3.1.1. Mục tiêu tổng quát của ngành Đường sắt Việt Nam.
Mục tiêu của việc tái cơ cấu Tổng công ty Đƣờng sắt Việt Nam giai đoạn 2012 – 2015 là đảo đảm Đƣờng sắt Việt Nam có cơ cấu hợp lý, tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh vận tải đƣờng sắt; nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh; làm tốt vai trò nòng cốt để ngành đƣờng sắt Việt Nam phát triển nhanh, bền vững; góp phần thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh.
Phấn đấu đến năm 2015, lƣợng luân chuyển hàng hóa đạt 27.424 triệu tấn.km, lƣợng luân chuyển hành khách đạt 27.774 triệu hành khách.km; tốc độ tăng trƣởng bình quân đạt từ 10%/năm trở lên. Đầu tƣ cải tạo, nâng cấp các tuyến đƣờng sắt hiện có đạt tiêu chuẩn đƣờng sắt quốc gia cấp I; ƣu tiên hoàn thành cải tạo, nâng cấp tuyến đƣờng sắt Thống nhất tốc độ kỹ thuật tối đa 120 km/h với tàu khách và 80 km/h với tàu hàng và tuyến đƣờng sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng nhằm nâng cao năng lực vận tải và an toàn chạy tàu.
Đến năm 2020, xây dựng đƣờng sắt Việt Nam chính quy hiện đại, phát triển bền vững, an toàn và bảo vệ môi trƣờng. Hoàn thành và đƣa vào khai thác một số đoạn đƣờng sắt cao tốc trên trục Bắc – Nam, đƣờng sắt cận cao tốc trên hành lang Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và Hà Nội - Đồng Đăng. Hệ thống đƣờng sắt hiện tại đƣợc nâng cấp, khôi phục theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Kết nối đƣợc với đƣờng sắt các nƣớc trong khu vực, các khu công nghiệp, cảng biển và khu mỏ lớn… Tại các thành phố lớn phải xây dựng đƣợc một số tuyến đƣờng sắt đô thị góp phần giảm thiểu ùn tắc, tai nạn giao thông.
Các sản phẩm đƣờng sắt có tỷ lệ nội địa cao. Các dịch vụ vận tải đƣợc mở rộng và đảm bảo chất lƣợng.
Tầm nhìn đến năm 2050: đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về đƣờng sắt của một nƣớc công nghiệp phát triển, có mạng đƣờng sắt quốc gia, đƣờng sắt đô thị hiện đại đảm bảo kết nối các trung tâm chính trị, văn hóa du lịch, các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp lớn, các hải cảng lớn phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và thúc đẩy giao lƣu văn hóa du lịch trong và ngoài ngƣớc với chất lƣợng và dịch vụ cao.
Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát của ngành Đƣờng sắt Việt Nam, CTCP TCT Công trình Đƣờng sắt đã đề ra định hƣớng phát triển trong thời gian tới.
3.1.2. Mục tiêu chiến lược của Công ty.
Công ty Cổ phần Tổng công ty Công trình đƣờng sắt phấn đấu từ nay đến năm 2015 trở thành một doanh nghiệp có uy tín về xây dựng công trình giao thông gồm: Đƣờng sắt, đƣờng bộ, cầu, cống, hầm và các công trình nhà ga, bến cảng.
Coi trọng đào tạo nguồn nhân lực và đầu tƣ thiết bị, tiếp cận công nghệ mới, tiên tiến hiện đại của ngành xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ tốt cho nhu cầu SXKD.
Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp để đảm bảo cho sự tăng trƣởng bền vững.
Nâng cao mức độ an toàn tài chính, tối ƣu hóa việc sử dụng vốn cổ đông và các nguồn vốn khác để xây dựng Công ty trở thành một doanh nghiệp xây dựng cơ bản có tình hình tài chính vững mạnh, có khả năng vƣợt qua mọi thách thức trong môi trƣờng kinh doanh đầy cạnh tranh trong ngành xây dựng cơ bản.
Không ngừng nâng cao chất lƣợng sản phẩm, tiết kiệm, chống lãng phí nhằm giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh, luôn luôn hƣớng tới sự thỏa mãn của khách hàng và gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Xây dựng văn hóa công ty nâng cao uy tín trong SXKD, phát triển bền vững, hội nhập kinh tế thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế.
