Nguồn gây ô nhiễm từ các hoạt động du lịch – giải trí

Một phần của tài liệu Quản lý môi trường biển tỉnh Quảng Ninh (Trang 26)

b) Nguồ nô nhiễm từ nuôi trồng thủy sản

1.4.4. Nguồn gây ô nhiễm từ các hoạt động du lịch – giải trí

Có thể nói, du lịch Quảng Ninh đang ngày càng khẳng định là một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, một trung tâm du lịch trọng điểm của quốc gia. Nhìn lại chặng đường gần đây, nhất là giai đoạn từ năm 2001 đến nay, du lịch Quảng Ninh đã có những bước phát triển vượt bậc, cơ sở vật chất hạ tầng được đầu tư lớn. Tổng lượng khách du lịch liên tục tăng theo từng năm.

Tuy nhiên, bên cạnh những cái được, hoạt động du lịch đã có những tác động tiêu cực nhất định: tại nhiều khu vực do tốc độ phát triển du lịch quá nhanh vượt ngoài khả năng và nhận thức nên đã tạo sức ép lớn đến khả năng đáp ứng của môi trường và thiên nhiên, gây ô nhiễm cục bộ và nguy cơ suy thoái lâu dài, góp phần làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, nước; phát triển du lịch còn làm tăng thêm sức ép lên quỹ đất tại các vùng vốn đã rất hạn chế; các hệ sinh thái và môi trường rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương,…

Sự phát triển của ngành du lịch cả về số lượng và chất lượng đã gây ra những vấn đề môi trường như: làm thay đổi cảnh quan tự nhiên, nước thải sinh hoạt và dịch vụ trong đó có nước thải không qua xử lý đổ trực tiếp ra biển, phát sinh lượng rác thải, san gạt đồi và lấn biển để xây dựng công trình, ô nhiễm dầu do các phương tiện tàu thuyền phục vụ khách tham quan.

Chất lượng nước biển ven bờ của Quảng Ninh đã phát hiện các chỉ tiêu pH, TSS, BOD5, Coliform và tổng chất rắn lơ lửng đều cao hơn quy định cho phép. Trong khi đó, việc quản lý vệ sinh môi trường tại các khu du lịch vẫn còn nhiều bất cập như:

thiếu lao động thu gom rác, việc bố trí các thùng chứa rác và bảng hướng dẫn bỏ rác ở các khu du lịch chưa hợp lý hoặc còn quá ít. Mặt khác, các cơ sở kinh doanh du lịch chưa có hệ thống xử lý nước thải, không ít du khách vứt rác tùy tiện và những người bán hàng rong không thu nhặt thức ăn thừa khách vứt trên bãi cát… Xem thêm kết quả phân tích nước thải các khu du lịch - giải trí, bảng 3 – phần phụ lục.

2. Thực trạng môi trường biển tỉnh Quảng Ninh 2.1. Thực trạng chất lượng nước mặt

Để có cái nhìn cụ thể về hiện trạng chất lượng nước ở vùng biển tỉnh Quảng Ninh chịu tác động từ các nguồn ô nhiễm nêu trên thì ta có thể xem xét chất lượng nước mặt ở Cửa Lục. Cửa Lục là một vịnh biển nhỏ ở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Phía Bắc vịnh là huyệnHoành Bồ. Phía bờ tiếp giáp với Hoành Bồ có nhiều vũng nhỏ hẹp ăn sâu vào đất liền, cửa vịnh thông ra vịnh Hạ Long.

Nhìn chung, hầu hết các thông số chất lượng nước mặt ở khu vực cửa Lục đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn QCVN 08: 2008/BTNMT. Tuy vậy tại một số thời điểm, hàm lượng của một số thông số chất lượng nước lớn hơn tiêu chuẩn. Hàm lượng photphat (PO43-) vào tháng 8/2009 lớn hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1,2 đến 2,54 lần. Hàm lượng nitrit (NO2-) vào mùa khô (tháng 11/2009 và tháng 2/2010) đều cao hơn vào mùa mưa (tháng 5/2009 và tháng 8/2009) nhiều lần, đặc biệt có mẫu lấy trong tháng 11/2009 giá trị đo được lớn hơn tiêu chuẩn cho phép đến 12,4 lần. Hàm lượng PO43- và NO3- là những thành phần quan trọng của chất lượng nước. Đây là những sản phẩm của quá trình phân huỷ sinh học các chất hữu cơ. PO43- và NO3- là những chất dinh dưỡng cho sự phát triển của rong tảo. Nguồn photphat đưa vào môi trường nước là từ nước thải sinh hoạt, nước thải một số ngành công nghiệp và lượng phân bón dùng trên đồng ruộng. Photphat không thuộc loại hóa chất độc hại đối với con người, nhưng sự tồn tại của chất này với hàm lượng cao trong nước sẽ gây cản trở cho quá trình xử lý (khó lắng cặn).

