệt một số loài dẫn đến mất cân bằng sinh thái gây bùng phát một số loài địch hại của san hô như sao biển gai, thân mềm, rong biển.Hơn nữa, san hô ở vịnh Hạ Long chết chủ yếu vì môi trường nước đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do sự phát triển du lịch thái quá, không theo quy hoạch, đặc biệt là hoạt động lữ hành và lưu trú của các con tàu du lịch trên biển cũng như sự phát triển ồ ạt các khu đô thị, nhà hàng, sự xuất hiện các bãi tắm và khu công nghiệp, khai thác than, quặng, bến cảng ở quanh
bờ vịnh. Cùng với đó là nạn khai thác san hô tràn lan của ngư dân địa phương, phục vụ cho việc bán hàng lưu niệm. Một nguyên nhân khác khiến các rạn san hô không có cơ hội phát triển là do quá trình đô thị hoá, nạo vét luồng lạch, hoạt động của tàu thuyền, chặt phá rừng đầu nguồn, khai thác than, lấn biển đã làm đục hoá và ngọt hoá nước biển.
3. Hậu quả của ô nhiễm môi trường biển tỉnh Quảng Ninh. 3.1. Tác động đến đa dạng sinh học và hệ sinh thái biển.
Theo kết quả nghiên cứu, khi môi trường biển bị ô nhiễm các hệ sinh thái (HST) đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng và thể hiện rõ nét nhất là HST rừng ngập mặn, cỏ biển, vùng triều bãi cát, đầm phá và các rạn san hô. Các chất gây ô nhiễm đã làm giảm sức chống đỡ, tính linh hoạt và khả năng khôi phục của các HST từ tác động của các tai biến. Cụ thể, các tác động tiêu cực của ô nhiễm đến các HST được hiểu theo 3 cấp độ: suy thoái, tổn thương và mất HST.
Năm 2004, tại khu vực biển Quảng Ninh - Hải Phòng, sự cố đắm tàu Mỹ Đình, chứa trong mình khoảng 50 tấn dầu DO và 150 tấn dầu FO, trong khi đó chỉ xử lý được khoảng 65 tấn, số dầu còn lại hầu như tràn ra biển. Ô nhiễm dầu đã làm số lượng loài tảo chỉ còn 1.000 - 10.000 tế bào/m3, động vật phù du còn khoảng vài trăm cá thể/m3. Cả hai nhóm này mật độ đều bị giảm từ 100 - 1.000 lần so với điều kiện bình thường. Nhóm sinh vật bám bị chết tức thời ở mức 30,7% đối với các con trưởng thành và 83% ở cá thể non. Các loài tôm sú, tôm rảo ở đầm nuôi đều bị chết ở dạng đầu bị đen, vỏ mềm nhũn. Cá trong đầm chết pha trộn mùi dầu, không thể sử dụng được.
Như vậy, có thể thấy ô nhiễm môi trường biển đã tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên các HST biển và ven biển ở các khía cạnh sau:
- Làm biến đổi cân bằng ôxy của HST: Dầu có tỷ trọng nhỏ hơn nước, khi chảy loang trên mặt nước, dầu tạo thành váng và bị biến đổi về thành phần và tính chất. Khi dầu loang, hàm lượng dầu trong nước tăng cao, các màng dầu làm giảm khả năng trao đổi ôxy giữa không khí với nước, làm giảm hàm lượng ôxy của hệ, như vậy cán cân điều hòa ôxy trong hệ bị đảo lộn.
- Làm nhiễu loạn các hoạt động sống trong hệ: các chất thải bám vào cơ thể sinh vật sẽ ngăn cản quá trình hô hấp, trao đổi chất và sự di chuyển của sinh vật trong môi trường nước. Theo đánh giá của các chuyên gia, nồng độ dầu trong nước chỉ 0,1 mg/l
có thể gây chết các loài sinh vật phù du, mắt xích đầu tiên trong lưới thức ăn ở biển. Đối với các sinh vật đáy, ô nhiễm dầu có thể ảnh hưởng rất lớn đến con non và ấu trùng. Đối với các cá thể trưởng thành, dầu có thể bám vào cơ thể hoặc được sinh vật hấp thụ qua quá trình lọc nước, dẫn đến làm giảm giá trị sử dụng do có mùi dầu.
