Thực trạng nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức truyền thống cho thế hệ trẻ trong gia đình Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Vai trò của gia đình trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay (Trang 74 - 97)

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ Lí LUẬN CHUNG VỀ VAI TRề CỦA GIA ĐÌNH TRONG GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG CHO THẾ HỆ TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Thực trạng phát huy vai trò của gia đình trong việc giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho thế hệ trẻ hiện nay

2.1.2 Thực trạng nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức truyền thống cho thế hệ trẻ trong gia đình Việt Nam hiện nay

*Nội dung giáo dục giá trị đạo đức truyền thống.

Đạo đức truyền thống là một trong những nội dung quan trọng được gia đình giáo dục ngoài những nội dung giáo dục khác. Giáo dục đạo đức cho giới trẻ trở thành vấn đề trọng tâm của giáo dục. Và gia đình giữ một vai trò nền tảng vô cùng quan trọng. Thực tế đã chứng minh ảnh hưởng rất

to lớn của ông bà và cha mẹ đến sự hình thành đạo đức của con cái. Nội dung giáo dục là các giá trị đạo đức trong lĩnh vực cuộc sống và những yêu cầu về sinh hoạt, vui chơi, học tập cũng như giao tiếp hàng ngày khi trẻ còn nhỏ, giáo dục lòng yêu lao động, giáo dục giới tính và thói quen văn hoá để tạo nền tảng cho con khi trưởng thành và sau này trở thành những người cha, người mẹ trong tương lai, có khả năng giáo dục lại con cái của họ...

Trước yêu cầu của xã hội Việt Nam hiện tại, nội dung giáo dục đạo đức cho lớp trẻ cần toàn diện hơn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Xây dựng thành công CNXH cần có những con người có đạo đức mới XHCN. Nội dung giáo dục con cái hiện nay ở các gia đình Việt Nam vẫn rất xem trọng đạo làm người: dạy con hiếu thảo với cha mẹ, trung thành với tổ quốc, đóng góp tích cực cho việc xây dựng nước nhà giàu đẹp, văn minh. Đồng thời chú ý nhắc nhở con cái có ý thức trách nhiệm với cộng đồng quốc tế, có tinh thần quốc tế cao cả.

Yêu cầu của việc giáo dục con cái đòi hỏi, cùng với việc yêu cầu bồi dưỡng đạo đức của một con người đối với gia đỡnh cần phải xỏc định rừ nghĩa vụ của người công dân đối với đất nước, ý thức trách nhiệm đối với tập thể, cơ quan, làng xóm, phố phường. Đồng thời phải bồi dưỡng lý tư- ởng sống của con người ở thế kỉ XXI, tồn tại và trong sự gắn bó với cộng đồng quốc tế và sự phát triển bền vững của môi trường trái đất. Trong nội dung giáo dục, các mặt giáo dục đòi hỏi có sự cân xứng: có sự hiểu biêt về đạo đức, thẩm mĩ đi đụi với kiến thức khoa học phỏp luật, xỏc định rừ hai mặt nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi cá nhân. Giáo dục sự tôn trọng bình đẳng, dân chủ của mỗi cá nhân đi đôi với ý thức tôn trọng kỉ luật, kỉ cương của mỗi người.

Biểu 2.1: Nội dung gia đình giáo dục giá trị truyền thống cho thế hệ trẻ:

TT Nội dung giáo dục Số phiếu Tỉ lệ %

1 Lòng nhân ái, thương người 527 52.9

2 Lối sống thủy chung tình nghĩa, hiếu thảo với ông bà cha mẹ

841 84.4

3 Tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng 507 50.9 4 Yêu lao động, cần cù, sáng tạo trong lao động 512 51.4 5 Lòng yêu nước, yêu làng mạc, quê hương 551 55.3

