Ban hành Luật BHTG

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách bảo hiểm tiền gửi (Trang 84 - 86)

- Quy định về hạn mức trả tiền bảo hiểm chưa phù hợp

3.2.1. Ban hành Luật BHTG

Qua một thập niên hoạt động và phát triển, chính sách BHTG của Chính phủ đã phát huy được những hiệu quả tích cực thông qua nhiều hoạt động của BHTG, đặc biệt là việc xử lý các tổ chức tham gia BHTG bị chấm dứt hoạt động không gây ảnh hưởng lớn tới các hoạt động của ngành ngân hàng. Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế và khu vực một cách nhanh chóng và hầu hết các lĩnh vực như: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, kiểm toán,… đều đã có luật hoặc pháp lệnh điều chỉnh thì pháp luật điều chỉnh hoạt động BHTG ở Việt Nam hiện nay mới chỉ dừng ở mức Nghị định. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu và nhiệm vụ mới đồng bộ với các luật liên quan tới hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh bảo hiểm và kinh doanh chứng khoán hoạt động BHTG ở Việt Nam phải có cơ sở pháp lý ở mức cao hơn. Dự án Luật BHTG đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch nghiên cứu xây dựng song để Luật Bảo hiểm tiền gửi thực sự phát huy tác dụng trong việc đảm bảo thực hiện mục tiêu đề ra, các nội dung trong Luật BHTG cần được nghiên cứu hài hòa với thông lệ quốc tế và quan trọng hơn là phải phù hợp với hệ thống pháp luật của Việt Nam.

Cụ thể, Luật Bảo hiểm tiền gửi phải thể chế hóa được quan điểm chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước, thể hiện được tính đặc thù của hệ thống ngân hàng Việt Nam, phù hợp với thể chế chính trị của Việt Nam đã được qui định trong Hiến pháp năm 1992. Đồng thời phải phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội ở Việt Nam, đặc biệt là các điều kiện về sự phát triển của thị trường tiền tệ, thị trường vốn, sự phát triển của hệ thống ngân hàng, mức độ hiểu biết, thói quen tiết kiệm của người dân. Bên cạnh đó, Luật BHTG phải kế thừa những nội dung phù hợp đã được trải nghiệm qua thực tiễn 10 năm thực hiện pháp luật bảo hiểm tiền gửi, bảo đảm tính kế thừa trong quản lý đồng thời khắc phục được

những thiếu sót, bất cập của pháp luật hiện hành về bảo hiểm tiền gửi. Ngoài ra, Luật Bảo hiểm tiền gửi phải tham khảo, học tập kinh nghiệm xây dựng Luật bảo hiểm tiền gửi của các nước, cũng như tham khảo các hướng dẫn phát triển hệ thống bảo hiểm tiền gửi hiệu quả của các tổ chức quốc tế, bảo đảm Luật Bảo hiểm tiền gửi của Việt Nam có sự tương thích nhất định với các chuẩn mực chung của quốc tế.

Việc xây dựng Luật Bảo hiểm tiền gửi tạo thành một chỉnh thể thống nhất, đồng bộ với các mảng pháp luật ngân hàng khác (Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật Các tổ chức tín dụng) nhằm tạo ra hiệu quả chung của các mảng pháp luật này, cũng như tạo ra sự phối hợp, hoạt động hiệu quả của các cấu phần trong mạng lưới an toàn tài chính quốc gia.

Dự án Luật Bảo hiểm tiền gửi đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2008 của Quốc hội theo Nghị quyết số 11/2007/NQ-QH12 ngày 21/11/2007 của Quốc hội.

Để ban hành Luật BHTG cần thực hiện các công việc sau:

Một là, thành lập Ban soạn thảo và Tổ biên tập dự án Luật Bảo hiểm tiền gửi. Ban soạn thảo và Tổ biên tập tiến hành nghiên cứu, chuẩn bị các công việc soạn thảo Luật Bảo hiểm tiền gửi. Nhằm đảm bảo tính đồng bộ giữa Luật Bảo hiểm tiền gửi và hai Luật Ngân hàng mới Thủ tướng Chính phủ cần phân công cơ quan chủ trì soạn thảo dự án luật BHTG.

Để Luật sát với thực tiễn hoạt động trong quá trình xây dựng Luật, tổ chức BHTG được tham gia ý kiến vì chính trong quá trình thực hiện tổ chức BHTG sẽ hiểu rõ ưu điểm và hạn chế của chính sách hơn bất kỳ đơn vị nào. Theo đó nên giao cho BHTGVN xây dựng và soạn thảo trên cơ sở góp ý kiến của các bộ, ngành liên quan để đảm bảo việc thực hiện chính sách BHTG là kế thừa các quy định cũ còn tiếp tục thực hiện được và phát triển các quy định mới

trên nền các quy định cũ mà không còn phù hợp với điều kiện mới. Giai đoạn này dự kiến kết thúc trong tháng 12/2011.

Hai là, tổ chức lấy ý kiến góp ý bổ sung dự kiến kết thúc trong quý I/2012.

Ba là, trình Quốc hội thông qua, dự kiến kết thúc trong quý III/2012.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách bảo hiểm tiền gửi (Trang 84 - 86)