Từ kết quả phân tích và đánh giá chất lượng nước ở khu vực cửa sông (theo kết quả phân tích một số thông số chất lượng nước ở cửa Lục ở bảng 7 – phần phụ lục) và vùng ven biển thuộc khu vực nghiên cứu, có thể rút ra một số nhận xét sau:

 pH:

mạnh của thủy triều, nên pH thường cao và ổn định hơn mùa mưa. Do ảnh hưởng của khối nước cửa sông nên giá trị pH vùng ven bờ thường thấp hơn ngoài khơi. Ở khu vực các cửa sông, khoảng dao động pH đều tương đối ổn định (môi trường axit yếu, trung tính và kiềm yếu) và nằm trong giới hạn quy định của QCVN 08: 2008/BTNMT (5,5 ÷ 9).

 Nhóm các chỉ tiêu hữu cơ (BOD5, COD, DO)

So với QCVN 08: 2008/BTNMT, giá trị của BOD5, COD, DO nước mặt ở các cửa sông đều đạt tiêu chuẩn cho phép. Các hàm lượng này vào mùa mưa thường thấp hơn mùa khô do tác động của các đợt lũ. Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5) biến thiên khá ổn định theo đồ thị hình sin.

 Nhóm các chỉ tiêu dinh dưỡng

Các chi tiêu nitrit, nitrat, photphat liên quan đến sự phú dưỡng của nguồn nước. Đây là một trong những lo ngại lớn đối với môi trường nước. Mỗi một khi lưu vực nước trở nên phú dưỡng, có thể xem chúng như là bị “chết” và hệ sinh thái thủy vực dần dần bị suy thoái. Hậu quả trực tiếp của sự phú dưỡng là làm suy giảm hàm lượng oxy hòa tan trong nước, ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh. Sự phú dưỡng cũng sinh ra các loài tảo độc gây nguy hiểm đến sức khỏe người. Sự phú dưỡng xảy ra phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng nguyên nhân chính là hàm lượng chất dinh dưỡng (mà chủ yếu là nitơ và photpho) trong nước cao. Hàm lượng chất dinh dưỡng cao dẫn đến sự phát triển mạnh của thực vật phù du. Mặc dù tảo phát triển mạnh trong điều kiện phú dưỡng có thể hỗ trợ cho chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái nước, nhưng sự phát triển bùng nổ của tảo sẽ gây ra những hậu quả làm suy giảm mạnh chất lượng nước.

Amoni (NH4) xuất hiện trong nước là sản phẩm do sự biến dưỡng của động vật trong nước cũng như từ sự phân hủy các chất hữu cơ với sự góp mặt của vi khuẩn. Trong nước amoni tồn tại ở 2 dạng: dạng khí hòa tan (NH3) và dạng ion hóa (NH4+)

So với nước ngầm, nồng độ amoni (NH4+) của nước mặt thấp hơn nhiều lần. Kết quả quan trắc cho thấy hàm lượng amoni của các mẫu nước mặt các cửa sông đều thấp hơn giới hạn cho phép, dao động trong khoảng 0,02 ÷ 0,55 mg/l. Trong khi đó, hàm lượng PO43- ở hầu hết khu vực các cửa sông đều ở mức cao, đặc biệt vào mùa khô, giá trị này tại nhiều cửa sông đều cao hơn giới hạn cho phép. Nguyên nhân gây nên điều này là do sự thâm nhập một lượng lớn N,P từ nước thải sinh hoạt, công nghiệp chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa hiệu quả, hợp lại và chảy ra cửa sông.

 Nhóm kim loại nặng

Kim loại nặng thường tồn tại dưới dạng chất rắn lơ lửng và được dòng chảy của các sông đổ ra biển. Nói chung, hàm lượng của các chỉ tiêu kim loại nặng (As, Cu, Zn…) ở các cửa sông đều ở mức thấp hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

 Độ mặn

Độ mặn của các cửa sông thường dao động trong phạm vi lớn (0,01 ÷ 29,4 ‰) và chịu tác động của nhiều yếu tố như mùa trong năm (mùa mưa và mùa khô), ảnh hưởng của nguồn nước lục địa do hệ thống các sông đưa ra, lượng mưa, chế độ triều …

2.1.1. Chất lượng nước mặt tại các khu nuôi trồng thủy sản. (bảng 4)

Hầu hết các thông số nước mặt ở các khu vực nuôi trồng thủy sản của tỉnh Quảng Ninh đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 10: 2008/BTNMT và tiêu chuẩn ASEAN. Tuy vậy, hàm lượng của một số chỉ tiêu như COD, chỉ tiêu phú dưỡng (photphat (PO4), & nitrat (NO3)) và tổng dầu mỡ đã lớn hơn tiêu chuẩn cho phép. Giá trị COD cao nhất gấp 1,29 lần giới hạn của QCVN 10. Hàm lượng photphat lớn hơn tiêu chuẩn ASEAN từ 22 đến 30,7 lần; hàm lượng nitrat (NO3) cao nhất gấp 17,3 lần tiêu chuẩn ASEAN. Hàm lượng của tổng dầu mỡ đo được luôn đạt ở mức cao, gấp từ 1,5 đến 2,28 lần giới hạn cho phép của tiêu chuẩn ASEAN.