(Nguồn Điều tra của tác giả) Dựa theo biểu trên ta thấy rằng nội dung giá trị đạo đức truyền thống giáo dục về lối sống thủy chung, tình nghĩa, hiếu thảo với ông bà cha mẹ được chú trọng giáo dục nhiều nhất, chiếm 84.4%. Điều này khá dễ hiểu, bởi vì trong văn hóa của dân tộc Việt Nam, ý nghĩa hiếu đạo được xem là một di sản quí báu, một chất liệu sống tốt đẹp được mọi người yêu chuộng và giữ gìn. Trong văn hóa Việt Nam, ý nghĩa hiếu đạo được xem là một di sản quí báu, một chất liệu sống tốt đẹp được dân tộc ta yêu chuộng và giữ gìn. Ở nước ta với nền văn minh phát triển từ rất lâu, văn hoá Nho, Phật, Lão đã ảnh hưởng sâu đậm trong xã hội ngay từ thời lập quốc. Đạo Nho giáo cho rằng: “Hiếu thảo hay sự phụng dưỡng cha mẹ là cội nguồn của Nhân”. Phật giáo Việt Nam thì dạy rằng: "con cái không chỉ hiếu thuận cha mẹ một ngày mà là cả đời mình". Người Việt Nam theo Thiên chúa giáo cũng luôn kính hiếu với cha mẹ, tổ tiên, ngày giỗ nhiều tín đồ đến nhà thờ cầu nguyện cho hương hồn người đã khuất, họ đi đắp mộ, đặt hoa tưởng nhớ tổ tiên. Tuy có nhiều quan điểm song tựu trung lại giáo lý của các tôn giáo Việt Nam đều khuyên dạy đề cao và hướng con người đến việc nhận thức, thể hiện lòng hiếu hạnh của mình đối với đấng sinh thành.

Đây là nét đẹp của đạo hiếu xuyên suốt chiều dài lịch sử vốn có trong nền

văn hóa Việt Nam mà bài viết này đề cập đến. Theo quan điểm đao Phật, hiếu thuận với cha mẹ là phải hiếu thuận với tất cả mọi người. Đây là lý tưởng sống cao đẹp không những dân tộc Viêt Nam mà các dân tộc tiến bộ khác trên thế giới đều yêu chuộng và giữ gìn. Nhân ái, tình nghĩa là một trong những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên nhận thức và niềm tin vào giá trị này đang bị thay đổi, phai nhạt ở thế hệ trẻ.

Biểu 2.2: Quan niệm về chữ Hiếu

Quan niệm

Thái độ Đồng ý Không đồng

ý

Không có ý kiến Số

phiếu

Tỉ lệ Số phiếu

Tỉ lệ Số phiếu

Tỉ lệ

Không nhất thiết phải chọn nghề theo ý bố mẹ

900 90 80 8 20 2

Con cai không phải ở gần nhưng vẫn chăm lo cho bố mẹ

920 92 70 7 10 1

Không nhất thiết phải lấy người theo ý bố mẹ

870 87 70 7 60 6

Không nhất thiết phải có con trai mới là có hiếu

900 90 60 6 40 4

Không nhất thiết phải chăm sóc bố mẹ khi bố mẹ ốm

280 28 620 62 100 10

Không có mặt khi bố mẹ qua đời không phải là bất hiếu

510 51 400 40 90 9

(Nguồn: Trần Đức Ngôn, Văn hóa gia đình Việt Nam trong thời đại mới, năm 2010, Bộ văn hóa, thể thao và du lịch)

