Thực trạng gia đình Việt Nam và thanh thiếu niê n đối tượng

Một phần của tài liệu Vai trò của gia đình trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay (Trang 67 - 74)

7. Ý nghĩa của luận văn

2.1.1Thực trạng gia đình Việt Nam và thanh thiếu niê n đối tượng

dục đạo đức truyền thống trong gia đình Việt Nam hiện nay.

*Gia đình Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Thực trạng về gia đình Việt Nam có ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề giáo dục cho thế hệ trẻ trong gia đình. Mỗi gia đình, tùy thuộc theo hoàn cảnh mà có nội dung và phương pháp giáo dục cho con em một cách khác nhau.

Theo kết quả điều tra gia đình Việt Nam năm 2006 do Bộ văn hóa thể thao và du lịch, Tổng cục thống kê, UNICEF, Viện gia đình và giới thực hiện trên 9300 hộ gia đình thì kết quả thấy rằng: Số hộ có trẻ từ 0-14 tuổi chiếm tỉ lệ khá cao trong xã hội. (chiếm 57.8%). Mô hình hộ gia đình hai thế hệ (gồm cha mẹ và con cái) khá phổ biến với 63.4%. Hộ gia đình ba thế hệ có xu hướng giảm. Một trong các lí do là tác động của quá trình công nghiệp hóa.

Hôn nhân ở Việt Nam là hiện tượng khá phổ biến. Tỷ lệ góa ở nữ giới cao hơn nam giới, nhất là lớp người từ 55 tuổi trở lên. Tỷ lệ góa của nam giới ở độ tuổi trên 65 là 15.8%, trong khi ở nữ giới, độ tuổi trên 65, tỷ lệ góa là 55,4%. Tỷ lệ đang li thân, li hôn chỉ chiếm khoảng 1.4%. Số phụ nữ hiện đang sống ly hôn, ly thân lớn hơn so với nam giới. Tỷ lệ ly hôn ở khu vực thành thị cao hơn so với ở khu vực nông thôn. Đa số sau khi ly hôn, con cái thường sống với mẹ (chiếm 64.3%).

Về kinh tế gia đình: Mặc dù đã có sự phát triển kinh tế vượt bậc giai đoạn 1993-1998, song Việt Nam vẫn còn là một nước nghèo với phần đông

thanh thiếu niên sống ở nông thôn, vùng sâu vùng xa, kể cả nhóm dân tộc thiểu số, sống ở các hộ gia đình rất ít tài sản

Trong gia đình Việt Nam hiện nay, các chức năng cơ bản của gia đình hiện đại đã mang màu sắc mới, có yếu tố mờ đi, có yếu tố trội lên. Nhìn chung, khuôn mẫu của gia đình tự thoả mãn, tự thực hiện mọi phúc lợi cho các thành viên từ lúc mới sinh cho đến hết cuộc đời không còn nữa. Nhiều chức năng đã được các thiết chế xã hội khác đảm trách hoàn toàn hoặc một phần. Nơi cư trú (nhà ở) đã tách khỏi nơi làm việc (cơ quan, nhà máy), tách khỏi nơi giải trí (rạp chiếu phim, phòng hoà nhạc). Chức năng xã hội hoá trẻ em cũng suy yếu, phần vì từ nhỏ các cháu đã đi học bán trú cả ngày, phần vì quan hệ giao tiếp với người lớn trong nhà rất hạn chế. Ngay chức năng tái sản sinh con người nhờ hình thức “liên minh sinh sản” cũng không còn là yêu cầu tất yếu ở mọi gia đình. Người ta lấy nhau không cần sinh con, hoặc xin con nuôi hoặc thụ tinh ống nghiệm... Có thể nói, việc phát triển các dịch vụ xã hội đã tước đoạt nhiều chức năng vốn có của gia đình. Dường như, ở gia đình hiện đại, người ta chỉ trông chờ vào một chức năng mà không thiết chế xã hội nào gánh vác có hiệu quả. Đó là chức năng thoả mãn nhu cầu tâm lý - tình cảm của mỗi cá nhân. Con người kỳ vọng vào điều này và khi không được như mong muốn thì mối dây liên kết trở nên mong manh. Hiện tượng ngoại tình, ly thân, ly hôn ở nước ta tuy chưa nhiều nhưng tốc độ tăng quá nhanh trong những năm qua chính là hệ quả của những kỳ vọng ấy

Trong những năm gần đây, các bộ luật có liên quan đến Gia đình, Giới và Trẻ em được liên tục xây dựng và hoàn thiện đã chứng tỏ sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước ta đối với lĩnh vực này. Đó là những vũ khí lý luận quan trọng bên cạnh ý thức gia đạo thiêng liêng cùng góp sức bảo vệ và chèo lái con thuyền gia đình trong cơn sóng cả. Tuy nhiên, gia

