Ô nhiễm Asen trong nước ngầm là một vấn đề mang tính toàn cầu và trở thành một thử thách cho các nhà khoa học trên toàn thế giới. Đã có nhiều báo cáo về tình trạng này trong những năm gần đây từ nhiều khu vực trên thế giới như Mỹ, Trung quốc, Chilê, Mêhicô, Canada, Bănglađet, Ấn Độ và Việt Nam.
Nhiễm độc Asen từ nước giếng khoan đã trở thành mối đe dọa đối với sức khỏe người dân vùng nông thôn nhiều nơi trên thế giới đặc biệt là ở Bănglađét. Ở Việt Nam theo nghiên cứu của Phạm Thị Kim Trang và cộng sự, hàm lượng Asen trung bình trong nước ngầm tại các giếng khoan một số vùng nông thôn đồng bằng sông Hồng lên tới 200- 300 μg/l (tiêu chuẩn cho phép về hàm lượng Asen trong nước ăn theo Tổ chức Y tế thế giới và Việt Nam hiện nay là 10 μg ). Do đó, người dân sinh sống ở những vùng này có thể gặp rủi ro cao do sử dụng lâu ngày nguồn nước ô nhiễm Asen. Khi vào cơ thể, asen sẽ được lưu giữ và tích lũy dần trong các mô giàu chất sừng như tóc, móng tay và da. Khi tích lũy lâu ngày, Asen có khả năng gây ung thư và các bệnh hiểm nghèo khác.
Bảng 1.6: Giá trị giới hạn nồng độ các chất ô nhiễm trong nƣớc ăn, uống (Theo QCVN 01:2009-BYT)
STT Chất ô nhiễm Đơn vị Giá trị giới hạn
1 Kẽm mg/l 3,000
2 Cadimi mg/l 0,003
3 Chì mg/l 0,010
4 Đồng mg/l 2,000
Bảng 1.7: Giá trị giới hạn nồng độ các chất ô nhiễm trong nƣớc thải công nghiệp (Theo TCVN 5945:2005) .
STT Chất ô nhiễm Đơn vị Giá trị giới hạn
A B C 1 Kẽm mg/l 3 3 5 2 Cadimi mg/l 0,003 0,010 0,500 3 Chì mg/l 0,1 0,5 1,0 4 Đồng mg/l 2 2 5 5 Asen mg/l 0,05 0,10 0,50
A: Đủ tiêu chuẩn đổ vào thủy vực dùng cho mục đích sinh hoạt; B: Đủ tiêu chuẩn đổ vào thủy vực không thuộc A;
C: Đổ vào các khu tập trung xử lý.
Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng bùn đỏ biến tính để định hướng trong việc xử lý asen đối với nguồn nước bị ô nhiễm.
CHƢƠNG 2. THỰC NGHIỆM 2.1 Đối tƣợng nghiên cứu.
Các mẫu bùn đỏ được lấy tại nhà máy hóa chất Tân Bình trong quá trình sản suất.