Những nội dung đạo đức truyền thống khác cũng được các bậc cha mẹ quan tâm giáo dục. Kính trên nhường dưới vẫn là chuẩn mực ứng xử trong gia đình, tuy nhiên mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái ngày càng dân chủ hơn. Đại bộ phận người tra lời cho rằng quan niệm con cái luôn phải tuân theo sự chỉ bảo của người lớn tuổi và con cái lấy vợ, lấy chồng nhất thiết phải được sự đồng ý của bố mẹ. Điều này cho thấy mối quan hệ cha mẹ - con cái là mối quan hệ gắn bó chặt chẽ về quan hệ huyết thống và vẫn tuõn theo tụn ti chật tự rừ ràng. Tuy nhiờn, đó cú sự thay đổi về chuẩn mực này theo hướng không quá cứng nhắc mà tùy thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể. Vai trò, vị thế của con cái trong gia đình đã dần tăng lên. Tỷ lệ trẻ vị thành niên được tham gia quyết định những việc liên quan đến bản thân khá cao. Một bộ phận không nhỏ các em được bày tỏ ý kiến và được tôn trọng trong các quyết định gia đình về các lĩnh vực như sản xuất kinh doanh, làm nhà, chia tài sản cho con cái…. Nhiều em luôn coi cha mẹ như những “người bạn lớn” để chia sẻ , bày tỏ. Tuy nhiên, cũng do những gánh nặng về kiếm sống mà một bộ phận những người làm cha, lầm mẹ đã không dành thời gian chăm sóc và quan tâm đến con cái, nhất là trong những gia đình nghèo, gia đình nông thôn và các dân tộc thiểu số. Cũng còn một tỷ lệ không nhỏ những bậc làm cha làm mẹ giáo dục con trẻ không đúng cách, làm ngơ trước lỗi lầm của trẻ, đánh đòn bất kể lí do gì, hay thá độ bất lực trước hành vi mắc lỗi của con cái. Điều này dẫn đến những hậu quả không mong muốn đối với sự phát triển nhân cách, đạo đức của trẻ.

Nhiều em không kiểm soát được đã có những hành vi như gây gổ đánh nhau, uống rượu, sử dụng chất gây nghiện…. hoặc khi bị đối xử không công bằng đã buồn bã, lo lắng, thậm chí thờ ơ, không quan tâm nữa đến những hình thức xử phạt của cha mẹ. Điều này đòi hỏi các bậc cha mẹ cần có nhiều thời gian hơn quan tâm đến con cái, nâng cao kĩ năng giao tiếp với

trẻ, cũng như có sự kết hợp nhịp nhàng giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ.

Đa số các bậc cha mẹ đều giáo dục con về tình thần cần cù, yêu lao động (51.4%), trước hết ở những việc nhỏ như việc giúp đỡ cha mẹ những công việc nhỏ trong nhà, sau đó là chăm chỉ học tập và giúp đỡ những người xung quanh.

Lòng yêu nước và tự hào về truyền thống dân tộc là một trong những nội dung cần giáo dục trong việc giáo dục các giá trị truyền thống cho con cái trong gia đình. Theo điều tra thì có đến 55.3 % số gia đình suy nghĩ rằng nên giáo dục cho con em mình về truyền thống này. Việc giáo dục lòng yêu nước và tự hào về truyền thống dân tộc không chỉ của riêng gia đình mà còn có được sự kết hợp giáo dục của nhà trường và cả xã hội, đặc biệt là bằng hoạt động tuyên truyền giáo dục.

Có 52.9 % cha mẹ nghĩ cần giáo dục con về lòng nhân ái, thương người, biết đồng cảm, chia sẻ. Thực tế cho thấy rằng đạo đức xã hội đang xuống cấp ở một bộ phận người Việt Nam. Trong khi đó, có những người còn lợi dụng sự mất mát, hoàn cảnh khó khăn của người khác để trục lợi cho bản thân mình. Dù chỉ là một bộ phận nhỏ trong xã hội nhưng những hành động như vậy làm xấu đi bộ mặt toàn xã hội Việt Nam, không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh trong nước mà còn gây những cái nhìn không tốt của bạn bè các nước trên thế giới về Việt Nam. Vì vậy, việc giáo dục thế hệ trẻ về lòng nhân ái, thương người, biết đồng cảm, chia sẻ là thật sự cần thiết.

Về nội dung giáo dục tinh thần hợp tác, đoàn kết, ý thức cộng đồng

có 50.9 % các bậc cha mẹ cho rằng cần giáo dục con mình về nội dung giá trị đạo đức này. Giáo dục tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng cho con cái trong giai đoạn hiện nay bắt đầu từ việc giáo dục con cái đoàn kết trong việc chơi với bạn, đoàn kết trong học tập, đoàn kết trong gia đình, yêu

thương, đùm bọc lẫn nhau giữa con cái, anh chị em, đoàn kết trong lao động…..