đạo cần phải được biểu hiện qua gia lễ và được gây dựng bằng gia giáo. Phải thừa nhận,trong gia đình hiện đại, những gia đình dù vẫn giữ tròn được gia đạo thì gia đạo cũng đã biến đối khá nhiều so với quy ước truyền thống. Do nhịp sống khẩn trương, các lễ đã được rút gọn, nhiều khi còn bỏ qua. Giáo dục gia đình, hiện nay, đã được quan tâm nhiều hơn bởi vì sau những ngộ nhận, người ta đã hiểu rằng không có gì có khả năng tác động mạnh mẽ tới con người hơn gia đình. Các nhà tâm lý học đã khẳng định tầm quan trọng của môi trường sinh hoạt thời thơ ấu: 70% nhân cách được hình thành trước lúc bảy tuổi. Trong vòng tay của cha mẹ, những nét cơ bản của nhân cách đã định hình. So với giáo dục xã hội, giáo dục gia đình có nhiều ưu thế. Nếu nhà trường chủ yếu bồi dưỡng tri thức và thiên về lý thuyết thì gia đình lại mạnh về khía cạnh trau dồi tình cảm - đạo đức và xây dựng nếp sống hàng ngày. Trẻ em được giáo dục theo hình thức thẩm thấu, mỗi ngày một ít và thường xuyên lặp lại. Hơn nữa, trên cơ sở đặc điểm tâm lý của từng đối tượng mà cha mẹ có thể lựa chọn phương thức tác động cá biệt có hiệu quả. Mặt khác, khi dạy con theo cách làm gương, chính các bậc cha mẹ cũng đã được giáo dục.

* Thanh thiếu niên và thực trạng đạo đức thanh thiếu niên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Sự phát triển của thanh thiếu niên luôn là mối quan tâm hàng đầu ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. Vì thanh thiếu niên có tiềm năng to lớn quyết định sự lớn mạnh và thịnh vượng của đất nước nên việc giáo dục cho thanh thiếu niên những giá trị đạo đức truyền thống là vô cùng quan trọng. Theo nguồn: Điều tra biến động dân số - kế hoạch hóa gia đình 1/4/2011, Tổng cục Thống kê, thanh thiếu niên chiếm 25.9 % tổng dân số Việt Nam.

Giai đoạn vị thành niên là giai đoạn chuyển giao từ giai đoạn cuối của tiểu học tới trước khi trưởng thành. Giai đoạn này bắt đầu từ khoảng 10

tới 12 tuổi và kết thúc trong khoảng từ 18 đến 20 tuổi. Giai đoạn vị thành niên bắt đầu với những thay đổi nhanh chóng về mặt thể chất – chiều cao và cân nặng tăng nhanh; thay đổi về đường nét cơ thể; sự phát triển về những đặc tính liên quan tới giới như là sự phát triển của ngực, của lông và râu và sự trầm đi của giọng nói. Ở giai đoạn này, nhu cầu tự do và cá tính tỏ ra nổi trội hơn cả. Cách suy nghĩ của trẻ trở nên logic hơn, thực tế hơn hay thậm chí là phức tạp hơn. Trẻ sẽ dành nhiều thời gian ở bên ngoài hơn là ở nhà. Ngày nay những nhà nghiên cứu về sự phát triển tin rằng vẫn có những thay đổi sau giai đoạn vị thành niên. Họ cho rằng quá trình đó diễn ra trong suốt cuộc đời.

Vị thành niên là giai đoạn thể hiện bản thân và sự lẫn lộn về vai trò: Lúc này, cơ thể trẻ đã phát triển nhanh, cân đối dần và đây là thời kỳ quá độ từ trẻ em sang người lớn. Một mặt, trẻ đang muốn thể hiện sự “người lớn” ở mình nhưng đôi khi cũng có những biểu hiện thoái bộ về thời nhỏ. Chúng đã tạo dựng cho mình lòng tự trọng rất lớn. Khi hoạt động với bạn bè trong một nhóm, trẻ chập chững làm người lớn, khám phá ra vai trò và địa vị mình trong mối tương quan với con người và xã hội. Ở giai đoạn này, trẻ vị thành niên phải đối mặt với những nhiệm vụ để trở thành người trưởng thành. Đó là xác định lại các vai trò xã hội, kể cả việc dành quyền tự chủ đối với cha mẹ, và đưa ra các quyết định trên các mục tiêu nghề nghiệp. Việc tạo ra một bản sắc giới tính cũng là một vấn đề rất lớn với các em. Do tính chất phức tạp của đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, kết hợp với nhiều yếu tố như: môi trường gia đình, bạn bè, trường lớp, xã hội… Nên lứa tuổi Vị thành niên cũng là giai đoạn mà việc giáo dục đạo đức trở nên thành vấn đề khó khăn và cần thiết nhất.

