Đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của CTCP TCT công trình

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Tổng công ty Công trình đường sắt (Trang 99)

trình đƣờng sắt

2.3.1. Những kết quả đạt được.

CTCP TCT Công trình Đƣờng sắt trong nhiều năm qua luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nƣớc, đảm bảo thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên ổn định, tăng đều qua các năm. Giai đoạn năm 2010 đến năm 2012 do tình hình biến động của thị trƣờng, Công ty cũng nhƣ nhiều doanh nghiệp khác gặp không ít khó khăn. Vƣợt qua tất cả, Công ty vẫn mở rộng đƣợc quy mô VKD, thu đƣợc lợi nhuận. Tình hình tài chính của Công ty tƣơng đối ổn định, khả năng tài chính của Công ty đã tạo điều kiện cho Công ty tận dụng đƣợc những cơ hội kinh doanh đồng thời cũng đã thực hiện đầu tƣ dài hạn vào những dự án có tính khả thi, sẽ tạo đƣợc lợi nhuận lớn và bền vững trong thời gian tới.

+ Cơ cấu nguồn vốn của Công ty trong giai đoạn 2010 - 2012 thì nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn, VCSH chiếm chiếm tỷ trọng nhỏ hơn. Việc sử dụng vốn của Công ty đạt hiệu quả chƣa cao, đã làm giảm tỷ suất lợi nhuận trên VCSH. Hệ số nợ năm 2012 tăng so với năm 2011, VCSH thấp nên mức độ đảm bảo tính độc lập và an toàn về tài chính chƣa tốt. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát của Công ty qua các năm đều (>1), điều này khẳng định tất cả các khoản nợ của Công ty đều có tài sản đảm bảo. Điều này chứng tỏ Công ty đã biết kết hợp giữa nguồn vốn huy động và nguồn vốn chủ sở hữu để vừa có khả năng mở rộng sản xuất mà vẫn

đảm bảo tính độc lập và an toàn về tài chính và đảm bảo nâng cao hiệu quả SXKD của Công ty.

+ Cơ cấu nguồn vốn vay nợ của Công ty tăng, tỷ trọng các khoản nợ ngắn hạn lớn hơn nhiều so với nợ dài hạn, điều này khiến cho Công ty luôn trong tình trạng áp lực trả nợ lớn. Trong cơ cấu các khoản nợ ngắn hạn phải trả cuối năm 2012, khoản ngƣời mua trả tiền trƣớc và khoản phải trả nội bộ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nợ ngắn hạn, đây là những khoản mà Công ty chiếm dụng đƣợc mà không phải trả lãi vay nên đã tiết kiệm đƣợc chi phí sử dụng vốn.

+ Về cơ cấu tài sản: Cơ cấu tài sản của Công ty trong giai đoạn 2010 - 2012 thì tài sản ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Còn về tài sản dài hạn cũng tăng lên đáng kể. Công ty cũng đã quan tâm đến đầu tƣ đổi mới máy móc, trang thiết bị, đƣa công nghệ mới vào sản xuất, thực hiện quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO, nâng cao năng suất hoạt động. Chính vì thế Công ty hoàn thành nhiều công trình dở dang có khối lƣợng, giá trị lớn và tiếp tục khởi công những công trình mới.

+ Về hiệu quả sử dụng vốn: Trong thời gian qua, Công ty mở rộng hoạt động SXKD, doanh thu và lợi nhuận hàng năm có sự tăng trƣởng rõ rệt, nhƣng hiệu suất sử dụng vốn lại chƣa cao, Công ty đã có nhiều chính sách, biện pháp nhằm bảo toàn và phát triển sử dụng tài sản cũng nhƣ vốn có hiệu quả. Với sự nỗ lực của Công ty, giá trị tài sản của Công ty tăng lên nhanh chóng qua các năm, máy móc trang thiết bị cũng đƣợc hiện đại hoá nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, tài sản cố định và tài sản lƣu động tăng liên tục, tỷ lệ vốn dài hạn cũng đƣợc cải thiện, về cơ bản đã bảo toàn đƣợc vốn. Trên cơ sở quản lý và sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả, công ty đã duy trì đƣợc công việc sản xuất kinh doanh, từ đó đảm bảo đƣợc việc làm

thƣờng xuyên với thu nhập ổn định và ngày càng nâng cao cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Công ty.