3.1.3. Phương hướng nhiệm vụ kinh doanh trong thời gian tới.
Định hƣớng của Công ty trong thời gian tới là tiếp tục giữ vị thế dẫn đầu trong toàn ngành đƣờng sắt tại Việt Nam, rút ngắn khoảng cách về quy mô phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ vào xây dựng các công trình, giữ vững ổn định sản xuất kinh doanh, tổ chức cấu trúc lại đội ngũ lãnh đạo và ngƣời lao động theo hƣớng tinh gọn, giao quyền tự chủ cho các Công ty thành viên, tạo sự chủ động trong sản xuất kinh doanh.
- Phấn đấu tăng trƣởng doanh thu và lợi nhuận hàng năm đạt khoảng 13%; mức trả cổ tức từ 13,5% trở lên, thu nhập bình quân duy trì trên 6,5 triệu đồng/ngƣời/tháng.
- Tiếp tục đổi mới doanh nghiệp, đảm bảo phát huy hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động. Hoàn thành mục tiêu, tiến độ các công trình trọng điểm giữ uy tín của Công ty với các Chủ đầu tƣ. Xây dựng và triển khai thực hiện các giải pháp chiến lƣợc để phát triển ổn định, bền vững công ty, đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nƣớc và khu vực trong thời kỳ hội nhập.
- Tăng cƣờng hợp tác với các công ty nƣớc ngoài để tham gia đấu thầu các gói thầu lớn.
- Tích cực triển khai thực hiện công tác đào tạo và phát triển nguồn lực con ngƣời để hoàn thành nhiệm vụ và không ngừng nâng cao tính chuyên nghiệp trong SXKD của Công ty. Cơ cấu lại vốn của Công ty, tăng vốn điều lệ để phù hợp với đà tăng trƣởng và phát triển của doanh nghiệp.
- Đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến vào mọi hoạt động SXKD và quản lý điều hành của Công ty. Tìm mọi biện pháp đảm
bảo công suất, chất lƣợng, hiệu quả hoạt động SXKD nhằm không ngừng nâng cao uy tín và thƣơng hiệu của Công ty.
- Sắp xếp đổi mới hoạt động của tổ chức Đảng và các đoàn thể quần chúng của Công ty và các đơn vị thành viên, nhằm không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp uỷ Đảng và vai trò của các tổ chức quần chúng vào việc xây dựng và phát triển doanh nghiệp.
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần tổng công ty công trình đƣờng sắt ty cổ phần tổng công ty công trình đƣờng sắt
3.2.1. Một số giải pháp chung.
Để nâng cao hiệu quả vốn kinh doanh của Công ty trong thời gian tới. Công ty cần thực hiện một số giải pháp chung sau đây:
* Hoàn thiện tổ chức hoạt động công tác tài chính Công ty một cách chuyên nghiệp:
Hiện nay phòng Tài chính - kế toán của Công ty chủ yếu làm nhiệm vụ kế toán. Công tác tài chính của Công ty còn yếu và chƣa chuyên nghiệp, chƣa thể giúp lãnh đạo Công ty trong việc ra quyết định về việc huy động và sử dụng vốn một cách có hiệu quả. Nhu cầu phải có một bộ phận tài chính riêng là cần thiết. Công ty thành lập thêm phòng Kế hoạch Tài chính tại trụ sở chính và có thể liên hệ công tác trực tiếp tại văn phòng. Chức năng của bộ phận tài chính là:
+ Thu thập số liệu từ phòng kế toán và phân tích tình hình SXKD của Công ty trong thời gian vừa qua, tổng hợp số liệu về tình hình tài chính.
+ Phân tích tài chính của Công ty, tìm hiểu nguyên nhân và đánh giá các nguyên nhân trên một cách rõ ràng chi tiết.
+ Lập kế hoạch tài chính dài hạn của Công ty theo định hƣớng và chiến lƣợc phát triển của công ty trong thời gian tới.
+ Phân tích hiệu quả đầu tƣ. Nghiên cứu, phân tích, đánh giá và giúp cho lãnh đạo Công ty ra các quyết định đầu tƣ, hoạt động sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn, các dự án đầu tƣ, các phƣơng án đầu tƣ của Công ty đạt hiệu quả cao.