Tuổi thanh niên(19 - 24 tuổi) các em đã có quan điểm sống, cách đánh giá, nhìn nhận về thế giới đạt độ chín nhất định, mối tình đầu trong

sáng và cảm tính xuất hiện, đã hình thành định hướng nghề nghiệp... Song vì chưa có nhiều kinh nghiệm nên hay có ý nghĩ viển vông, xa thực tế. Họ làm gì cũng hăng say sôi động và đầy sáng tạo. Họ cũng có khả năng tự lập, không cần đến sự che chở của cha mẹ nữa... Vì vậy, ta thấy rằng việc giáo dục thanh niên cũng giống như việc giáo dục thiếu niên về mặt ph- ương pháp. Nhưng nội dung thì lại rộng hơn. Cha mẹ thẳng thắn, cởi mở thẳng thắn trao đổi với con cái về mọi mặt... Thanh niên đã có khả năng tự lập, cần tôn trọng và tế nhị ứng xử trong quan hệ như một người bạn, song vẫn phải duy trì tôn ti trật tự trong gia đình. Giai đoạn này gia đình có vai trò định hướng cho con cái trong những hoạt động đạo đức.Trong cuộc đời của mỗi con người thì tuổi thanh niên có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Xét từ góc độ tâm - sinh lý thì đây là giai đọan con người chuyển biến từ một đứa trẻ thành một người trưởng thành với sự hoàn thiện cơ thể về mặt sinh học và những chuyển biến về tâm - sinh lý, tình cảm rất điển hình của “tuổi dậy thì”. Xét từ góc độ “con người -xã hội” thì tuổi thanh niên chính là giai đoạn mỗi con người chuẩn bị hành trang cho toàn bộ cuộc đời mình: học vấn, nghề nghiệp, thử nghiệm và lựa chọn văn hóa, kinh nghiệm, lối sống trên cở sở định hình dần hệ giá trị của riêng mình, trở thành công dân thực thụ với đầy đủ những quyền lợi và nghĩa vụ do luật định, lựa chọn bạn đời và lập gia đình (hay không lập gia đình)...

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay đại bộ phận thanh thiếu niên vẫn giữ vững đạo đức cách mạng, lối sống trong sạch, giản dị, lành mạnh biết vươn tới giá trị Chân, Thiện, Mỹ; sống có hoài bão, có lý tưởng, có niềm tin ở tương lai tươi sáng của dân tộc. Họ dám đấu tranh để bảo vệ cái đúng, bảo vệ lẽ phải, bảo vệ sự công bằng, lên án cái xấu, cái ác như tham nhũng, lãng phí…Tuy nhiên thời gian gần đây đã và đang xuất hiện những hiện tượng đáng ngại về lí tưởng và lối sống của một bộ phận giới trẻ đó là lối

sống buông thả, đua đòi, ăn chơi ngày càng trở nên phổ biến. Nhất là các em ở lứa tuổi học đường, nhiều thanh thiếu niên không xác định được cho mình mục đích, lối sống đúng đắn, thiếu hiểu biết pháp luật như tình trạng vi phạm Luật giao thông đường bộ, vi phạm pháp luật về hình sự, mà đặc biệt là trộm cắp tài sản, cướp tài sản, cố ý gây thương tích…ngày càng gia tăng, điều đó đã đặt ra yêu cầu cần thiết phải có sự quan tâm thực sự của toàn xã hội và cần phải tăng cường giáo dục pháp luật kịp thời cho nhóm đối tượng thanh thiếu niên chậm tiến này. Theo tổng kết sơ bộ của Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm (Bộ Công an), trong 6 tháng đầu năm 2011, Cục đã xử lý 15.000 vụ phạm pháp hình sự, xử lý trên 22.000 đối tượng, trong đó có hơn 75% là thanh thiếu niên. Điều đáng nói là so với những năm trước, đối tượng phạm tội ngày càng trẻ hóa và hành vi phạm tội cũng như tính chất mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng hơn.

