3.4.1 Khắc phục một số sự cố trong quá trình vận hành
3.4.1.1 Sục khí tại bể xử lý hiếu khí
Oxy rất quan trọng trong quá trình sinh khối hoạt tính, nếu thiếu oxi, sinh khối sẽ trở nên có màu, có mùi khó chịu và chất lượng nước sau xử lý bị suy giảm, khi đó cần giảm lượng nước thải đầu vào. Tại bể xử lý hiếu khí của hệ thống xử lý nước thải nhà máy đường Cam Ranh việc sục khí thực hiện tốt nhờ vào hệ thống sục khí liên tục. Tuy nhiên để hệ thống làm việc ổn định thì cần phải thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra máy móc nhằm tránh các sự cố hỏng hóc.
3.4.1.2 Các vấn đề về sinh khối:
Qua tìm hiểu và khảo sát tại hệ thống xử lý nước thải của nhà máy cho thấy một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả xử lý của hệ thống đó là vấn đề sinh khối. Vấn đề về sinh khối xảy ra chủ yếu tại hai bể hiếu khí và kỵ khí. Sau đây là một số hiện tượng liên qua tới vấn đề sinh khối xảy ra tại hệ thống xử lý nước thải của nhà máy đường Cam Ranh và một số đề suất khắc phục:
- Sinh khối nổi trên mặt nước: kiểm tra lượng hữu cơ, các chất ức chế.
- Sinh khối phát triển tản mạn: thay đổi tải lượng hữu cơ, DO. Kiểm tra các chất độc để áp dụng biện pháp tiền xử lý hoặc giảm tải hữu cơ.
- Sinh khối tạo thành hỗn hợp đặc: tăng tải trọng, oxy, ổn định pH thích hợp, bổ sung chất dinh dưỡng.
3.4.1.3 Vấn đề về SS và BOD sau xử lý hiếu khí và kỵ khí cao
Trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải của nhà máy thì vẫn xảy ra một số vấn đề về SS và BOD. Qua tìm hiểu thực tế thì một số nguyên nhân chính gây ra vấn đề này đó là:
o Lưu lượng quá tải
o Thiết bị thu gom bùn bị hỏng.
o Tốc độ rút bùn không thích hợp.
o Tải lượng các chất rắn thừa.
Để hạn chế ảnh hưởng của vấn đề này xin đưa ra một số biện pháp khắc phục như sau:
o Kiểm tra tải lượng thủy lực và điều chỉnh lưu lượng tuần hoàn nếu tải lượng thủy lực quá cao.
o Điều chỉnh dòng chảy để đảm bảo cân bằng với sự phân bố.
o Kiểm tra thiết bị loại bỏ bùn.
o Kiểm tra chiều sâu của lớp bùn và nồng độ các chất trong bùn, điều chỉnh tốc độ loại bỏ bùn.
3.4.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả hệ thống xử lý nước thải
Nhà máy đường Cam Ranh đang trong quá trình nâng cao công suất hoat động , từ công suất ban đầu là 6000 tấn mía/ngày hiện tại công suất nhà máy đã đạt 10000 tấn mía/ngày và dự kiến sẽ đạt 12000 tấn mía/ngày điều này đang đặt ra một thách thức lớn trong việc xử lý nươc thải của nhà máy. Để nâng cao hiệu quả xử lý của hệ thống xin đưa ra một số giải pháp như sau:
3.4.2.1 Hạn chế mất đường theo nước thải
Đường là nguồn quan trọng của BOD trong nước thải nhà máy đường. Hạn chế mất đường trong nước thải không những làm giảm tổn thất đường mà còn làm tăng tổng thu hồi trong sản xuất, làm giảm độ ô nhiễm trong nước thải. Phương pháp hạn chế mất đường trong nước thải là một phương pháp xử lý nước thải mà các nhà máy đường nào cũng áp dụng vì nó đi đôi với việc làm tăng tổng thu hồi của nhà máy.
3.4.2.2 Tồn trữnước thải
Bằng cách giữ lại toàn bộ nước thải của nhà máy và chứa trong những hồ lớn để nước thải có thời gian tự phân hủy, BOD của nước thải sẽ giảm đi đáng kể, sau đó tiếp tục đưa vào hệ thống xử lý sinh học tiếp theo để đạt được hiệu quả xử lý cao nhất. Đây là phương pháp xử lý đơn giản tuy nhiên đòi hỏi tốn nhiều thời gian và diện tích đất rộng, xa khu vực dân cư.
3.4.2.3 Hồi lưu nước thải
Nước thải từ các cột ngưng tụ tạo chân không thùng quay: giàn bốc hơi, nồi nấu đường, máy lọc chân không thùng quay (có BOD 30mg/l) được cho quay trở lại nhà máy để tái sử dụng, tuần hoàn cho các quá trình công nghệ khác. Nhược điểm của phương pháp là các chất bẩn trong nước thải do không được xử lý nên sẽ làm ảnh hưởng đến sự truyền nhiệt của máy móc thiết bị.
