CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ Lí LUẬN CHUNG VỀ VAI TRề CỦA GIA ĐÌNH TRONG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CHO THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Thực trạng phát huy vai trò của gia đình trong việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho thế hệ trẻ hiện nay
2.1.3 Những vấn đề đặt ra và nguyên nhân của nó
- Giáo dục đạo đức truyền thống chưa được xem trọng: Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ là một nhiệm vụ quan trọng không chỉ là của gia đình,
mà còn của nhà trường và tòa xã hội. Trong đó, mục tiêu gìn giữ, phát huy giá trị đạo đức truyền thống được đề cao và coi trọng. Tuy nhiên, việc thực hiện nhiệm vụ đó lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Thực trạng về vấn đề xuống cấp đạo đức xã hội cho thấy rằng đạo đức xã hội ngày một đi xuống, những nấc thang giá trị đạo đức đang bị đảo lộn. Hiện nay lệch chuẩn đạo đức xuất phát từ cả ba mối quan hệ môi trường gia đình, xã hội và nhà trường. Gia đình bố mẹ mải kiếm sống, giáo dục trong nhà trường chưa chú trọng đến "học lễ", còn xã hội nhiều những chuyện xấu được phơi bày, miêu tả chi tiết đã phần nào tác động vào tâm lý của thanh thiếu niên. Tất cả điều này đã ngấm dần và ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành động của giới trẻ. Và sự giành giật trong xã hội ở giới trẻ ngày càng nhiều hơn, vì đòi hỏi về vật chất, thỏa mãn nhu cầu của họ cao hơn và dường như không có giới hạn. Trong khi đó, những giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam như: Lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, yêu lao động, lòng thương người, lối sống thủy chung, tình nghĩa lại chưa được coi trọng giáo dục. Trong giai đoạn hiện nay, xã hội đang gặp phải một vấn nạn là coi trọng giáo dục tri thức hơn giáo dục đạo đức. Nhiều bậc cha mẹ vì nuông chiều con cái, thương con nên không muốn cho chúng vất vả, đáp ứng những đòi hỏi về vật chất cho con một cách không cân nhắc dẫn đến những thói quen sống ỷ lại, coi trọng vật chất trong giới trẻ.
- Cha mẹ không có đủ thời gian dành cho con cái, phó mặc việc giáo dục con cái cho nhà trường: Kiếm nhiều tiền để con được no đủ, đảm bảo cho tương lai của con… là mục tiêu của không ít ông bố bà mẹ. Nhưng mải mê kiếm tiền, có những phụ huynh đã vô tình đẩy con vào cảnh bơ vơ ngay trong gia đình nên trẻ dễ rơi vào những cạm bẫy bên ngoài. Dưới sự tác động của kinh tế thị trường đang có những ảnh hưởng sâu sắc cả theo hướng tích cực lẫn tiêu cực tới mọi mặt của đời sống xã hội, tới hệ thống
các giá trị và quy phạm đạo đức. Trong bối cảnh như vậy, do hạn chế về tri thức, về trình độ hiểu biết, về kinh nghiệm cuộc sống, về phương pháp và kỹ năng giáo dục nên nhiều phụ huynh bế tắc trong việc thực hiện chức năng giáo dục đối với con cái. Để khắc phục những khó khăn trên, các bậc cha mẹ cần phải nâng cao trình độ học vấn và hiểu biết để không bị lỗi thời, lạc hậu. Song, điều quan trọng là, dù làm công việc ǵ , quan trọng và bận rộn đến đâu thì việc dành thời gian, chăm sóc, giáo dục con vẫn phải là ưu tiên hàng đầu. Vai trò của gia đình rất quan trọng trong quá trình giáo dục đạo đức giới trẻ. Thế nhưng, có một thực tế là khi xảy ra điều gì thì đối tượng đầu tiên bị đổ lỗi luôn là nhà trường. Trong gia đình, nếu bố mẹ mải mê kiếm sống, lơ là quản lý, giáo dục con cái; nhà trường chưa chú trọng đến “học lễ”, còn xã hội nhan nhản những chuyện xấu được phơi bày sẽ tác động rất lớn vào tâm lý của thanh thiếu niên. Tất cả sẽ ngấm dần và ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành động của giới trẻ. Thường thì, khi xảy ra chuyện gì trong lứa tuổi đến trường, chúng ta lại đổ hết tại nhà trường. Trong khi đó khả năng, phạm vi của nhà trường có giới hạn. Vai trò của gia đình trong giáo dục đạo đức cho giới trẻ là rất quan trọng. Gia đình có uy quyền hơn và có khả năng tác động, quản lý trực tiếp đối với giới trẻ. Đặc biệt ở Việt Nam, ảnh hưởng cũng như vai trũ quyết định của bố mẹ thấy rừ trong từng bước đi của trẻ. Thực tế đó cũng đòi hỏi trách nhiệm ngày càng cao của các bậc phụ huynh trong quá trình nuôi dạy con cái. Bởi nhà trường, xã hội tuy đều cùng gánh vác trọng trách này, nhưng nếu con trẻ không thành người, gia đình chính là nơi phải chịu đựng toàn bộ hậu quả. Nếu các bậc cha mẹ quan tâm hơn đến giáo dục đạo đức cho con em mình thì sẽ góp phần tích cực cho việc hình thành nhân cách các em. Và nếu nhà trường và gia đình có sự gắn kết chặt chẽ, có sự phân công rạch ròi trong quản lý, giáo dục các em thì chắc chắn chuyện đổ lỗi qua lại sẽ không còn.
