Chính sách BHTG Nhật Bản

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách bảo hiểm tiền gửi (Trang 41 - 44)

- Bồi hoàn/chi trả tiền bảo hiểm

1.3.2. Chính sách BHTG Nhật Bản

Mục tiêu chính sách

Luật pháp Nhật Bản quy định Hệ thống BHTG được hình thành theo Luật BHTG và Tổ chức BHTG Nhật Bản (DICJ) là pháp nhân được thành lập theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi với mục đích của hệ thống là bảo vệ người gửi tiền nhằm duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính

Để thực hiện các mục tiêu chính sách đó, Luật BHTG Nhật Bản qui định tổ chức BHTG nước này có các nhiệm vụ chính là thanh toán bảo hiểm cho người gửi tiền và mua các khoản tiền gửi từ người gửi tiền (bổ sung trong lần sửa đổi Luật tháng 6.1996) trong trường hợp chấm dứt tái thanh toán tiền gửi và cung cấp hỗ trợ tài chính nhằm tạo điều kiện cho các hoạt động sáp nhập hoặc mua lại các tổ chức tài chính.

Cơ cấu tổ chức

Tổ chức BHTG của Nhật Bản gồm các thành viên của Ban chính sách (tối đa là 8) bên cạnh Thống đốc và các Phó Thống đốc của Tổ chức BHTG Nhật Bản bao gồm: Bộ trưởng Bộ Tài chính, Đại diện của Cơ quan Giám sát Tài chính, Thống đốc NHTW Nhật và Thống đốc của DIC. Ủy ban có quyền chỉ định các thành viên khác để tập hợp và phân tích thông tin về nền kinh tế và tình hình tài chính [32].

Chức năng, nhiệm vụ

Chính sách BHTG Nhật Bản quy định nhiệm vụ của Tổ chức BHTG Nhật Bản là điều hành hệ thống bảo hiểm tiền gửi, thực hiện các hoạt động thu phí bảo hiểm, thanh toán tiền gửi được bảo hiểm và các khoản thanh toán trước, hỗ trợ tài chính và bù đắp tổn thất, mua lại các khoản tiền gửi,… và đại diện cho những người gửi tiền trong các thủ tục tái tổ chức/phá sản. DICJ cũng được giao quyền thực hiện các hoạt động như cung cấp hỗ trợ tài chính đặc biệt và mua lại các khoản tiền gửi trong một khoảng thời gian nhất định cho tới cuối tháng 03.2001 như những hoạt động đặc biệt ngoài các hoạt động thông thường khi Bộ

Tài chính xét thấy rủi ro có thể ảnh hưởng đáng kể tới sự ổn định của hệ thống tài chính.

Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi

Các tổ chức tài chính bắt buộc tham gia bảo hiểm tiền gửi bao gồm các loại hình tổ chức tài chính như: Các ngân hàng (NH thành thị, NH khu vực, NH thành viên của Hiệp hội Ngân hàng khu vực, NH tín thác và NH tín dụng dài hạn, ...); Các NH Shinkin; Các hợp tác xã tín dụng; Các NH lao động.

Loại tiền gửi được bảo hiểm

Theo quy định của chính sách BHTG ở Nhật Bản thì loại tiền gửi được bảo hiểm ở nước này gồm: Tiền gửi và các nghĩa vụ khác của các tổ chức thành viên được bảo hiểm theo hệ thống bảo hiểm tiền gửi như: Tiền gửi; Tiết kiệm trả góp; Trả góp; Tiền ủy thác mà gốc được bảo đảm; Tất cả các sản phẩm tiết kiệm dồn tích/tài sản dồn tích sử dụng tiền gửi và các hình thức trên.

Các loại hình tiền gửi và nghĩa vụ không thuộc diện được bảo hiểm gồm:

Tiền gửi bằng ngoại tệ; Giấy chứng nhận tiền gửi có thể chuyển nhượng; Tiền gửi của các tài khoản giao dịch tài chính quốc tế đặc biệt (tài khoản thị trường hải ngoại Nhật bản); Tiền gửi của chính quyền trung ương và địa phương, các công ty công cộng và các tổ chức nửa chính phủ khác; Tiền gửi từ NHTW Nhật và các tổ chức tài chính thuộc Hệ thống bảo hiểm tiền gửi; Tiền gửi của tổ chức BHTG Nhật Bản; Tiền gửi vô danh; Tiền gửi trái với Luật liên quan tới Kiểm soát các Hợp đồng phi ủy thác liên quan đến tiền gửi.

Phí bảo hiểm tiền gửi

Phí bảo hiểm được tính toán trên cơ sở tổng tiền gửi được bảo hiểm và các nghĩa vụ khác của tổ chức thành viên tính tại thời điểm ngày cuối cùng của năm kinh doanh trước đó và phải được tất cả các tổ chức thành viên của tổ chức BHTG Nhật Bản thanh toán trong vòng 3 tháng đầu của năm tài chính tiếp theo.

Tuy nhiên, năm 1996 một hệ thống thanh toán trả góp phí bảo hiểm đã đưa ra. Theo đó, 50% phí bảo hiểm hàng năm sẽ được thanh toán trong quý I của năm kinh doanh, 50% còn lại có thể được thanh toán trong quý III [34].

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách bảo hiểm tiền gửi (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w