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân. * Những hạn chế: * Những hạn chế:

Bên cạnh những thành công về việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh trong thời gian qua, Công ty vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định.

+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật mặc dù đã đƣợc đổi mới nhiều nhƣng vẫn chƣa đồng bộ nên còn nhiều hạn chế trong việc sử dụng phục vụ hoạt động SXKD, mức hao mòn của TSCĐ còn ở mức cao.

+ Hiệu quả sử dụng vốn còn thấp. Mặc dù doanh thu tăng đều qua các năm, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm, còn tỷ suất lợi nhuận trên VCSH và hiệu suất sử dụng VCĐ cũng giảm xuống trong năm 2011 nhƣng đã bắt đầu tăng trở lại vào năm 2012 tuy nhiên mức độ tăng chƣa đáng kể. So sánh các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của Công ty với các chỉ tiêu phản ánh chi phí vốn, nếu tính theo nguyên tắc thị trƣờng thì thấy chƣa hợp lý. Công ty đã bỏ nhiều công sức và chi phí lãi vay rất lớn để tài trợ cho các hoạt động SXKD, tuy nhiên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đạt đƣợc còn thấp chƣa tƣơng xứng với lƣợng vốn huy động phục vụ cho hoạt động SXKD.

+ Hàng tồn kho của Công ty vẫn chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 70% VLĐ) nếu không có các biện pháp quản lý hiệu quả sẽ gây ra tình trạng ứ đọng vốn. VLĐ bằng tiền chiếm tỷ trọng nhỏ, điều này làm cho khả năng thanh toán nhanh và thanh toán tức thời của công ty rất thấp.

+ Việc phân bổ vốn chƣa hợp lý, tỷ trọng nợ quá cao và tăng qua các năm, trong khi cơ cấu VCSH lại tăng ít dẫn đến khả năng tự chủ về VCSH là không cao.

+ Điều hoà vốn chƣa thực sự hiệu quả. Việc điều hoà vốn mới chỉ thực hiện tập trung tại phòng tài chính kế toán của Công ty, thực sự chƣa có chức năng điều

hoà vốn theo đúng nghĩa của nó. Phòng tài chính kế toán mới chỉ căn cứ vào kế hoạch tài chính của các đơn vị trực thuộc để lập kế hoạch tài chính chung cho toàn Công ty. Việc cân đối nguồn vốn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, chƣa có sự điều hoà vốn giữa Công ty với các đơn vị thành viên trong Công ty.

* Nguyên nhân:

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Công ty chƣa thực sự quan tâm đến việc xây dựng một cơ chế quản lý vốn linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế của DN. Cơ chế quản lý vốn là một hệ thống các phƣơng pháp, các hình thức và công cụ đƣợc sử dụng để kiểm soát quá trình tạo lập, sử dụng và vận động của vốn trong những điều kiện cụ thể nhằm đạt đƣợc những mục tiêu nhất định trong từng thời kỳ. Cơ chế quản lý vốn có vai trò quan trọng trong cơ chế quản lý tài chính và ảnh hƣởng trực tiếp tới cơ chế quản lý tài sản, doanh thu và chi phí. Cơ chế quản lý vốn quyết định về cơ cấu đầu tƣ và cơ cấu nguồn vốn để mang lại hiệu quả cao nhất. Mặt khác, giá trị tăng thêm của DN không chỉ phụ thuộc vào việc sử dụng vốn hiệu quả mà còn phụ thuộc vào cơ cấu nguồn vốn.

+ Công tác thực hiện quản lý HTK chƣa tốt, giá trị HTK còn lớn, làm ứ đọng vốn lớn. HTK chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

+ Công tác quản lý vật tƣ, thiết bị chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, thiếu quy định cụ thể, định mức không sát, chế độ thƣởng phạt chƣa nghiêm. Tình trạng thiết bị hƣ hỏng do vận hành kém, làm ẩu còn xảy ra ở nhiều công trình. Tổ chức khai thác bảo dƣỡng thiết bị, máy móc ở một số đơn vị quá sơ sài, làm giảm hiệu quả sử dụng thiết bị. Công tác quản lý các loại vật tƣ chƣa tốt, đặc biệt là vật tƣ thi công ở các công trình còn tình trạng mất mát, hƣ hỏng do ý thức kém của ngƣời lao động hoặc vì lãnh đạo ở một số đơn vị thiếu quan tâm theo dõi quản lý. Việc cung ứng vật tƣ cho các công trình có lúc còn chậm, sai quy cách ảnh hƣởng đến tiến độ hoàn thành. Những nguyên nhân

này làm cho giá thành của công trình tăng lên, thêm vào đó lãi vay ngân hàng lớn dẫn đến lợi nhuận không cao.

Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan trên đây còn có những nguyên nhân khách quan ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.

- Nguyên nhân khách quan:

Do đặc điểm và loại hình SXKD của Công ty là hoạt động xây lắp đã có tác động ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Một trong những khó khăn khách quan ảnh hƣởng đến tình hình SXKD của Công ty là phần lớn vật tƣ nhƣ sắt, thép, các loại dây cáp điện, các loại sứ phụ kiện, tủ điện các loại và các loại vật tƣ điện khác… nhiều loại mặt hàng phải nhập khẩu nhƣ là các loại tủ điện, máy phát điện…đều phụ thuộc vào giá cả thế giới. Trong thời gian qua, tình hình giá xăng dầu, sắt thép và một số vật tƣ khác ở trong nƣớc và quốc tế tăng cao, đã tác động lớn đến hoạt động tài chính của Công ty. Công ty thƣờng xuyên rơi vào tình thế bị động, dẫn tới khó khăn để ký kết đƣợc các hợp đồng có giá trị lớn. Thêm vào đó, tình hình kinh tế tài chính trong nƣớc gặp nhiều khó khăn, lạm phát cao, tín dụng bị thắt chặt… các tổ chức tín dụng hạn chế nguồn vốn cho vay đối với nhiều dự án đầu tƣ, các chủ đầu tƣ, các nhà thầu xây dựng không có vốn để thanh toán cho Công ty nên tình hình tài chính gặp rất nhiều khó khăn, vì thế không có vốn phục vụ SXKD làm ảnh hƣởng lớn đến việc huy động, quản lý và sử dụng vốn của Công ty.

Từ thực tế trên cho thấy, Công ty cần nhìn nhận và đánh giá lại thực tế hoạt động SXKD nói chung và tình hình tổ chức, quản lý, sử dụng VKD nói riêng, để tìm ra những giải pháp hữu hiệu và cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả SXKD cũng nhƣ hiệu quả sử dụng VKD của Công ty trong thời gian tới. Đây là mục tiêu mà Công ty luôn hƣớng tới, có nhƣ vậy mới giúp Công ty không ngừng phát triển lớn mạnh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, đảm nhận đƣợc nhiều công trình lớn đạt chất lƣợng và hiệu quả kinh tế cao.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN TỔNG CÔNG TY CÔNG TRÌNH ĐƢỜNG SẮT

3.1. Định hƣớng phát triển của công ty trong thời gian tới

3.1.1. Mục tiêu tổng quát của ngành Đường sắt Việt Nam.

Mục tiêu của việc tái cơ cấu Tổng công ty Đƣờng sắt Việt Nam giai đoạn 2012 – 2015 là đảo đảm Đƣờng sắt Việt Nam có cơ cấu hợp lý, tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh vận tải đƣờng sắt; nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh; làm tốt vai trò nòng cốt để ngành đƣờng sắt Việt Nam phát triển nhanh, bền vững; góp phần thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh.

Phấn đấu đến năm 2015, lƣợng luân chuyển hàng hóa đạt 27.424 triệu tấn.km, lƣợng luân chuyển hành khách đạt 27.774 triệu hành khách.km; tốc độ tăng trƣởng bình quân đạt từ 10%/năm trở lên. Đầu tƣ cải tạo, nâng cấp các tuyến đƣờng sắt hiện có đạt tiêu chuẩn đƣờng sắt quốc gia cấp I; ƣu tiên hoàn thành cải tạo, nâng cấp tuyến đƣờng sắt Thống nhất tốc độ kỹ thuật tối đa 120 km/h với tàu khách và 80 km/h với tàu hàng và tuyến đƣờng sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng nhằm nâng cao năng lực vận tải và an toàn chạy tàu.