3.4.2.4 Tuần hoàn nước làm mát
- Nguyên nhân: lượng nước sử dụng lớn - Giải pháp:
o Thu gom và tuần hoàn nước giải nhiệt ép máy.
o Sử dụng nước tạo chân không để giải nhiệt cho lò đốt lưu huỳnh thay cho nước sạch.
o Lắp van tự động tại bể chứa nước lạnh khu chế luyện để tránh chảy tràn.
- Lợi ích môi trường:
o Giảm lượng nước khai thác từ sông.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN
Sau khi khảo sát và đánh giá một số chỉ tiêu chính của nước thải nhà máy đường Cam Ranh tại hai hợp phần bể hiếu khí và kỵ khí đã thu được một số kết quả sau:
- Tại bể xử lý kỵ khí, qua phân tích cho thấy bể làm việc không hiệu quả, hiệu suất xử lý COD, BOD, SS, độ màu thấp .
- Tại bể xử lý hiếu khí hiệu suất xử lý rất cao và là công trình sinh học làm việc hiệu quả nhất của hệ thống, hầu hết các chỉ tiêu chính như COD, BOD, SS dều có hiệu suất cao (> 60%). Riêng độ màu thì hiệu suất xử lý thấp. Qua bài báo cáo cũng cho thấy hiệu suất xử lý của hai bể kỵ khí và bể hiếu khí ảnh hưởng lớn đến hiệu quả làm việc của toàn hệ thống xử lý nươc thải của nhà máy.
Mặc dù được đầu tư khá cao cộng với thiết kế và công nghệ hiện đại của hệ thống xử lý nước thải ở nhà máy đường Cam Ranh nhưng vẫn hoạt động thiếu ổn định. Hệ thống luôn bị quá tải về tải lượng ô nhiễm đầu vào và thường xảy ra sự cố về máy móc.
Vì vậy cần phải có những giải pháp hợp lí, tiết kiệm nhằm nâng cao hiệu quả xử lý của hệ thống đặc biệt tại hai hợp phần đơn vị là bể xử lý hiếu khí và kỵ khí để trong tương lai, nhà máy có thể vận hành ở công suất tối đa 12.000 tấn mía/ngày.
Với những kết quả trên, nghiên cứu này đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý của hệ thống để trong tương lai, nhà máy có thể vận hành ở công suất tối đa 12.000 tấn mía/ngày, cụ thể:
o Khắc phục các sự cố trong qua trình vận hành hệ thống
o Hạn chế thất thoát (đường, nước) trong quá trình sản xuất, quay vòng nước thải.
KIẾN NGHỊ
Để toàn bộ hệ thống xử lý nước thải tại nhà máy đường Cam Ranh vận hành hiệu quả, ổn định lâu dài, một số kiến nghị được đưa ra như sau:
- Giám sát định kỳ việc kiểm soát ô nhiễm trong nhà máy.
- Thực hiện bảo trì thiết bị thường xuyên, tránh rò rỉ, thất thoát nguyên vật liệu, giảm tuổi thọ của máy móc.
- Cải tiến công nghệ sản xuất, đầu tư trang thiết bị hiện đại nhằm tăng hiệu quả kiểm soát ô nhiễm.
- Nâng cao hiệu quả xử lý của bể hiếu khí bằng việc lắp đặt thêm giá thể vi sinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Công ty cổ phần đường Khánh Hòa (2003), Báo cáo ĐTM dự án nhà máy đường Cam Ranh.
2.Hiệp hội mía đường Việt Nam (2011), Báo cáo ngành mía đường.
3.Trần Nguyễn Vân Nhi, Bài giảng phân tích môi trường, Trường Đại học Nha Trang
4.Lương Đức Phẩm (2002), Công nghệ xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học, NXB GD.
[5] Nguyễn Văn Phước (2007), Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, NXB ĐHQG TP. HCM.
6.Lâm Vĩnh Sơn, Bài giảng kỹ thuật xử lý nước thải, Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP. HCM.
7.Nguyễn Thị Sơn, Nguyễn Ngọc Lân (2000), Kỹ thuật xử lý nước thải nhà máy
đường, Viện khoa học và công nghệ Môi trường.
8. Vũ Trung (2012), Mía đường thế giới, STINFO,[trích dẫn 11/2012], URL: http://www.cesti.gov.vn/th-gi-i-d-li-u/diem-qua-%20nganh-mia-duong-the-
gioi/content/view/5654/391/157/1.html.
9.Công ty Môi trường Ngọc Lân, Hệ thống xử lý nước thải mía đường, URL: http://xulymoitruong.com/xu-ly-nuoc-thai-mia-duong-4857.
10. Dtphong (04/01/2012), Xử lý nước thải khu công nghiệp bằng công nghệ
unitank,URL:http://www.canthostnews.vn/?tabid=67&NDID=11527&keyword=Xu -ly-nuoc-thai-khu-cong-nghiep-bang-cong-nghe-unitank.
11.Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (2012), Khánh Hòa, URL: http://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%C3%A1nh_H%C3%B2a.
12.Công ty môi trường VIETTECH, Xử lý nước thải mía đường, URL: http://viet- tech.net/xu-ly-nuoc-thai-mia-duong-2.htm.