- Khác biệt tâm lý giữa thế hệ cha mẹ - con cái dẫn đến tác động giáo dục kém hiệu quả: Xung đột tâm lý bắt nguồn từ sự khác biệt trong nhận thức giữa cha mẹ và con cái về cùng một vấn đề. Nếu như ở lứa tuổi trước con cái thường nghe lời cha mẹ trong mọi vấn đề từ học tập, cho đến những thói quen sinh hoạt hàng ngày trong gia đình… thì giai đoạn này hoàn toàn ngược lại. Sẽ không ngạc nhiên gì khi bạn nhân thấy khó có thể áp đặt những quyết định của mình lên đứa trẻ của bạn một cách dễ dàng trong giai đoạn này. Nếu có thì cũng phải trải qua một cuộc đấu tranh gay gắt giữa cha mẹ và con cái. Và chúng sẽ chấp nhận một cách miễn cưỡng với tâm trạng ấm ức hoặc chỉ là cách để đối phó tạm thời với cha mẹ.
Trong khi con trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên đã có khả năng nhận thức thế giới một cách nhất định muốn chứng tỏ khả năng độc lập của bản thân đối với những công việc trong cuộc sống hàng ngày, thì những ông bố bà mẹ lại muốn duy trì sự phụ thuộc tuyệt đối của con cái vào mình. Đây là nguyên nhân sâu sa tạo nên xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con cái trong gia đình. Xung đột tâm lý giữa cha mẹ và con cái sẽ khiến con cái có những phản ứng tiêu cực. Phần lớn những xung đột nảy sinh từ những vấn đề liên quan đến học tập, về quan hệ bạn bè, sở thích, cách ứng xử trong gia đình, cách sử dụng tiền và nhận thức về hình thức bên ngoài của con cái. Thật sai lầm nếu như cha mẹ dùng các biện pháp giáo dục tiêu cực với con cái để buộc chúng phải tuân theo quyết định của mình trong giai đoạn này.Nó chỉ khiến cho sự xung đột giữa hai bên trở nên trầm trọng hơn.
Không ít bậc làm cha làm mẹ đã ra sức cấm đoán, dọa nạt, thậm chí đánh đập con cái để buộc chúng tuân theo quyết định của mình dẫn đến những phản ứng không mong đợi. Nhẹ có thể là đứa trẻ sẽ lầm lì ít giao tiếp, xa cách với cha mẹ, nặng hơn có thể bỏ nhà đi bụi, xa vào các tệ nạn xã hội…
Xung đôt tâm lý giữa hai thế hệ trong gia đình, có thể gây nên những
đơn, lạc lừng trong chớnh ngụi nhà của mỡnh. Cảm thấy bản thõn thật bất hạnh khi cha mẹ không hiểu, không yêu thương, không tôn trọng chúng.
Một số khác còn có tâm lý thù ghét cha mẹ. Vì vậy đứa trẻ sẽ càng không tuân thủ những quyết định của cha mẹ, dẫn đến việc giáo dục con cái sẽ kém hiệu quả, hoặc cha mẹ bất lực, không giáo dục nổi con. Giữa thế hệ, tuổi tác của cha mẹ và con cái có rất nhiều điều khác biệt về văn hóa, tư tưởng, quan niệm sống…Vì thế đòi hỏi cha mẹ phải dành nhiều thời gian quan tâm, chăm sóc hỏi han con hơn để mỗi khi thấy trẻ con thay đổi gì về tâm lý, thể trạng, người lớn sẽ có mặt kịp thời để can thiệp, giúp trẻ vượt qua khó khăn đang gặp phải trước khi mọi sự trở nên quá muộn.