+ Lập kế hoạch huy động vốn tƣơng ứng với kế hoạch sử dụng vốn, tính toán chi phí sử dụng vốn và thiết lập cơ cấu vốn tối ƣu cho Công ty.
* Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:
Trong định hƣớng phát triển của Công ty, trƣớc những đòi hỏi ngày càng cao của thị trƣờng và để có đủ sức cạnh tranh, Công ty phải có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn và trình độ quản lý giỏi, có đội ngũ công nhân lành nghề; nhằm giành cơ hội trong cạnh tranh.
Những năm gần đây xu thế hội nhập kinh tế trong khu vực và trên thế giới đang diễn ra một cách nhanh chóng, khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, vì vậy việc đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân có tay nghề đã trở thành xu thế tất yếu để nắm bắt khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến trên thế giới. Việc sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh của doanh nghiệp đặc biệt là sử dụng VCĐ phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của ngƣời sử dụng. Vì vậy ngƣời lao động tại Công ty đã đƣợc đào tạo cách sử dụng TSCĐ mỗi khi có TSCĐ mới, công nghệ mới đƣợc đƣa vào sử dụng. Ngoài đƣợc đào tạo về cách sử dụng TSCĐ mới, công nghệ mới, ngƣời lao động còn đƣợc tham gia các lớp học về an toàn lao động, cách xử lý các tình huống nhƣ kỹ thuật an toàn điện, học về việc quản lý chất lƣợng sản phẩm ISO… trong những điều kiện nhất định, Công ty cần đƣa các cán bộ công nhân có tay nghề, trình độ chuyên môn cũng nhƣ những ngƣời có năng lực ra nƣớc ngoài, học hỏi những thành tựu cũng nhƣ kinh nghiệm của đối tác quen thuộc của Công ty nhằm tiếp thu kinh nghiệm quản lý của nƣớc bạn. Thực tế Công ty hiện cũng đang có kế hoạch liên hệ với các trƣờng và trung tâm để cử đi đào tạo từ 100 – 200 công nhân
kỹ thuật có trình độ cao trong thời gian từ 12 tháng đến 18 tháng; cử một số cán bộ, công nhân đi học ở nƣớc ngoài để đón đầu một số dự án lớn do nƣớc ngoài đầu tƣ và chuyển giao công nghệ.
Bên cạnh đó Công ty cần tuyển dụng thêm những ngƣời có năng lực, trình độ. Nếu Công ty thực hiện đƣợc công tác tuyển dụng hợp lý, đào tạo trình độ kỹ thuật cũng nhƣ ý thức cho ngƣời lao động một cách khoa học thì chắc chắn sẽ đạt đƣợc mục đích đã đặt ra. Theo các thời kỳ Công ty có thể tổ chức kiểm tra kiến thức đối với ngƣời lao động để họ luôn chú tâm tới việc nâng cao trình độ của mình.
Mặt khác Công ty cũng cần có các biện pháp khen thƣởng kịp thời những cá nhân tập thể có sáng kiến cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao chất lƣợng công trình, tăng năng suất lao động, làm tăng lợi nhuận cho Công ty. Đối với cán bộ thu mua vật tƣ cần thƣởng xứng đáng cho những ngƣời tìm đƣợc nguồn hàng chất lƣợng cao, giá cả phải chăng… Làm nhƣ vậy sẽ nâng cao đƣợc ý thức trách nhiệm đối với ngƣời lao động.
* Chú trọng đến chiến lược xây dựng và duy trì thương hiệu:
Đây là chiến lƣợc lâu dài nó gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty phải luôn chủ động hoàn thành các công trình thi công đúng tiến độ, không ngừng nâng cao chất lƣợng sản phẩm từ đó tạo đƣợc uy tín trên thị trƣờng. Thƣơng hiệu hàm chứa trong nó là văn hoá của Công ty, thể hiện ở tác phong, ý thức làm việc và con ngƣời trong Công ty, thể hiện môi trƣờng làm việc, quy trình làm việc. Thƣơng hiệu của Công ty gắn liền với thƣơng hiệu sản phẩm của Công ty.
* Đẩy nhanh công tác thi công các công trình đúng tiến độ để bàn giao công trình, đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm và thu hồi vốn:
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm là biểu hiện tổng giá trị các loại sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán ra trong một thời kỳ nhất định.