*Lo lắng của cha mẹ đối với con cái

Cha mẹ có rất nhiều điều lo lắng về con cái, dù là ở nông thôn hay thành thị thì xu hướng lo lắng về các vẫn đề xã hộ của các bậc cha mẹ là như nhau, đặc biệt là trong xã hội ngày càng có nhiều biến động phức tạp như hiện nay. Điều này xuất phát từ những vấn đề mà giới trẻ thường mắc phải, đồng thời từ khả năng tác động xấu cảu xã hội đến tương lai thế hệ trẻ. Trong các vấn đề ấy, lây nhiễm HIV, nghiện hút, trộm cắp được nhận thức là ảnh hưởng xấu nhất đến tương lai con cái.

Biểu 2.3: Mức độ ảnh hưởng đến con cái của các vấn đề xã hội

Sự việc Mực độ

Ảnh hưởng nhiều Ảnh hưởng ít Ảnh hưởng rất nhiều

Số phiếu Tỉ lệ Số phiếu Tỉ lệ Số phiếu Tỉ lệ

Không có việc làm 555 55.5 98 9.8 347 34.7

Không học hết phổ thông 589 58.9 178 17.8 233 23.3 Không vào được đại học 290 29.0 547 54.7 163 16.3

Nghiện hút 104 10.4 60 6.0 836 83.6

Trộm cắp 171 17.1 27 2.7 802 80.2

Rượu chè, cờ bạc 223 22.3 27 2.7 750 75.0

Yêu đương sớm 365 36.5 224 22.4 410 41.0

Lây nhiễm HIV 117 11.7 24 2.4 859 85.9

Bất hiếu, hỗn láo 208 20.8 32 3.2 670 67.0

Yếu sức khỏe 465 46.5 170 17.0 365 36.5

(Nguồn: Trần Đức Ngôn, Văn hóa gia đình Việt Nam trong thời đại mới, năm 2010, Bộ văn hóa, thể thao và du lịch)

Theo số liệu Điều tra gia đình Việt Nam 2006, lo lắng của cha mẹ Sa vào tệ nạn xã hội: đối với con trai là 38.3 %, con gái là 21.9 %. Cha mẹ lo lắng rằng con không thể học cao: đối với con trai là 21.9 %, con gái là 18.5

%. Sinh con đã vất vả, việc nuôi dạy con lại khó khăn hơn gấp bội. Cha mẹ nào cũng mong muốn con cái mình trở thành người tốt, sống có ích cho xã hội nên những lo lắng trên của cha mẹ đối với con cái là điều dễ hiểu. Đặc biệt là trong điều kiện xã hội nhiều biến động phức tạp như hiện nay. Cũng theo đó, cha mẹ cũng có những mong muốn rất chính đáng đối với con cái mình về nghề nghiệp, cuộc sống, học tập.

Mong đợi của cha mẹ: Cha mẹ mong muốn con cái có nghề nghiệp ổn định với tỉ lệ con trai là 78 %, con gái là 75 %; mong muốn con cái mình có một cuộc sống hạnh phúc, đối với con trai là 42.4 %, con gái là 56.7 %; mong muốn con cái có trình độ học vấn cao đối với con trai là 42.2

%, con gái 42.1 %. Hầu hết các bậc cha mẹ đều mong muốn con cái mình sẽ có được một công việc ổn định để có thể tự lập trong cuộc sống. Tiếp theo đó là có một gia đình hạnh phúc và con cái có trình độ học vấn cao.

Trên thực tế đó, cha mẹ sẽ định hướng giáo dục con cái theo những mong đợi của cha mẹ.

*Phương pháp giáo dục của cha mẹ đối với con cái Biểu 2.4: Phương pháp giáo dục:

STT Phương pháp giáo dục Số phiếu Tỷ lệ %

1 Nêu gương 743 74.6

2 Rèn luyện thói quen 767 77

3 Khen thưởng 541 54.3

4 Trừng phạt, khiển trách 628 63.1

(Nguồn Điều tra của tác giả)

