bản gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Trong quá trình sử dụng vốn, để đạt hiệu quả cao DN cần phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Phải khai thác nguồn lực một cách triệt để, nghĩa là không để nguồn lực nhàn rỗi không sinh lời.
- Phải sử dụng vốn một cách hợp lý và tiết kiệm.
- Phải quản lý vốn một cách chặt chẽ, nghĩa là không để vốn bị sử dụng sai mục đích, bị thất thoát do buông lỏng quản lý.
1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. doanh nghiệp.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn có nghĩa là với một lƣợng chi phí bỏ ra nhất định, doanh nghiệp thu đƣợc kết quả cao hơn, từ đó không những giúp doanh nghiệp đủ trang trải chi phí bỏ ra mà còn có một phần tích lũy để lại tái đầu tƣ, mở rộng quy mô và lĩnh vực sản xuất, đổi mới trang thiết bị công nghệ,… Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là cần thiết và mang tính khách quan đối với các doanh nghiệp, nó xuất phát từ những lý do chủ yếu sau:
* Thứ nhất: Xuất phát từ vai trò, tầm quan trọng của vốn đối với quá trình sản xuất kinh doanh.
Vốn là điểm xuất phát, là điều kiện tiên quyết, có ý nghĩa quyết định tới quá trình SXKD của doanh nghiệp. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi mà khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ, trình độ trang thiết bị, máy móc ngày càng cao, đòi hỏi DN phải có vốn để đáp ứng nhu cầu liên tục đổi mới máy móc thiết bị, cải tiến quy trình công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm,… DN có đủ vốn sẽ chủ động hơn trong SXKD, nắm bắt đƣợc thời cơ kinh doanh, tạo điều kiện khai thác tốt nhất các tiềm năng lợi thế của doanh nghiệp phục vụ cho
quá trình tái sản xuất mở rộng. Với vai trò quan trọng đó mà việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn luôn đƣợc các doanh nghiệp quan tâm.
* Thứ hai: Xuất phát từ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trƣờng, mục tiêu hoạt động của các doanh nghiệp là lợi nhuận. Lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản tiền chênh lệch giữa thu nhập và chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt đƣợc thu nhập đó. Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lƣợng đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động của doanh nghiệp. Lợi nhuận có ý nghĩa quyết định trực tiếp tới sự thành bại của doanh nghiệp. Do vậy, mục tiêu mà các doanh nghiệp đặt ra là thu đƣợc lợi nhuận cao và ổn định. Để đạt đƣợc mục tiêu đó thì doanh nghiệp phải tổ chức và sử dụng VKD sao cho có hiệu quả.
* Thứ ba: Xuất phát từ áp lực cạnh tranh trong cơ chế thị trường.
Trƣớc đây trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, các DN quốc doanh đều đƣợc ngân sách tài trợ vốn, nếu thiếu vốn sẽ đƣợc ngân hàng cho vay với lãi suất ƣu đãi. Vì thế mà việc thu hút vốn cung cấp cho quá trình hoạt động SXKD của DN trở nên thụ động. Hơn nữa trong quá trình sử dụng vốn vào hoạt động SXKD, các doanh nghiệp Nhà nƣớc rất ít hay thậm chí không quan tâm đến hiệu quả của đồng vốn đƣa vào hoạt động. Sử dụng tốt hay không tốt đã có Nhà nƣớc bao tiêu, kinh doanh thua lỗ đã có Nhà nƣớc bù đắp trang trải khoản vốn thiếu hụt. Do đó nhận thức về vai trò của VKD có phần bị xem nhẹ, hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp nhà nƣớc rất thấp.
Khi chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng, với nhiều thành phần kinh tế cùng huy động, các doanh nghiệp nhà nƣớc chỉ là một bộ phận song song tồn tại với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Để tồn tại và phát triển đƣợc trong cơ chế mới tất yếu đòi hỏi các doanh nghiệp nhà nƣớc phải năng động nắm bắt nhu cầu thị trƣờng. Trong điều kiện đó, việc đầu tƣ phát
triển những ngành nghề mới nhằm thu lợi nhuận cao đã trở thành động lực và