Theo Phó Cục trưởng Cục cảnh sát Hình sự Bộ công an Nguyễn Chí Việt (Hội thảo về Chương trình Hành động Quốc gia vì Trẻ em giai đoạn 2011 - 2020, do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức tại Đà Nẵng (diễn ra từ 16 đến 18/8): Báo động về số trẻ em phạm tội đang "gia tăng và trẻ hóa" thực sự trở thành mối lo ngại với con số trung bình 10.000 vụ tội phạm hình sự do trên 15.000 trẻ em gây ra trên toàn quốc mỗi năm. Năm qua, riêng trẻ em dưới 14 tuổi có 7000 vụ vi phạm, chiếm đến 70% tội phạm vị thành niên dưới 18 tuổi. Con số này là một lời cảnh báo về tình trạng trẻ em nhỏ tuổi phạm tội. Thống kê từ Hội thảo về Chương trình Hành động Quốc gia vì Trẻ em giai đoạn 2011 - 2020, do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức tại Đà Nẵng (diễn ra từ 16 đến 18/8) cho thấy chỉ trong sáu tháng đầu năm 2010 đã có gần 60 vụ giết người và hơn 200 vụ cướp do trẻ em gây ra.

cơ bản nhất dẫn đến việc giới trẻ phạm tội. Cha mẹ thiếu trách nhiệm trong việc giáo dục con cái hoặc quá nuông chiều con cái hoặc quá kỳ vọng vào con cái đều là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tội phạm của trẻ. Trong số các trẻ vị thành niên phạm pháp ở Việt nam thì có đến hơn 70% trẻ không được quan tâm chăm sóc đầy đủ từ gia đình. Theo con số thống kê của trường Đại học An ninh nhân dân, hoàn cảnh gia đình có ảnh hưởng trực tiếp đến việc trẻ phạm tội như sau: 30% trẻ phạm tội có bố, mẹ nghiện ma tuý, ham mê cờ bạc; 21% có gia đình làm ăn phi pháp; 8% có anh chị có tiền án tiền sự; 10,2% trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ; 32% trẻ có bố mẹ ly hôn; 49% trẻ bị cha mẹ đánh đập, chửi mắng; 21% được nuông chiều quá mức, 28% bố mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu và 75% trẻ không được gia đình quan tâm quản lý… Tại trường giáo dưỡng số 2 - Bộ Công an có 60 – 70% em vi phạm pháp luật là do gia đình không giáo dục nghiêm khắc; ở trại giam Thanh Xuân - Bộ Công an thì 57% phạm nhân ở tuổi thanh thiếu niên hay bị bố mẹ mắng chửi, hay có người thân nghiện hút cờ bạc…

Theo số liệu điều tra quốc gia vị thành niên và thanh niên Việt Nam lần thứ 2, năm 2010, trong tổng số những thanh thiếu niên tham gia nghiên cứu, chỉ có 2,6% đa từng tham gia đua xe, 4,7% từng tụ tập gây rối. Tỷ lệ thanh thiếu niên từng mang vũ khí là 2,8%. hành vi tụ tập gây rối xảy ra thường xuyên ở nam giới (2,6%) và ở khu vực thành thị (10,7%) hơn là ở nữ giới (1,2%) và ở khu vực nông thôn (6,8%). Bên cạnh đó, thu nhập càng cao thì tỷ lệ cho biết đã từng tụ tập gây rối cũng cao hơn: 9,4% ở nam giới sống trong các gia đình khá giả, so với 8,4% ở các gia đinh có điều kiện kinh tế trung bình và 4,9% ở các gia đinh nghèo (các tỷ lệ tương ứng ở nữ giới lần lượt là 2,2%, 1,5% và 0,9%). Về hành vị bạo lực giữa các cá nhân ở thanh thiếu niên, kết quả cho thấy tỷ lệ thanh thiếu niên từng gây thương

tích cho người khác trầm trọng đến mức cần can thiệp y tế vẫn ở mức thấp (1,4%). Nam giới là đối tượng chủ yếu gây ra các hành vi bạo lực này; chẳng hạn như 4,3% nam thanh thiếu niên thành thị và 2,0% nam thanh thiếu niên nông thôn đa từng gây thương tích cho người khác trong khi các tỷ lệ này ở nữ giới lần lượt chỉ ở mức 0,6% và 0,2% ngoài ra, kết quả điều tra cũng tìm ra được 3 yếu tố liên quan quan trọng khác: 1) thanh thiếu niên thành thị có nguy cơ cao hơn (oR=1,9%); 2) thanh thiếu niên từng bị bạo lực trong gia đình có nguy cơ gây bạo lực cao hơn 2,8 lần; và 3) thanh thiếu niên gắn bó chặt chẽ với gia đình có nguy cơ gây bạo lực thấp hơn gần 80%. Rõ ràng là sự gắn kết với gia đình là yếu tố có ý nghĩa bảo vệ rất lớn.Thanh thiếu niên cho biết có sự gắn bó chặt chẽ với gia đình có nguy cơ

Một phần của tài liệu Vai trò của gia đình trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay (Trang 67 - 74)