Cho vay ưu đãi sinh viên là một chương trình góp phần tích cực cho các sinh

Một phần của tài liệu Tình hình vay vốn sinh viên tại NHCSXH huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An từ năm 2009-2011 (Trang 30 - 33)

Lãi suất thấp, thời gian cho vay dài hạn thuận lợi cho sinh viên khi hoàn trả món vay.

Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều những vấn đề con mắc phải:

- Hộ gia đình muốn vay vốn nếu chưa phải là thành viên của Tổ TK&VV thì phải kết nạp vào các TổTK&VV, điều này đã gây không ít khó khăn cho người vay vì Tổ TK&VV- nơi có hộ gia đình xin gia nhập phải tổ chức cuộc họp dù có một hay hai thành viên mới xin vào tổ. Mặt khác, do thời gian vay vốn dài, số tiền vay nhận theo từng kỳ nhỏ lẻ nên Tổ trưởng khó quản lý, theo dõi trong suốt thời gian vay vốn của hộ gia đình. Hơn nữa do trong thời gian phát tiền vay người vay chưa phải trả lãi, gây tâm lý Tổ trưởng không muốn kết nạp hoặc xét duyệt cho vay đối với hộ gia đình có nhu cầu vay vốn cho con đi học, bởi vì không thu lãi thì Tổ trưởng không được hoa hồng do Ngân hàng chi trả (kể cả khoản phí uỷ thác tổ chức hội được hưởng).

- Hạn chế về thủ tục hành chính:

Sự phối hợp giữa nhà trường, chính quyền cơ sở cấp xã và Ngân hàng chưa chặt chẽ, nhất là việc xác nhận khi vay vốn, làm người vay thấy khó khăn về thủ tục, phải đi lại nhiều lần. , việc xác nhận của một số chính quyền địa phương quá chặt chẽ, dẫn đến những người có hoàn cảnh khó khăn, có nhu cầu vay vốn nhưng chưa được vay, có nơi lại rộng rãi, dẫn đến nhu cầu vay vốn tăng cao, nên NHCSXH chưa thể nắm được số lượng HSSV cần vay vốn ở trên địa bàn, nhất là vùng thiên tai, bão lụt.

- Nộp hồ sơ đã lâu, gần hết học kỳ mà sinh viên vẫn chưa nhận được vốn vay, làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên như: trễ hạn đóng học phí, không mua được giáo trình, thiếu thốn về việc ăn ở, sinh hoạt, đi lại của sinh viên…

- Đến thời hạn giải ngân, được Tổ TK&VV thông báo, nhưng khi đến nhận thì phải chờ đợi cả ngày trời, và có khi đợt phát vay phải dời lại buổi sau vì không đủ vốn và sinh viên lại phải tiếp tục chờ đợi.

- Bị mất sổ trong quá trình lưu giữ của hộ gia đình, Tổ TK&VV, NHCSXH gây khó khăn cho sinh viên, thủ tục làm lại rườm rà, phức tạp

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT KHÓ KHĂNTRONG QUÁ TRÌNH VAY VỐN SINH VIÊN. TRONG QUÁ TRÌNH VAY VỐN SINH VIÊN.

- Cần nhất quán giữa quá trình truyền tải thông tin từ NHTW NHCSXH huyệnUBND cấp trực thuộc  Tổ TK&VV  sinh viên và hộ gia đình, tránh tình trạng người này biết mà người kia không biết.

- Nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm cho các cán bộ tín dụng NHCSXH, UBND cấp trực thuộc và thành viên Tổ TK&VV thuộc bộ phận thực hiện chương trình vay vốn sinh viên. Giúp họ nắm bắt và hiểu rõ nội dung, chương trình vay vốn sinh viên một cách cụ thể rõ ràng.

- Tổ chức bộ phận chuyên tiếp nhận và giải quyết khó khăn trong quá trình vay vốn sinh viên để đảm bảo việc xử lý nhanh chóng các trường hợp gặp khó khăn, sai xót.

- Nên giải ngân vào đầu năm học để kịp thời xử lý trường hợp sai xót, thiếu vốn,… tránh tình trạng gần hết năm học mà sinh viên vẫn chưa nhận được tiền.

- Sinh viên và gia đình cam kết trả nợ đúng hạn cho NHCSXH nhằm bổ sung nguồn vốn kịp thời cho kỳ giải ngân sinh viên tiếp theo, nhằm giảm bớt phần nào tình trạng thiếu vốn.

- Cần kiểm tra chặt chẽ, cụ thể đối với từng trường hợp trước khi phát vay để hạn chế tối đa trường hợp cho vay sai đối tượng và sai mục đích sử dụng vốn vay sinh viên.

Một phần của tài liệu Tình hình vay vốn sinh viên tại NHCSXH huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An từ năm 2009-2011 (Trang 30 - 33)