Là bộ phận chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Trên góc độ tài chính doanh nghiệp quá trình tiêu thụ là quá trình thu hồi vốn, có tiêu thụ đƣợc sản phẩm thì doanh nghiệp mới có nguồn để bù đắp chi phí đã bỏ ra trong quá trình SXKD, thực hiện nghĩa vụ với nhà nƣớc, trả lƣơng cho công nhân viên, mua sắm vật tƣ phục vụ sản xuất tiếp theo cũng nhƣ trang trải các khoản nợ khác. Nếu hàng hóa sản xuất ra chậm tiêu thụ hoặc bị ứ đọng không tiêu thụ đƣợc sẽ gây ra tình hình tài chính căng thẳng cho Công ty. Càng tiêu thụ đƣợc nhiều sản phẩm, thu hồi vốn nhanh sẽ tăng doanh thu, là cơ sở để tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sử dụng VKD.
Để quản lý tài chính tốt và lành mạnh, Công ty cần nghiêm chỉnh chấp hành và thực hiện các quy định về thực hành tiết kiệm của nhà nƣớc, chống lãng phí, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản của doanh nghiệp, tăng cƣờng công tác kiểm tra giám sát, phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, thực hiện tốt việc dự báo tình hình vốn, chi phí, doanh thu và lợi nhuận đã đạt đƣợc, làm nhƣ vậy chắc chắn công tác quản lý tài chính của Công ty sẽ tốt hơn, hiệu quả sản xuất kinh doanh đƣợc nâng cao, tình hình tài chính ngày càng lành mạnh.
3.2.2. Tăng cường công tác quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Việc đầu tƣ mua sắm TSCĐ đúng phƣơng hƣớng, đúng mục đích có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn SXKD nói chung và hiệu quả sử dụng VCĐ nói riêng. Nó góp phần vào việc hạn chế đƣợc hao mòn vô hình, giảm thấp đƣợc chi phí cũng nhƣ giúp cho việc trích khấu hao vào giá thành sản phẩm đƣợc chính xác.
Trong năm vừa qua, TSCĐ của Công ty mặc dù đã đƣợc đầu tƣ đổi mới, nhƣng theo sự đánh giá của một số chuyên gia thì trình độ máy móc, trang thiết bị và công nghệ phục vụ cho thi công xây lắp hiện tại của Công ty là ở mức trung bình của ngành, nếu nhƣ không muốn nói là có nhiều thiết bị
đã trở nên lạc hậu, công suất hoạt động thấp trong khi yêu cầu về tiến độ và chất lƣợng lại không ngừng tăng lên. Để hạn chế và khắc phục những điểm yếu về năng lực công nghệ, Công ty cần thực hiện:
+ Với một số máy móc thiết bị còn có thể nâng cao cải tiến đƣợc nhƣ máy trộn bê tông, máy xúc, máy ép cọc, máy cắt uốn thép… thì Công ty có thể chỉ cần mua sắm các linh kiện để lắp ráp và thay thế , từ đó kéo dài thời gian hoạt động, đa dạng hóa tính năng và nâng cao hiệu suất sử dụng. Phƣơng án đầu tƣ này không phải tập trung quá nhiều vốn mà vẫn đem lại hiệu quả thiết thực, thích hợp với những giai đoạn ít vốn, trình độ của công nhân ít nhiều còn hạn chế.
+ Lập kế hoạch dài hạn về mua sắm các máy móc thiết bị hiện đại nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của thị trƣờng, tạo điều kiện rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí sản xuất. Việc lập kế hoạch cho đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật là một khâu rất quan trọng đối với cơ chế quản lý của Công ty nói chung và cơ chế quản lý vốn nói riêng. Bởi vì, trên cơ sở kế hoạch đƣa ra, Công ty sẽ có sự lựa chọn và đƣa ra định huớng đầu tƣ hiệu quả phù hợp với tình hình tài chính và định hƣớng phát triển của Công ty. Vì vậy, Công ty phải căn cứ vào chiến lƣợc dài hạn về phát triển kinh tế và tình hình tài chính thực tế, từ đó có những kế hoạch cụ thể triển khai từng dự án, hạng mục đầu tƣ tránh chồng chéo và ảnh hƣởng đến nguồn vốn.
+ Chú trọng công tác bảo dƣỡng, sữa chữa TSCĐ. Sửa chữa lớn là để