3.2. Tác động đến phát triển kinh tế.
Rác thải, chất thải trôi theo dòng chảy, dòng triều, các con sóng dạt vào vùng biển ven bờ, bám vào đất đá, kè đá, các bờ đảo làm mất mỹ quan, gây mùi khó chịu đối với du khách khi tham quan du lịch. Các bãi tắm đục ngầu, với đầy nước bẩn sẽ chỉ có tác dụng xua đuổi khách du lịch. Tồi tệ hơn là tình trạng ô nhiễm ở vịnh Hạ Long, là bộ mặt của Việt Nam, là di sản thiên nhiên của thế giới. Do vậy, ô nhiễm biển có ảnh hưởng rất lớn đến sự sống còn và phát triển của ngành du lịch Quảng Ninh.
Bên cạnh đó, hải sản là nguồn lợi lớn nhất và cũng là đối tượng chịu tác động tiêu cực mạnh mẽ của các sự cố ô nhiễm trên biển. Thứ nhất là ô nhiễm biển sẽ gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt, làm sụt giảm trữ lượng; thứ 2 hải sản bị nhiễm hóa chất độc hại từ môi trường sống là nước biển, sẽ không thể xuất khẩu sang tới những thị trường nước ngoài khó tính như Mỹ, Nhật hay EU. Tổn thất về kinh tế là không nhỏ.
Lợi ích kinh tế thu được từ các nguồn tài nguyên sinh học là không thể tính được, tuy nhiên các tác giả của Kế hoạch hành động quốc gia về Đa dạng sinh học ước tính rằng các lợi ích kinh tế thu được từ các tài nguyên của Việt Nam sẽ khoảng 1 tỷ đôla/năm. Họ cũng ước tính chức năng dịch vụ sinh thái của môi trường tự nhiên (bảo vệ đất nguyên sinh và điều tiết nước) cũng có giá trị khoảng 1 tỷ đôla/năm. Các chi phí cho môi trường nhân tạo có chức năng tương tự của vùng sinh thái tựnhiên cao về đa dạng sinh học, sẽ lớn hơn rất nhiều so với các con tính này. Các nghiên cứu khác ước tính những chi phí thêm cho việc xây dựng đê biển để bảo vệ bờ thay thế cho rừng ngập mặn sẽ mất khoảng 10 tỷ đôla.
3.3. Tác động đến con người, xã hội.
Khí hậu vùng biển từ lâu đã được biết là tốt hơn khí hậu đất liền, không khí ngoài biển có tác dụng rất tốt cho cơ thể của con người. Ô nhiễm biển tức là không khí cũng đang bị ô nhiễm, khí CO2 hòa vào nước biển tạo ra axít cácboníc, khiến nước biển trở nên chua và chính hiện tượng này làm độ pH trong nước biển sụt giảm đáng kể. Nguyên nhân cơ bản làm gia tăng nồng độ CO2 trong khí quyển là do con người sử dụng liên tục những loại nhiên liệu hóa thạch và đốt phá các cánh rừng, giải phóng
một lượng CO2 lớn, và khoảng 1/3 lượng khí CO2 tự do trong khí quyển được các đại dương hấp thụ. Điều đó cực kì lo ngại với Quảng Ninh đang là trọng điểm khai thác than ở nước ta.
Ô nhiễm biển, tức là ô nhiễm nguồn nước mặt, lượng nước sạch để sử dụng sẽ ngày càng khan hiếm. Thực phẩm từ tôm, cá bị nhiễm chất độc, sẽ trực tiếp gây bệnh cho người dân, hoặc khi tắm biển, phát sinh bệnh ngoài da. Đáng báo động nhất là ô nhiễm vịnh Hạ Long, không chỉ làm giảm doanh thu cho ngành du lịch, mà còn gây mất cảm tình của du khách nước ngoài về công tác bảo tồn và phát huy di sản của Việt Nam.
4. Thực trạng quản lý môi trường biển ở tỉnh Quảng Ninh.