- Bất đồng trong giáo dục con của cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình: Bố mẹ bất đồng trong cách dạy con. Xuất phát từ quan niệm và thói quen mà nhiều đôi vợ chồng không tránh khỏi có lúc phải tranh cãi về cách dạy con. Điển hình nhất là khi mẹ đang mắng con thì bố bênh, cho đó là lỗi rất nhẹ hoặc ngược lại, thậm chí nhiều bậc phụ huynh còn vô ý tranh cãi về cách dạy con ngay trước mặt trẻ. Điều này là tối kỵ trong giáo dục con cái, bởi khi thấy bố mẹ bất đồng quan điểm, trẻ sẽ rất bối rối, không biết nghe theo ai và cảm thấy không an toàn. Từ đó, trẻ sẽ luôn ở trong tư thế “phòng thủ”, không vâng lời và nhiều khi nghe lời hoặc bố hoặc mẹ. Bên cạnh đó, một số các gia đình thường có sự bất đồng giữa ông bà, cha mẹ với con cái, bởi vì một số bậc phụ huynh vẫn còn thủ cựu, lễ giáo, nghiêm ngặt, trong khi con cái đã thay đổi quá xa và xu hướng tự do hơn. Do đó xảy ra xung khắc giữa bố mẹ và con cái, giữa cái cũ và cái mới mà trong đó phần đông là cha mẹ phải chịu thua con cái. Cái tốt đẹp của gia đình truyền thống, gắn kết mọi thành viên trong gia đình, mọi thành viên trong gia đình phải có nghĩa vụ và trách nhiệm với… lại mâu thuẩn với kiểu gia đình hiện đại, tôn trọng sự tự do, độc lập của mỗi thành viên, cái “tôi” được coi trọng dẫn đến
- Phương pháp giáo dục chưa hợp lí dẫn đến trẻ dễ bị hư, không có tính tự lập, phụ thuộc vào ý kiến của người khác, ương bướng, cứng đầu, không chịu sửa lỗi, không vâng lời người lớn…..
Bố mẹ thường khen ngợi hoặc phê bình thái quá cũng khiến con hư.
Không khó để nhận thấy là trong cách dạy con ngày nay, sự khen ngơi, thừa nhận thành quả của trẻ đúng lúc có tác dụng rất lớn trong việc xây dựng lòng tự tin cho trẻ. Nhưng lý thuyết là như vậy nhưng trong thực tế, nhiều phụ huynh vì muốn con được sống một cuộc sống thoải mái, nhẹ nhàng nên bên cạnh việc bao bọc, còn luôn sẵn sàng khen ngợi con mình trong bất kỳ trường hợp nào. Cách giáo dục như vậy dần dần sẽ khiến trẻ thiếu ý thức tự giác, đánh mất lòng tự tin và quá chú trọng vào đánh giá của người khác, làm việc gì cũng không có chủ ý mà chỉ mong được khen, nếu bị chê là từ chối không chịu làm. Tương tự như vậy, phê bình, mắng mỏ, chỉ trích quá nhiều làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ, khiến trẻ không nhìn ra năng lực của mình. Vì vậy, để khắc phục tình trạng trên, các chuyên gia tâm lý khuyên bạn hãy học cách làm “bố mẹ thông minh”, nhận ra được điểm mạnh điểm yếu của con, khen ngợi đúng lúc và chê trách ở mức độ vừa phải, quan trọng là giúp con có cơ hội sửa chữa và rút ra bài học kinh nghiệm từ những sai lầm.
Từ những vấn đề nổi cộm trên đây, khi nghiên cứu, chúng tôi phát hiện chúng xuất hiện từ những nguyên nhân sau:
Bố mẹ quá dân chủ là nguyên nhân khiến con hư. Trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ, chưa đủ kinh nghiệm để suy xét và phán đoán như một người trưởng thành nên có rất nhiều việc trong cuộc sống, chúng không thể hiểu rừ ngọn ngành và đưa ra quyết định đỳng đắn được. Trong những trường hợp đó, trẻ cần tin tưởng và nghe theo hướng dẫn của cha mẹ. Nhưng nếu gia đình bạn sống trong bầu không khí quá dân chủ thì rất dễ xảy ra tình
trạng trẻ không nghe lời, cứng đầu, luôn làm theo ý riêng của mình. Các chuyên gia tâm lý và giáo dục trẻ em cho rằng, đối với trẻ lớn, đã có nhận thức xã hội và phát triển tư duy ở một mức nhất đinh thì có thể phân tích đúng sai và để trẻ tự quyết định theo đúng tinh thần dân chủ. Nhưng với trẻ nhỏ thì tốt nhất vẫn nên duy trì chế độ “độc tài” để trẻ có thói quen nghe lời, hạn chế tính cách bướng bỉnh, khó bảo hình thành từ bé.
