Tính giá thành theo phương pháp phân bước

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổphần cơkhí và ðúc kim loại sài gòn (Trang 42)

7. Kết cấu của đồ án tốt nghiệp

1.8.3 Tính giá thành theo phương pháp phân bước

1.8.3.1. Theo quy trình công nghệ sản xuất kiểu song song

* Khái niệm

Phương pháp phân bước áp dụng trong trường hợp các giai đoạn công nghệ chỉ là các bước chế biến nối tiếp nhau để tạo ra sản phẩm hoàn thành và không thực hiện tính giá thành của bán thành phẩm (gọi tắt là phương pháp phân bước không tính giá thành của bán thành phẩm hay còn gọi phương pháp kết chuyển song song).

Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng giai đoạn công nghệ chế biến còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành. Như vậy trong từng giai đoạn công nghệ chỉ thực hiện việc tập hợp chi phí và sau đó tiến hành kết chuyển về bộ phận tổng hợp để xác định giá thành sản phẩm hoàn thành. Việc kết chuyển chi phí từng bộ phận sản xuất (giai đoạn công nghệ) về bộ phận tổng hợp để tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm được thực hiện theo từng khoản mục cụ thể có tính chất song song nên phương pháp phân bước áp dụng trong trường hợp này còn được gọi là phương pháp kết chuyển song song.

* Phạm vi áp dụng

Áp dụng trong quy trình công nghệ sản xuất bao gồm nhiều chi tiết bộ phận. Các chi tiết bộ phận của sản phẩm được sản xuất song song đồng thời với nhau và sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn lắp ráp.

Đối tượng hạch toán chi phí là từng giai đoạn công nghệ.

Đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành và bán thành phẩm của từng giai đoạn.

1.8.3.2. Theo quy trình công nghệ kiểu liên tục

Phương pháp phân bước áp dụng trong trường hợp các giai đoạn công nghệ tạo ra bán thành phẩm và bán thành phẩm của giai đoạn này được kết chuyển tiếp cho giai đoạn sau để tiếp tục chế biến đồng thời bán thành phẩm cũng có thể là sản phẩm hàng hoá nên việc hạch toán chi phí phải gắn với yêu cầu xác định giá thành của bán thành phẩm của từng giai đoạn (gọi tắt là phương pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm hay còn gọi là phương pháp tính kết chuyển tuần tự).

Đối tượng hạch toán chi phí cũng là từng giai đoạn công nghệ chế biến, còn đối tượng tính giá thành là bán thành phẩm do từng giai đoạn chế biến ra và sản phẩm hoàn thành. Trong từng giai đoạn công nghệ phải được tổ chức tập hợp

chi phí theo các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung để làm căn cứ tính giá thành bán thành phẩm do giai đoạn công nghệ chế biến ra. Giá thành bán thành phẩm của giai đoạn công nghệ này là căn cứ để tổng hợp chi phí sản xuất của giai đoạn sau nhằm tiếp tục tính giá thành của bán thành phẩm và quá trình này được tiếp tục cho đến khi tính được giá thành của sản phẩm hoàn thành.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp được quy nạp trực tiếp vào từng giai đoạn công nghệ sản xuất, còn chi phí sản xuất chung nếu liên quan đến nhiều giai đoạn công nghệ sản xuất thì phải tổng hợp theo phân xưởng và tiến hành phân bổ cho từng giai đoạn công nghệ theo tiêu thức phù hợp.

Giá thành bán thành phẩm của giai đoạn trước chuyển sang giai đoạn tiếp theo hoặc để hình thành một khoản mục riêng (khoản mục bán thành phẩm) hoặc cũng có thể phân tích theo các khoản mục name trong bán thành phẩm để chuyển vào các khoản mục tương ứng của giai đoạn sau. Do việc kết chuyển chi phí từ giai đoạn công nghệ này vào giai đoạn công nghệ tiếp theo cứ tuần tự như vậy cho đến giai đoạn cuối cùng để xác định giá thành sản phẩm hoàn thành nên phương pháp phân bước trong trường hợp này còn được gọi là phương pháp kết chuyển tuần tự.

Áp dụng trong quy trình công nghệ sản xuất bao gồm nhiều giai đoạn chế biến rõ rệt, sản phẩm được chế biến liên tục từ giai đoạn đầu đến giai đoạn cuối. Sau mỗi giai đoạn đều thu được bán thành phẩm và chuyển giai đoạn sau để tiếp tục chế biến.

Đối tượng hạch toán chi phí là từng giai đoạn sản xuất hay phân xưởng. Đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành và bán thành phẩm của từng giai đoạn (nếu có).

CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH THỰC TẾ

KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ VÀ ĐÚC KIM LOẠI SÀI GÒN 2.1. Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần Cơ khí và Đúc kim loại Sài Gòn

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

2.1.1.1. Khái quát về công ty

- Tên pháp nhân: CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ VÀ ĐÚC KIM LOẠI SÀI GÒN

- Tên giao dịch: SAMECO

- Địa chỉ: 95/39 Lý Chiêu Hoàng, P.10, Q.6, Tp. HCM

- Số đăng ký kinh doanh: 4103008464 do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 17/11/2007.

- Mã số thuế: 0300378970

- Vốn điều lệ của công ty: 30.000.000.000VNĐ (Ba mươi tỷ đồng chẵn) - Webside: www.sameco.vnn.vn

- Email: smcplan@hcm.vnn.vn - Điện thoại: 08.38754543 - Fax: 08.38759656

2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Xí nghiệp liên hiệp máy công cụ được thành lập theo Quyết định số 49/QĐ-UB ngày 07/03/1979 của UBND thành phố Hồ Chí Minh với chức năng sản xuất ban đầu là các loại máy công cụ nhỏ và trung bình, trung đại tu các loại máy công cụ.

Từ bước đầu thành lập đến nay là 30 năm, cùng với sự thay đổi của các ngành cơ khí chế tạo máy, xí nghiệp cũng đã trải qua bao bước thăng trầm để

vươn lên hoà nhập với sự phát triển của nền kinh tế. Trước kia xí nghiệp liên hiệp máy công cụ được tách ra từ công ty cơ điện gồm 7 đơn vị:

Xí nghiệp Liên Hiệp Máy Công Cụ

Xưởng Cơ Khí Phú Lâm

Xưởng Cơ Khí Thống Nhất

Cơ Sở Leng Sing

Cơ Sở Hưng Phát

Cơ Sở Nghệ Hưng

Cơ Sở La Sum

Nhưng khi đi vào hoạt động thì có 2 xưởng: Thống Nhất và Phú Lâm là hoạt động có hiệu quả.

Năm 1992 do chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước đã tạo cơ hội cho nền kinh tế phát triển và cũng đồng thời xuất hiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhất là ngành cơ khí chế tạo máy vốn đã khó khăn nay còn khó khăn hơn. Để có chỗ đứng vững chắc và tạo uy tín trên thương trường, ngành cơ khí chế tạo máy cần thay đổi nội dung lẫn hình thức hoạt động sản xuất kinh doanh cho phù hợp với nền kinh tế hiện nay và có điều kiện mở rộng tầm hoạt động của mình. Do đó, theo Nghị định 388/HĐBT về việc sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, Xí nghiệp Liên Hiệp Máy Công Cụ đã đổi tên thành Công Ty Cơ Khí Chế Tạo Máy Sài Gòn (gọi tắt là SAMECO).

Cuối năm 1995, theo quyết định 7413/QĐ-UB ngày 30/10/1995 sát nhập thêm Xí nghiệp Nông Cơ Thống Nhất lấy tên là Công Ty Chế Tạo Máy Sài Gòn.

Cuối năm 1996, theo Quyết định 4608/QĐ-UB ngày 19/10/1996 sát nhập thêm Xí nghiệp Nhôm Việt Nam lấy tên là Công Ty Chế Tạo Máy Sài Gòn.

2.1. Trụ sở chính của công ty

Tháng 12/2007 có tên là Công Ty Cổ Phần Cơ Khí Và Đúc Kim Loại Sài Gòn. Công ty có các xí nghiệp sản xuất trực thuộc bao gồm:

- Xí nghiệp Cơ Khí Chế Tạo - Xí nghiệp Cơ Kim Khí - Xí nghiệp Tạo Phôi An Lạc XÍ NGHIỆP CƠ KHÍ CHẾ TẠO

Xí nghiệp Cơ khí Chế Tạo Phú Định: diện tích 5.127 mét vuông tọa lạc tại 95/39 Lý Chiêu Hoàng, phường 10, Quận 6, Tp. HCM, với nhiệm vụ là một trung tâm chế tạo máy tại phía Nam từ năm 1979, xí nghiệp đã cung cấp cho thị trường các loại thiết bị: máy tiện T18, T20, T25, máy bào B600, máy khoan bàn, máy hàn lồng quạt tự động, máy sấy lúa...