2.1.2. Chất lượng nước mặt tại các hải cảng. (bảng 5 – phụ lục)

Nhìn chung, hầu hết các thông số nước mặt hải cảng tỉnh Quảng Ninh đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn QCVN 10: 2008/BTNMT. Tuy vậy, hàm lượng tổng dầu mỡ tại cảng Cái Lân cao nhất gấp 1,75 lần giới hạn cho phép.

2.1.3. Chất lượng nước mặt tại các khu du lịch - giải trí. (bảng 6 – phụ lục)

Hầu hết các thông số chất lượng nước ở các khu du lịch giải trí đều nằm trong giới hạn cho phép. Một số thông số như BOD và COD đạt gần tới ngưỡng giới hạn cho phép. Hàm lượng tổng dầu mỡ của tất cả các mẫu đo được đều vượt quá giới hạn cho phép (gấp từ 1,5 đến 1,8 lần).

2.2. Thực trạng đa dạng sinh học, hệ sinh thái biển

Hệ sinh thái rạn san hô là một hệ sinh thái đa dạng nhất hành tinh và được ví như “rừng mưa nhiệt đới dưới đáy biển”, nó chỉ phân bố ở vùng biển nông ven bờ. Đây là nơi sinh sống, đẻ trứng, ẩn náu, kiếm mồi cho rất nhiều loài hải sản. Hệ sinh thái rạn san hô còn có năng suất sinh học cao, là nguồn sản sinh ra hữu cơ, cung cấp thức ăn

không chỉ cho chính nó, cho các sinh vật sống trong rạn mà còn có ý nghĩa cho toàn vùng biển. Vì vây, đây là nơi lưu trữ nguồn gen của nhiều loài hải sản. Rạn san hô cũng là một hệ sinh thái rất nhạy cảm với những biến đổi của môi trường sống nên nó còn có ý nghĩa chỉ thị môi trường.

Hệ sinh thái san hô là một nét đặc trưng của vịnh Hạ Long. San hô ở đây không phát triển thành rạn mà dưới dạng những mảng nhỏ. Vịnh Hạ Long với trời xanh, nước thắm, rạng rỡ hơn nhiều bởi sự tô điểm của các rạn san hô ven bờ. Nhưng nhiều năm qua, san hô tại vịnh Hạ Long luôn ở trong tình trạng bị suy giảm nghiêm trọng về số lượng cũng như chất lượng. Nếu như vào năm 1985, hầu như chỗ nào ven đảo Hạ Long cũng đều có san hôthì đến năm 1998, có tới 1/3 rạn san hô đã biến mất.

Theo đánh giá của các nhà khoa học, nhất là kết quả khảo sát đa dạng sinh học Vịnh Hạ Long của Viện Tài nguyên và Môi trường biển năm 2007 thì san hô ở Vịnh Hạ Long đang có xu thế giảm dần về số lượng loài và về độ phủ diện tích theo thời gian. Những năm 80 và 90 của thế kỷ 20, san hô phân bố ở hầu hết các đảo đá vôi trong Vịnh Hạ Long, kể cả các đảo gần bờ như Đầu Gỗ, Hòn Vểu, Dầm Nam v.v... Nhiều rạn san hô trải dài hàng trăm mét. Tuy nhiên, hiện nay, các rạn san hô cơ bản chỉ còn một dải hẹp ven các đảo phía ngoài như Cống Đỏ, Vạn Gió, Đầu Bê, Hang Trai, Bọ Hung. Các rạn san hô ở các đảo phía trong, vịnh Bái Tử Long, đã bị chết hoặc còn lại không đáng kể. Số lượng loài cũng bị suy giảm nhanh, từ trên 200 loài xuống 150 loài và đến nay thì chỉ còn thấy 106 loài trong phạm vi khu di sản, thuộc 34 giống 12 họ phân bố chủ yếu tại khu vực Hòn Mang Khơi , Soi Mao, Đầu Cào, Đá Ẩy, Nam Sậu Nam, phía Đông Ba Mùn.

