Nâng cao chất lượng lao động

Một phần của tài liệu khai thác yếu tố con người nâng cao năng suất lao động ở trung tâm đồ chơi thiế (Trang 49 - 52)

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHAI THÁC YẾU TỐ CON NGƯỜ

c.Nâng cao chất lượng lao động

Chất lượng lao động là yếu tố có vai trò quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của trung tâm cũng như tăng sản lượng, tăng năng suất lao động. Sản lượng và chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn, kỹ năng, kỹ xảo và tình trạng sức khoẻ của người lao động. Để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trung tâm cần nâng cao chất lượng lao động bằng các biện pháp sau:

+ Nâng cao trình độ lành nghề cho người lao động.

Như đã phân tích ở phần thực trạng, trình độ chuyên môn của người lao động ở trung tâm còn thấp (50% lao động chưa qua đào tạo nghề). Vì thế, để nâng cao trình độ lành nghề cho người lao động trung tâm cần:

Tiến hành đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ lành nghề cho cán bộ, công nhân viên chức trong trung tâm thông qua các bước sau:

- Xác định nhu cầu đào tạo: Nhu cầu đào tạo dựa vào chiến lược phát triển của trung tâm, kết quả đánh giá thực hiện công việc, thực trạng chất lượng lao động cũng như yêu cầu về chất lượng cho sự phát triển, nhu cầu học tập cá nhân người lao động.

-Xác định mục tiêu đào tạo: Xem xét kỹ năng nào cần được đào tạo, số lượng lao động được đào tạo và thời gian đào tạo.

- Xác định đối tượng đào tạo: Xem cần phải đào tạo cho ai, có thể là toàn bộ lao động của doanh nghiệp, lao động của một xưởng nào đó, hay một số người nào đó. Đặc biệt nên tập trung vào đối tượng là công nhân sản xuất vì lực lượng lao động này ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động của trung tâm. Mặt khác, phần lớn lao động chưa qua đào tạo nghề tập trung ở lực lượng này.

- Xác định hình thức đào tạo, chương trình đào tạo: Về hình thức đào tạo, có thể mở các lớp đào tạo ngay tại nơi làm việc, mở các lớp đào tạo cạnh trung tâm, hoặc đưa đi học ở các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp... Nó phụ thuộc vào khả năng của trung tâm, thời gian đào tạo, tình hình sản

xuất của trung tâm, mục đích của quá trình đào tạo. Về chương trình đào tạo, nên tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ tiếp cận với những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhằm nâng cao khả năng về mặt kỹ thuật phục vụ tốt cho công tác nghiên cứu triển khai, công tác bảo đảm và nâng cao chất lượng sản phẩm. Đối với công nhân kỹ thuật phải thành thạo các kỹ năng, kỹ xảo nghề. Đối với cán bộ quản lý chủ chốt cần phải được trang bị bổ sung và nâng cao trình độ lý luận về các kỹ năng cơ bản như kỹ năng giao dịch, lập kế hoạch...

- Sau mỗi khoá học, trung tâm nên so sánh kết quả thực hiện nhiệm vụ trước khi đào tạo với sau khi đào tạo để đánh giá hiệu quả của khoá học, đồng thời đưa ra những biện pháp đối những lao động không đủ năng lực.

Mặt khác, đặc điểm lao động của trung tâm thường xuyên biến động, lao động hợp đồng ngắn hạn và thời vụ là chủ yếu. Đối tượng này làm việc trong một thời gian ngắn, nên nếu trung tâm không có điều kiện đưa đi đào tạo ở các trường chuyên nghiệp, để có thể đáp ứng yêu cầu ngay của công việc tiến hành đào tạo ngay tại nơi làm việc thông qua sự kèm cặp của công nhân lành nghề hơn. Hoặc có thể đưa ra yêu cầu trình về độ lành nghề ngay trong quá trình tuyển dụng lao động, và tiến hành thử việc, kiểm tra tay nghề từ 3 ngày đến 1 tuần. Với biện pháp này cũng góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ lành nghề cho lao động ở trung tâm, từ đó góp phần nâng cao năng suất lao động.

+ Đảm bảo sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên của trung tâm.

Như đã trình bày trong phần trước, thông qua việc kiểm tra sức khoẻ hàng năm cho thấy tình trạng sức khoẻ của lao động ở trung tâm khá tốt. Tuy nhiên, trung tâm mới chỉ tiến hành kiểm tra sức khoẻ cho lao động biên chế và hợp đồng dài hạn, mà đây lại là số ít trong tổng số lao động của trung tâm. Do đó, số lao động được khám sức khoẻ rất ít, nó chưa phản ánh được toàn bộ tình trạng sức khoẻ lao động ở trung tâm. Để có thể đưa kế hoạch sản xuất, trước hết trung tâm cần phải nắm được tình trạng sức khoẻ của người lao

động xem họ có đảm bảo được không, từ đó đưa ra các biện pháp đảm bảo sức khoẻ nâng cao khả năng thực hiện công việc đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh. Để có thể nắm được tình hình sức khoẻ cán bộ công nhân viên trong trung tâm, ngoài việc tổ chức khám sức khoẻ hàng năm cho cán bộ công nhân viên, đối với lao động làm việc trong thời gian ngắn không có điều kiện khám sức khỏe, trung tâm có thể yêu cầu một bản chứng nhận về tình hình sức khoẻ của người lao động trước khi nhận họ vào làm việc. Từ đó, trung tâm có đầy đủ các thông tin về tình trạng sức khoẻ của người lao động, đưa ra các kế hoạch khai thác khả năng làm việc của người lao động góp phần tăng năng suất lao động.

Một phần của tài liệu khai thác yếu tố con người nâng cao năng suất lao động ở trung tâm đồ chơi thiế (Trang 49 - 52)