Xí nghiệp được trang bị đầy đủ các thiết bị gia công cơ khí như tiện phay mài, tôi cao tần, phay lăn răng... Thiết bị của xí nghiệp không ngừng được bổ sung nhằm tăng năng lực về chất lượng sản phẩm từ năm 2006 đến nay xí nghiệp được trang bị thêm 20 máy gia công CNC các loại được sản xuất từ Nhật Bản.

2.1.1. Công nhân đang sản xuất

2.1.2. Công nhân đang sản xuất XÍ NGHIỆP CƠ KIM KHÍ

Xí nghiệp Cơ Kim Khí diện tích 5.075 mét vuông tọa lạc tại 17 đường Bùi Huy Ích, phường 13, Q.8, Tp. HCM, xí nghiệp được trang bị đầy đủ các thiết bị để sản xuất các mặt hàng cơ khí dân dụng như máy dập uốn bẻ hàn...

Hiện nay sản phẩm của xí nghiệp được xuất khẩu sang thị trường Đức, Pháp, Úc ...

2.1.3. Công nhân đang sản xuất

2.1.4. Công nhân đang sản xuất XÍ NGHIỆP ĐÚC TẠO PHÔI

Xí Nghiệp Đúc Tạo Phôi: diện tích 12.160 mét vuông tọa lạc tại 50A đường Hồ Ngọc Lãm, phường An Lạc, Q.Bình Tân, Tp. HCM. Hiện nay xí nghiệp đang sử dụng các công nghệ đúc khuôn Cát - Bentonic với sản lượng 200 tấn/năm

và đúc Mẩu Chảy (Lost Wax) với sản lượng 60 tấn/tháng. Ngoài ra Xí nghiệp còn sử dụng công nghệ đúc khuôn Cát - nước Thủy Tinh - CO2 và khuôn Cát Nhựa...

Dây chuyền công nghệ đúc khuôn Cát - Bentonic sử dụng các thiết bị của Đài Loan và được khép kín tự động trong quá trình xử lý cát, đảm bảo chất lượng cát làm khuôn đúng theo yêu cầu. Khối lượng sản phẩm có thể lên đến 1000kg.

Dây chuyền công nghệ đúc Mẩu Chảy phục vụ cho việc đúc các sản phẩm có độ chính xác cao (sai lệch nhỏ hơn 0.5%) độ nhám bề mặt thấp (Ra 3,2). Quy trình công nghệ đúc Mẩu Chảy được hướng dẫn bởi các chuyên gia đúc hàng đầu của Nhật Bản.

Xí Nghiệp Đúc được trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ cho việc đúc các loại kim loại theo yêu cầu như lò Trung Tần, máy làm sạch (phun bi treo, mâm quay, phun cát), lò Tôi làm bằng điện, máy phân tích carbon nhanh tại lò... Các máy kim loại thông dụng hiện nay đang nấu luyện gồm: gang xám, gang cầu, inox, thép chế tạo, thép hợp kim...

2.1.6. Công nhân đang sản xuất

Hiện nay, Công ty Cổ phần Cơ khí và Đúc kim loại Sài Gòn trực thuộc Công ty phát triển Khu công nghiệp Sài Gòn, là đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động theo chế độ kế toán độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được cấp vốn, vay vốn, được mở tài khoản tại ngân hàng, kể cả tài khoản ngoại tệ. Khi có nhu cầu được vay vốn tín dụng dưới nhiều hình thức để hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư đổi mới trang thiết bị, công nghệ.

Tổng diện tích đất hiện có của công ty là: 47.941 m2.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của công ty

2.1.2.1. Chức năng

Sản xuất kinh doanh các loại máy công cụ, các loại máy chế biến (thiết bị lẻ và cả dây chuyền thiết bị đồng bộ) như: nhựa, cao su, gỗ, thực phẩm cho người và gia súc, trung đại tu các thiết bị và phụ tùng thay thế bao gồm các sản phẩm chính như:

- Máy công cụ

- Máy tiện T12, T8, T20, T25

- Máy dập 1 tấn, 15 tấn, 30 tấn, 63 tấn, 100 tấn - Khoan cầu: khoan bàn, máy bao bì, máy phay

- Máy dập 3 chấu - 4 chấu, êtô máy, êtô nguội - Máy chế biến:

+ Máy sấy lúa, máy gặt lúa, máy trục bùn + Máy chế biến

+ Các loại máy chế biến cây công nghiệp - Các loại máy chế biến cao su

- Dây chuyền chế biến thực phẩm cho người và gia súc - Máy ép nhựa nhỏ

- Đúc thép, gang, đồng, thau

- Các loại khuôn mẫu cho ngành nhựa, cao su, cơ khí

- Các loại phụ tùng cho ngành công nghiệp, nông, lâm, ngư nghiệp - Sản phẩm nhôm gia dụng

2.1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của công ty

Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký

Bảo toàn và tăng vốn được giao, đạt hiệu quả kinh tế xã hội, tăng cường điều kiện vật chất, xây dựng nền tảng vững chắc cho doanh nghiệp.