Đến năm 2020, xây dựng đƣờng sắt Việt Nam chính quy hiện đại, phát triển bền vững, an toàn và bảo vệ môi trƣờng. Hoàn thành và đƣa vào khai thác một số đoạn đƣờng sắt cao tốc trên trục Bắc – Nam, đƣờng sắt cận cao tốc trên hành lang Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và Hà Nội - Đồng Đăng. Hệ thống đƣờng sắt hiện tại đƣợc nâng cấp, khôi phục theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Kết nối đƣợc với đƣờng sắt các nƣớc trong khu vực, các khu công nghiệp, cảng biển và khu mỏ lớn… Tại các thành phố lớn phải xây dựng đƣợc một số tuyến đƣờng sắt đô thị góp phần giảm thiểu ùn tắc, tai nạn giao thông.

Các sản phẩm đƣờng sắt có tỷ lệ nội địa cao. Các dịch vụ vận tải đƣợc mở rộng và đảm bảo chất lƣợng.

Tầm nhìn đến năm 2050: đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về đƣờng sắt của một nƣớc công nghiệp phát triển, có mạng đƣờng sắt quốc gia, đƣờng sắt đô thị hiện đại đảm bảo kết nối các trung tâm chính trị, văn hóa du lịch, các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp lớn, các hải cảng lớn phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và thúc đẩy giao lƣu văn hóa du lịch trong và ngoài ngƣớc với chất lƣợng và dịch vụ cao.

Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát của ngành Đƣờng sắt Việt Nam, CTCP TCT Công trình Đƣờng sắt đã đề ra định hƣớng phát triển trong thời gian tới.

3.1.2. Mục tiêu chiến lược của Công ty.

Công ty Cổ phần Tổng công ty Công trình đƣờng sắt phấn đấu từ nay đến năm 2015 trở thành một doanh nghiệp có uy tín về xây dựng công trình giao thông gồm: Đƣờng sắt, đƣờng bộ, cầu, cống, hầm và các công trình nhà ga, bến cảng.

Coi trọng đào tạo nguồn nhân lực và đầu tƣ thiết bị, tiếp cận công nghệ mới, tiên tiến hiện đại của ngành xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ tốt cho nhu cầu SXKD.

Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp để đảm bảo cho sự tăng trƣởng bền vững.

Nâng cao mức độ an toàn tài chính, tối ƣu hóa việc sử dụng vốn cổ đông và các nguồn vốn khác để xây dựng Công ty trở thành một doanh nghiệp xây dựng cơ bản có tình hình tài chính vững mạnh, có khả năng vƣợt qua mọi thách thức trong môi trƣờng kinh doanh đầy cạnh tranh trong ngành xây dựng cơ bản.

Không ngừng nâng cao chất lƣợng sản phẩm, tiết kiệm, chống lãng phí nhằm giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh, luôn luôn hƣớng tới sự thỏa mãn của khách hàng và gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Xây dựng văn hóa công ty nâng cao uy tín trong SXKD, phát triển bền vững, hội nhập kinh tế thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế.

3.1.3. Phương hướng nhiệm vụ kinh doanh trong thời gian tới.

Định hƣớng của Công ty trong thời gian tới là tiếp tục giữ vị thế dẫn đầu trong toàn ngành đƣờng sắt tại Việt Nam, rút ngắn khoảng cách về quy mô phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ vào xây dựng các công trình, giữ vững ổn định sản xuất kinh doanh, tổ chức cấu trúc lại đội ngũ lãnh đạo và ngƣời lao động theo hƣớng tinh gọn, giao quyền tự chủ cho các Công ty thành viên, tạo sự chủ động trong sản xuất kinh doanh.

- Phấn đấu tăng trƣởng doanh thu và lợi nhuận hàng năm đạt khoảng 13%; mức trả cổ tức từ 13,5% trở lên, thu nhập bình quân duy trì trên 6,5 triệu đồng/ngƣời/tháng.

- Tiếp tục đổi mới doanh nghiệp, đảm bảo phát huy hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động. Hoàn thành mục tiêu, tiến độ các công trình trọng điểm giữ uy tín của Công ty với các Chủ đầu tƣ. Xây dựng và triển khai thực hiện các giải pháp chiến lƣợc để phát triển ổn định, bền vững công ty, đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nƣớc và khu vực trong thời kỳ hội nhập.

- Tăng cƣờng hợp tác với các công ty nƣớc ngoài để tham gia đấu thầu các gói thầu lớn.

- Tích cực triển khai thực hiện công tác đào tạo và phát triển nguồn lực

Một phần của tài liệu Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Tổng công ty Công trình đường sắt (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)