Dựa vào biểu trên ta có thể thấy phương pháp được các bậc làm cha mẹ sử dụng để giáo dục con nhiều nhất chính là phương pháp rèn luyện thói quen. Các phương pháp được sử dụng nhiều tiếp theo là nêu gương, trừng phạt, khiển trách. Hầu hết các bậc cha mẹ đều cho rằng việc rèn luyện thói quen cho con cái phải được thực hiện từ khi trẻ con nhỏ, cha mẹ thường xuyên đôn đốc, chỉ dẫn cho con cái để con hình thành những thói quen, về sau, con sẽ tự giác mà không cần cha mẹ nhắc nhở nhiều. Khi con cái còn nhỏ, phương pháp nêu gương được sử dụng nhiều, con sẽ nhìn và học theo những hành động của người lớn và bắt chước theo. Với câu hỏi

“Lối sống của ông bà, cha mẹ có ảnh hưởng đến con cái như thế nào?”, thì có 58.1% số người được hỏi trả lời rằng lối sống của ông bà cha mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến con cháu; 33.9% số người được hỏi cho rằng lối sống của ông bà cha mẹ ảnh hưởng nhiều đến con cháu, và số rất ít còn lại cho rằng lối sống của ông bà cha mẹ không có ảnh hưởng hay ảnh hưởng rất ít đến con. Như vậy, lối sống của ông bà, cha mẹ chính là tấm gương gần gũi và cụ thể nhất để con cháu noi theo và có tầm ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức của con trẻ. Khi lớn hơn, phương pháp rèn luyện thói quen dường như có tác động lớn hơn đối với hành vi của con cái nên được cha mẹ sử dụng nhiều hơn. Về phương pháp khen thưởng cũng có nhiều loại.

Khen thưởng tinh thần và khen thưởng vật chất. Tùy theo từng hoàn cảnh gia đình, và hành động của con cái mà mỗi bậc cha mẹ có cách khen thưởng cho con khác nhau. Theo số liệu điều tra, với câu hỏi: “Những hình thức khen thưởng của cha mẹ trong giáo dục con cái?” thì có 53.2% số người được hỏi trả lời rằng mỗi khi con có hành động, việc làm tốt, họ chỉ khen và biểu dương về tinh thần với con; có 49.2% cho rằng nên khen con, biểu dương và thưởng vật chất. Tuy nhiên, hình thức khen thưởng về vật chất ngày càng được các bậc cha mẹ áp dụng nhiều hơn. Cũng cần phải lưu

ý, tránh tình trạng lạm dụng quá vấn đề khen thưởng, con sẽ bị “nhờn”, và có thái độ tự cao.

Những biện pháp xử lí khi con cái mắc lỗi:

Hầu hết các bậc cha mẹ đều sử dụng phương pháp nhắc nhở, phân tích đúng sai. Phạt con cũng cần có phương pháp hợp lý mới có thể đạt được mục đích răn dạy mà không làm tổn thương lòng tự tôn non nớt của trẻ. Để bảo vệ lòng tự tôn của con, trừng phạt theo cách đánh con không phải là biện pháp hay, mà cha mẹ nên tác động đến con bằng cách phân tích đúng sai để con cái có thể tự nhận ra lỗi của mình. Thái độ rộng lượng cởi mở của cha mẹ có thể khiến con bày tỏ những cảm nhận trong lòng, cảm thấy bố mẹ chịu lắng nghe, tôn trọng mình thì mới có thể nghe theo sự giáo dục của cha mẹ.

Biểu 2.5: Những biện pháp xử lí khi con cái mắc lỗi

Hành động Số phiếu Tỉ lệ (%)

Đánh 39 3.9

Phạt 86 8.6

Mắng 138 13.8

Nói với cô giáo 49 4.9

Mẹ nhắc nhở con 409 40.9

Tất cả các hình thức trên

207 20.7

Hình thức khác 162 16.2

(Nguồn: Trần Đức Ngôn, Văn hóa gia đình Việt Nam trong thời đại mới, năm 2010, Bộ văn hóa, thể thao và du lịch)

Cuộc sống vất vả, căng thẳng, sức ép công việc, khiến cho đầu óc cha mẹ lúc nào cũng căng lên như dây đàn. Thế là về đến nhà, bao nhiêu bực dọc, cha mẹ đổ lên đầu con cái. Đánh con là một thực trạng mà nhiều

Một phần của tài liệu Vai trò của gia đình trong giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay (Trang 74 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)