Bố mẹ lạm dụng khen thưởng mà thiếu hình phạt. Tính cách xấu này liên quan mật thiết đến thái độ và cách giáo dục của bố mẹ. Khi trẻ hư, không nghe lời hoặc phạm lỗi gì đó, bên cạnh việc giảng giải cho trẻ nghe làm như vậy là không tốt, không ngoan thì dù yêu con ðến mấy, bố mẹ cũng phải ðýa ra hình phạt tương ứng với lỗi của trẻ, nhẹ thì có thể là khoanh tay xin lỗi hoặc không cho chơi đồ chơi trong thời gian nhất định, nặng thì có thể bị tét mông hoặc đánh vào tay vài cái. Hãy để trẻ ngay từ nhỏ đã hiểu rằng làm sai sẽ phải chịu phạt, từ đó mỗi khi làm điều gì không đúng cũng phải dè chừng. Quá cưng chiều hoặc quá khắt nghe trong việc giáo dục trẻ, cả hai khuynh hướng này đều không mang lại hiệu quả mà, cha mẹ cần biết dung hòa chúng mới mong giáo dục con cái nên người. Để con cái trưởng thành và tập sống có trách nhiệm, biết quan tâm đến người khác hơn, cha mẹ hãy dạy con tính tự lập ngay từ khi bắt đầu lên 3 tuổi.
Người lớn có thể hướng dẫn, làm mẫu hoặc cùng với con làm việc chứ không nên làm hộ những việc mà con có thể làm được.
Thiếu quan tâm đến đời sống, tình cảm của trẻ: Vì cơm áo gạo tiền, các bậc làm cha mẹ trong xã hội ngày nay dường như ít quan tâm đến con cái mình, họ thậm chí không biết chúng làm gì, ở đâu, bởi việc này có người giúp việc, tài xế riêng đảm đương. Mọi liên lạc giữa cha mẹ, con cái chỉ qua email và điện thoại mà ít khi nhìn thấy mặt nhau. Song khi có chuyện bất trắc xảy ra, phụ huynh thường khắc khe, xét nét, quy chụp là do lỗi của con trẻ khiến các em dễ rơi vào trạng thái trầm cảm.
Dạy con nghe lời một cách máy móc: Có nhiều trường hợp sinh viên chán học hoặc tự tử vì không theo nổi trường mà cha mẹ ép buộc Cha mẹ đôi khi vì cái tôi hoặc danh vọng mà bắt con phải làm theo lựa chọn của mình dẫn đến những hệ lụy đáng thương cho tương lai sau này của trẻ. Vì trong cách giáo dục và hướng nghiệp của cha mẹ chỉ nên hướng dẫn, gợi mở cho con hiểu những điều được, mất, tốt xấu chứ không nên áp đặt "con phải thế này, con phải thế kia" để rồi sau này các em lớn lên sẽ mất đi khả năng độc lập trong suy nghĩ, chỉ nhắm mắt làm theo lời cha mẹ. Đến khi sự việc không thành các em trở nên thất vọng, chán chường, thậm chí hành động dại dột hủy hoại bản thân. "Sau khi góp ý, cha mẹ hãy để trẻ tự do lựa chọn cái gì chúng yêu thích và cam kết chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Dẫu cho quyết định đó có sai lầm thì cũng là bài học giúp đứa con trưởng thành hơn".
Coi trẻ là một "người lớn thu nhỏ": Khi xem con trẻ như một người trưởng thành, cha mẹ thường chỉ tập trung phê bình mà không tận tình hướng dẫn trẻ em biết đõu là đỳng sai, đồng thời khụng khụng chỉ rừ cho con biết hành vi mới để thay thế. Hệ lụy của não trạng này sẽ khiến cha mẹ thất vọng khi thấy trẻ vụng về, mau quên, hay tái phạm lỗi cũ...khiến mọi người khó chung sống hòa thuận với nhau. Hiểu được vấn đề này, cha mẹ cần tấm gương sáng cho con và tận tình chỉ dạy từng chi tiết nhỏ để con tiếp thu và đừng ngại lặp đi lại nhiều lần. Trẻ đang tuổi dậy thì, tâm lý rất phức tạp và đặc biệt lúc này trẻ luôn có ý thức đấu tranh để đòi hỏi người khác phải tôn trọng, phải được đối xử như người lớn. Vì vậy, khi con đã lớn, bố mẹ cần thay đổi hẳn cách dạy dỗ và tránh các hành động sai lầm sau đây. Khi trẻ phạm sai lầm, rất nhiều bậc phụ huynh vì nóng giận mà mắng con bằng những lời lẽ thiếu kiềm chế. Nhiều khi họ còn ghi nhớ lỗi này và thỉnh thoảng lại đem trẻ ra đay nghiến và quy kết trẻ hư hỏng. Trẻ đang tuổi