Nguyên nhân làm suy giảm diện tích các quần thể san hô trên Vịnh, như các nhà khoa học đã chỉ ra, là do bên cạnh các tác nhân địch hại như một số loài ốc, sao biển gai, bệnh dịch, nhiệt độ nước biển tăng v.v... thì còn có nguyên nhân đáng kể từ con người. Đó là do các hình thức khai thác hải sản trái phép (đánh mìn, kích điện), hoặc khai thác cạn kiệt một số loài dẫn đến mất cân bằng sinh thái gây bùng phát một số loài địch hại của san hô như sao biển gai, thân mềm, rong biển.Hơn nữa, san hô ở vịnh Hạ Long chết chủ yếu vì môi trường nước đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do sự phát triển du lịch thái quá, không theo quy hoạch, đặc biệt là hoạt động lữ hành và lưu trú của các con tàu du lịch trên biển cũng như sự phát triển ồ ạt các khu đô thị, nhà hàng, sự xuất hiện các bãi tắm và khu công nghiệp, khai thác than, quặng, bến cảng ở quanh

bờ vịnh. Cùng với đó là nạn khai thác san hô tràn lan của ngư dân địa phương, phục vụ cho việc bán hàng lưu niệm. Một nguyên nhân khác khiến các rạn san hô không có cơ hội phát triển là do quá trình đô thị hoá, nạo vét luồng lạch, hoạt động của tàu thuyền, chặt phá rừng đầu nguồn, khai thác than, lấn biển đã làm đục hoá và ngọt hoá nước biển.

3. Hậu quả của ô nhiễm môi trường biển tỉnh Quảng Ninh. 3.1. Tác động đến đa dạng sinh học và hệ sinh thái biển.

Theo kết quả nghiên cứu, khi môi trường biển bị ô nhiễm các hệ sinh thái (HST) đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng và thể hiện rõ nét nhất là HST rừng ngập mặn, cỏ biển, vùng triều bãi cát, đầm phá và các rạn san hô. Các chất gây ô nhiễm đã làm giảm sức chống đỡ, tính linh hoạt và khả năng khôi phục của các HST từ tác động của các tai biến. Cụ thể, các tác động tiêu cực của ô nhiễm đến các HST được hiểu theo 3 cấp độ: suy thoái, tổn thương và mất HST.

Năm 2004, tại khu vực biển Quảng Ninh - Hải Phòng, sự cố đắm tàu Mỹ Đình, chứa trong mình khoảng 50 tấn dầu DO và 150 tấn dầu FO, trong khi đó chỉ xử lý được khoảng 65 tấn, số dầu còn lại hầu như tràn ra biển. Ô nhiễm dầu đã làm số lượng loài tảo chỉ còn 1.000 - 10.000 tế bào/m3, động vật phù du còn khoảng vài trăm cá thể/m3. Cả hai nhóm này mật độ đều bị giảm từ 100 - 1.000 lần so với điều kiện bình thường. Nhóm sinh vật bám bị chết tức thời ở mức 30,7% đối với các con trưởng thành và 83% ở cá thể non. Các loài tôm sú, tôm rảo ở đầm nuôi đều bị chết ở dạng đầu bị đen, vỏ mềm nhũn. Cá trong đầm chết pha trộn mùi dầu, không thể sử dụng được.

Như vậy, có thể thấy ô nhiễm môi trường biển đã tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên các HST biển và ven biển ở các khía cạnh sau:

- Làm biến đổi cân bằng ôxy của HST: Dầu có tỷ trọng nhỏ hơn nước, khi chảy loang trên mặt nước, dầu tạo thành váng và bị biến đổi về thành phần và tính chất. Khi dầu loang, hàm lượng dầu trong nước tăng cao, các màng dầu làm giảm khả năng trao đổi ôxy giữa không khí với nước, làm giảm hàm lượng ôxy của hệ, như vậy cán cân điều hòa ôxy trong hệ bị đảo lộn.

- Làm nhiễu loạn các hoạt động sống trong hệ: các chất thải bám vào cơ thể sinh vật sẽ ngăn cản quá trình hô hấp, trao đổi chất và sự di chuyển của sinh vật trong môi trường nước. Theo đánh giá của các chuyên gia, nồng độ dầu trong nước chỉ 0,1 mg/l

có thể gây chết các loài sinh vật phù du, mắt xích đầu tiên trong lưới thức ăn ở biển. Đối với các sinh vật đáy, ô nhiễm dầu có thể ảnh hưởng rất lớn đến con non và ấu trùng. Đối với các cá thể trưởng thành, dầu có thể bám vào cơ thể hoặc được sinh vật hấp thụ qua quá trình lọc nước, dẫn đến làm giảm giá trị sử dụng do có mùi dầu.

3.2. Tác động đến phát triển kinh tế.

Rác thải, chất thải trôi theo dòng chảy, dòng triều, các con sóng dạt vào vùng biển ven bờ, bám vào đất đá, kè đá, các bờ đảo làm mất mỹ quan, gây mùi khó chịu

Một phần của tài liệu Quản lý môi trường biển tỉnh Quảng Ninh (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w