Thực hiện phân phối lao động, chăm lo điều kiện đời sống vật chất cho cán bộ, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, công nhân viên.

Tuân thủ các chế độ quản lý kinh tế của nhà nước, báo cáo trung thực theo chế độ kế toán thống kế của nhà nước.

Thực hiện các cam kết, các hợp đồng mua bán ngoại thương và các hợp đồng có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu.

Làm tốt các chính sách về tiền lương.

Có quyền chủ động tổ chức bộ máy quản lý theo quy định của nhà nước.

2.1.3. Quy mô hoạt động hiện tại

- Văn phòng Công ty và Xưởng Cơ Khí Phú Định là 18.270 mét vuông - Phân Xưởng Cơ Khí Phú Lâm là 3.165 mét vuông

- Phân Xưởng Cơ Khí Cầu Tre là 6.567 mét vuông - Phân Xưởng Nhôm Việt Nam là 5.075 mét vuông - Phân Xưởng Đúc An Lạc là 12.160 mét vuông

Hiện nay, công ty đã tạo được thị trường trong và ngoài nước như: - Công ty TNHH JLG

- DN Nhật Việt

- Xí nghiệp máy xuất khẩu Bình Thạnh

2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý

2.1.4.1. Sơ đồ bộ máy quản lý

Bộ máy điều hành công ty được quy định từ 25-30 người, có chức năng phù hợp với thực tế của công ty, được cấu thành gồm Ban Giám Đốc và 5 phòng ban tham mưu giúp việc cho Ban Giám Đốc.

2.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

- Ban tổng giám đốc

Gồm một Tổng giám đốc phụ trách chung và hai Phó Tổng giám đốc giúp việc cho Tổng giám đốc. Tổng giám đốc công ty vừa là người đại diện cho nhà nước, vừa là người đại diện cho công nhân viên chức, quản lý công ty theo nguyên tắc một thủ trưởng. Tổng giám đốc công ty là người có quyền quyết định, điều hành mọi công việc trong công ty theo đúng kế hoạch, chính sách pháp luật, theo chỉ định của nhà nước và theo thoả ước tập thể của đại hội công nhân viên chức.

- Phòng tổ chức hành chính - Lao động tiền lương

Có chức năng đề xuất với Ban Tổng giám đốc công ty về việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức làm cho bộ máy công ty hoạt động tốt, đồng thời quản lý nhân sự toàn công ty, quản lý và theo dõi định mức lao động, quỹ tiền lương và phân phối thu nhập. Phòng Cơ Điện TP SXKD- XNK Phòng KTCLSP TP TCHC LĐTL Giám đốc XN

Cơ Khí Chế Tạo Xưởng SX Máy Nông Nghiệp

TP Kỹ thuật- CN Phó Tổng giám đốc TP Kế Toán Tài Vụ Phó Tổng giám đốc Giám đốc XN

TP An Lạc Giám đốc XN Cơ Kim Khí

- Phòng kế toán tài vụ

Quản lý tình hình tài chính của công ty, quản lý, chỉ đạo các nghiệp vụ kế toán của các đơn vị trực thuộc, thực hiện tốt các chức năng quy định về pháp lệnh thống kê, kế toán, tài chính của nhà nước ban hành. Chịu trách nhiệm với ban tổng giám đốc về việc xây dựng kế hoạch tài chính trên cơ sở căn cứ vào kế hoạch sản xuất, xuất nhập khẩu của phòng kế hoạch sản xuất kinh doanh.

- Phòng kế hoạch sản xuất kinh doanh - XNK

Tham mưu cho Ban Tổng giám đốc về hoạt động sản xuất kinh doanh, lập kế hoạch, quản lý và theo dõi thực hiện các hợp đồng kinh tế. Tìm nguồn cung ứng vật tư phục vụ cho sản xuất.

- Phòng thiết kế kỹ thuật - Cơ điện

Quản lý kỹ thuật ở các xưởng của công ty. Sửa chữa máy móc thiết bị, quản lý hồ sơ lý lịch máy móc, quản lý điện.

- Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm

Quản lý chất lượng sản phẩm, kết hợp với phòng sản xuất kinh doanh cho ra đời những sản phẩm mới.

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổphần cơkhí và ðúc kim loại sài gòn (Trang 42)