Tình hình vay vốn của sinh viên tại NHCSXH huyện trong 3 năm 2009-

Một phần của tài liệu Tình hình vay vốn sinh viên tại NHCSXH huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An từ năm 2009-2011 (Trang 25 - 29)

năm 2009-2011

 Doanh số cho vay sinh viên tại NHCSXH huyện thanh chương qua 3 năm 2009, 2010, 2011

Bảng 1.4: Bảng DSCV SV và tổng DSCVtrong 3 năm 209- 2011

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

DSCV SV 43125 38190 86818

Tổng DSCV 105347 87982 146825

triệu đồng

Biểu đồ 2.2b : so sánh tỷ trọng DSCV SV trên tổng DSCV

Đơn vị: %

Qua 2 biểu đồ ta có thể nhận thấy DSCV SV biến động tăng giảm thất thường qua các năm. Từ năm 2009-2010 DSCV SV giảm từ 43.125 triệu đồng xuống 38.190 triệu đồng, giảm 4.935 triệu đồng. Tuy nhiên tỉ trọng cho vay sinh viên lại tăng từ 41% lên 43%. Từ năm 2010-2011 DSCV SV lại tăng một cách vượt bậc, tăng từ 38190 triệu đồng lên tới 86818 triệu đồng tăng tới 48628 triệu đồng. Do đó mà tỉ trọng cho vay sinh viên tăng từ 43% lên tới 60% , tăng 17% trong vòng 1 năm. DSCV SV ngày càng tăng nguyên nhân là do sự thay đổi trong quy chế cho vay. Những năm trước đây,trước đây NHCSXH chỉ cho vay đối với sinh viên có học lực khá giỏi và có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Nhưng thời gian sau này khi Chính phủ ban hành Chính sách tín dụng đối với sinh viên, cho vay tất cả sinh viên có hoàn cảnh khó khăn nên số lượng sinh viên có đủ điều kiện vay tăng đáng kể dẫn đến doanh số cho vay đối với sinh viên.  DSTN của sinh viên tại ngân hàng

Bảng 1.5 : DSTN và tổng DSTN trong 3 năm 2009-2011

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

DSTN SV 1.350 5.448 5.982

3.5% 13% 15%

Tổng DSTN 37.989 42.106 41.079

100% 100% 100%

Biểu đồ 2.2c : sánh DSCV SV với DSTN SV qua 3 năm

Như đã phân tích ở trên DSCV biến động tăng giảm thất thường. Song song đó DSTN sinh viên lại tăng qua 3 năm. Từ năm 2009-2010 tăng từ 1350 triệu đồng lên 5448 triệu đông được 4098 triệu đồng. Tương đương tỉ trọng thu nợ sinh viên tăng từ 3,5% lên đến 13%. Từ năm 2010-2011 thì DSTN tăng nhưng không đáng kể, thu nợ được 534 triệu đồng, tỷ trọng tăng được 2% từ 13% lên 15%. Tỷ trọng DSTN SV chiếm rất thấp trong tổng DSTN.

DSTN thấp hơn rất nhiều lần DSCV, điều này cho thấy công tác thu nợ của NHCSXH chưa đạt hiệu quả, nguyên nhân là do gia đình sinh viên gặp khó khăn hoặc

sinh viên ra trường nhưng vẫn chưa tìm được việc làm nên vẫn chưa trả được nợ cho NHCSXH theo đúng hạn. Nguyên nhân khác là do chương trình cho vay sinh viên chủ yếu là cho vay trung, dài hạn và chỉ mới phát triển mạnh từ năm 2007 đến nay, nên tạm thời NHCSXH vẫn chưa thu nợ. Do vậy, DSTN SV tăng nhưng chiếm 1 phần rất nhỏ.  Thiết lập bảng dư nợ sinh viên

Bảng 1.6: dư nợ sinh viên tại Ngân hàng từ năm 2009-2011

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Dư nợ sinh viên 112.142 49,67% 151.197 55,49% 223.143 59,2%

Tổng dư nợ 225.366 272476 376.908

100% 100% 100%

Biểu đồ 2.2d : so sánh dư nợ sinh viên và tổng dư nợ qua 3 năm

Triệu đồng

Chương trình cho vay sinh viên là chương trình cho vay thời gian tương đối dài, chính vì vậy mà có thể thấy rõ dư nợ vay sinh viên luôn chiếm một con số cao. Năm 2009 dư nợ sinh viên là 112142 triệu đồng, trong khi đó tổng dư nợ các món vay là 225366 triệu đòng, chiếm một nửa trong tổng dư nợ. Và điều này tiếp diễn trong các năm tiếp theo. Dư nợ sinh viên từ năm 2010-2011 tăng tới 71946triệu đồng, tương đương tỷ trọng dư nợ tăng từ 55,49% lên 59,2 %. Đây là một con số khá cao, vừa cho thấy doanh số cho vay tăng lên đồng thời cảnh báo về khả năng không thu hồi được các khoản nợ cũng tăng

 Nợ quá hạn

Bảng 1.7: nợ quá hạn cho vay sinh viên qua 3 năm

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Nợ quá hạn sinh viên 3 16 13

Tổng nợ quá hạn 873 1.120 807

Trong bối cảnh khủng hoảng nên kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế trong nước nói riêng thì việc sinh viên ra trường thất nghiệp là điều không thể tránh khỏi. Tổng nợ quá hạn tất cả các món vay ngân hàng năm 2009 đạt một con số rất cao và tăng lên trong năm 2010. Từ 873 triệu đồng năm 2009 tăng lên 1120 triệu đồng năm

2010, tăng 247 triệu đồng. Trong đó thì nợ quá hạn sinh viên tuy chiếm tỉ lệ rất nhỏ nhưng cũng tăng lên, thể hiện từ năm 2009 đến năm 2010 tăng 13 triệu đồng.

Từ năm 2010 đến 2011 thì tình hình kinh tế ổn định hơn, tổng nợ quá hạn của ngân hàng cũng như khoản vay sinh viên giảm đáng kể. Có được điều này một phần cũng nhờ sự quan tâm của cán bộ tín dụng cũng như các ban ngành, tổ tiết kiệm luôn thúc giục, vận động các hộ dân vay vốn tiến hàng trả các khoản lãi vay cũng như tham gia tiết kiệm đều đặn. Chia nhỏ các khoản nợ ra thanh toán làm nhiều lần. Những hộ gặp khó khăn thì tạo điều kiện gia hạn nợ.

Một phần của tài liệu Tình hình vay vốn sinh viên tại NHCSXH huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An từ năm 2009-2011 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w