III/ NHẬN XÉT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA SỰ THAM GIA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
2. Những ảnh hưởng tiêu cực của việc các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam
vào thị trường chứng khoán Việt Nam
Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích mà sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài đem lại còn là những ảnh hưởng tiêu cực mà chúng ta cần nhìn nhận nhằm có biện pháp hạn chế đến mức thấp nhất, đảm bảo cho thị trường chứng khoán phát triển lành mạnh.
Khác với thị trường hàng hoá bình thường, thị trường chứng khoán có tính “lỏng” cao và di chuyển vốn đầu tư nhanh chóng. Nếu như không có các qui định chế tài phù hợp, nhạy bén và linh hoạt trong xử lý các vấn đề phát sinh thì sẽ dễ dẫn đến việc rút vốn ồ ạt ra khỏi thị trường, gây khủng hoảng trên thị trường chứng khoán dẫn đến khủng hoảng tài chính, kinh tế.
Mặt khác, cơ chế vận hành của thị trường chứng khoán đã tạo ra môi trường hết sức thuận lợi cho hoạt động đầu cơ phát triển. Các nhà đầu cơ thường lợi dụng triệt để các yếu tố tiêu cực của thị trường chứng khoán để khai thác các mặt trái của nó và dẫn đến các giao dịch chứng khoán không công bằng. Thị trường chứng khoán là nơi phản ánh nhanh nhất các thông tin về kinh tế, một khi thị trường chứng khoán bị chi phối bởi các nhà đầu cơ thì kết quả thông tin mà thị trường chứng khoán cung cấp sẽ bị xuyên tạc làm mất tính khách quan chính xác dẫn đến các quyết định sai lầm của người đầu tư và chính điều này sẽ làm cho nền kinh tế của một quốc gia sẽ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề.
Thực tế diễn ra trên thế giới đã cho thấy các nước nhỏ, tiềm lực kinh tế còn hạn chế đã trở nên bất lực trước sự đầu cơ cá nhân của các nhà tài phiệt quốc tế. Các nhà đầu cơ rất có thể nhảy vào các thị trường chứng khoán nhỏ, có
hệ thống kiểm soát chưa cao để thực hiện đầu cơ và thao túng giá cả trên thị trường, thậm chí làm cho thị trường chứng khoán sụp đổ. Ngoài ra hoạt động đầu cơ còn dẫn đến khả năng mất giá đồng tiền bản tệ gây ra các hiện tượng lạm phát trong nền kinh tế mà Chính phủ không thể kiểm soát được. Thông qua hoạt động đầu cơ, các nhà đầu cơ có thể tiến hành các cuộc thôn tính công ty làm đảo lộn hoạt động của các công ty mà họ có đủ số phiếu cần thiết để nắm quyền kiểm soát công ty khiến cho các công ty mất đi định hướng hoạt động kinh doanh ban đầu. Từ đó các nhà đầu cơ có thể gây ra những thay đổi to lớn trong cơ cấu kinh tế quốc gia làm cho nền kinh tế phát triển không đồng đều và không toàn diện, có những khu vực kinh tế rất phát triển nhưng lại có các khu vực kinh tế khác không phát triển đặc biệt là ở khu vực kinh tế có lợi nhuận thấp, dẫn đến nền kinh tế phát triển mất cân đối.
Thị trường chứng khoán Việt Nam mới hình thành, việc từng bước mở cửa thu hút các nhà đầu tư nước ngoài là xu thế tất yếu của thời đại. Nhưng thị trường chứng khoán của ta có quy mô rất nhỏ nên nếu quản lý thị trường không tốt các nhà đầu cơ rất dễ thực hiện đầu cơ, lũng đoạn thị trường tác động xấu đến thị trường chứng khoán và nền kinh tế. Một trong những ảnh hưởng nghiêm trọng, đó là sự trói buộc, ảnh hưởng về chính trị khi các nhà đầu cơ nước ngoài có thể thao túng kinh tế.
Khi niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường lung lay thì một vài người trong số họ sẽ ngay lập tức rút vốn về bằng cách bán tống bán tháo những chứng khoán nợ, chứng khoán vốn mà họ sở hữu. Tình trạng này sẽ gây ra phản ứng dây chuyền đến các nhà đầu tư khác khiến các nhà đầu tư đó cũng nhanh chóng rút chạy để bảo toàn những đồng vốn của mình. Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á vừa qua là một ví dụ tiêu biêủ về vấn đề này mà Thái
Lan là một điển hình. Các nhà đầu tư nước ngoài ồ ạt rút vốn về nước khiến cho chứng khoán trên thị trường chứng khoán bị mất giá nhanh chóng, tạo ra áp lực làm mất giá đồng tiền bản tệ. Tiếp sau Thái lan thị trường chứng khoán Hàn Quốc và một số nước khác cũng rơi vào trường hợp tương tự. Bài học kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng kinh tế đã cho thấy nếu số lượng các nhà đầu tư nước ngoài tham gia càng đông thì khả năng họ rút vốn đồng loạt do một tác động nào đó có thể làm cho thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng nghiêm trọng và làm cho luồng vốn đầu tư nước ngoài tại quốc gia đó chảy ngược, làm cho nền kinh tế của quốc gia đó suy thoái và gây tác động xấu đến quá trình phát triển. Với Việt Nam, nợ nước ngoài chủ yếu là nợ của chính phủ từ nguồn ODA với thời hạn chính là trung và dài hạn, đầu tư chủ yếu của nước ngoài vào Việt Nam chủ yếu là đầu tư trực tiếp FDI cho nên chưa có tiền đề cho việc di chuyển, tháo vốn nóng, ngắn hạn ra khỏi Việt Nam nhưng khi đã có thị trường chứng khoán thì luồng vốn đầu tư nước ngoài có thể chảy vào qua kênh dẫn vốn này nên khi có tác động nào đó về mặt kinh tế hiện tượng tháo vốn sẽ có thể diễn ra. Tác động của hiện tượng này đến nền kinh tế là vô cùng nặng nề như chúng ta đã có dịp chứng kiến qua cuộc khủng hoảng Tài chính Châu á vừa qua, chúng ta phải hết sức thận trọng với khả năng này.
Tóm lại, việc tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam vừa có mặt tích cực và mặt tiêu cực, điều quan trọng là phải làm thế nào để hạn chế được mặt tiêu cực và phát huy mặt tích cực một cách có hiệu quả nhất. Việc cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam là cần thiết, các nước trên thế giới đều mở cửa thị trường chứng khoán cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia và họ đã thành công. Việt Nam xây dựng thị trường chứng khoán muộn hơn so với phần lớn
các nước trên thế giới, do vậy chúng ta có thuận lợi là có điều kiện học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước để từ đó đưa ra các biện pháp hạn chế các tác động không tốt của người đầu tư nước ngoài tới thị trường chứng khoán Việt Nam.
CHƯƠNG 3:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯNƯỚC NGOÀI VÀO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM NƯỚC NGOÀI VÀO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM