Sàn giao dịch quyền chọn chứng khoán Chicago (CBOE):

Một phần của tài liệu bài tiểu luận chiến lược quyền chọn - đh kinh tế tp.hcm (Trang 49 - 51)

V. Thực trạng thị trường quyền chọn trên thế giới và Việt Nam: 1 Mô hình Mỹ

1.2 Sàn giao dịch quyền chọn chứng khoán Chicago (CBOE):

Lịch sử hình thành và phát triển

CBOE là một trong những sàn giao dịch quyền chọn lớn nhất thế giới với lịch sử hình thành và phát triển được tóm lược như sau:

Thời gian Sự kiện

1973 CBOE được thành lập, đây là sàn giao dịch đầu tiên và lớn nhất về các

hợp đồng giao sau hàng hóa, đã tổ chức một sàn giao dịch dành riêng cho giao dịch quyền chọn cổ phiếu.

Ngày giao dịch đầu tiên (26/04/1973) có 911 hợp đồngmua bán ký kết

1975 Hệ thống báo giá tự động được giới thiệu

Trung tâm thanh toán các giao dịch quyền chọn được thành lập

Mô hình Black- Scholes được áp dụng trong việc định giá quyền chọn

1977 Bắt đầu giao dịch quyền chọn bán

SEC đình chỉ việc mở rộng các giao dịch quyền chọn trong thời gian cơ quan này xem xét lại việc phát triển quá nhanh của thị trường chứng khoán phái sinh.

1980 CBEO củng cố lại công việc kinh doanh quyền chọn.

1981 CBOE xây dựng trụ sở mới với tổng diện tích 350.000 m2 thay cho quy

mô trước đây là 45.000 m2

1983 CBOE tiến hành thực hiện cuộc cách mạng trong ngành giao dịch quyền

chọn bằng loại hình giao dịch chỉ số chứng khoán.

CBOE đưa vào giao dịch quyền chọn chỉ số S&P 100 và giao dịch quyền chọn chỉ số S&P 5.

1984 Khối lượng giao dịch thường niên qua các sàn lần đầu tiên đạt đến con số

100 triệu hợp đồng.

Automatic Execution System ( RAES)).

1985 CBOE thành lập Viện nghiên cứu về Quyền chọn.

Đưa vào giao dịch chỉ số NASDAQ. Quyền chọn được niêm yết trên NYSE.

1987 TTCK rơi vào khủng hoảng kéo theo sự sụp đổ của TTCK phái sinh.

1989 CBOE bắt đầu chuyển hướng phát triển loại hình giao dịch quyền chọn lãi

suất.

1992 Hội đồng công nghệ quyền chọn ( Options Industry Council) được thành

lập với nhiệm vụ mở rộng việc đào tạo cho những nhà đầu tư.

1993 CBOE giới thiệu quyền chọn FLEX- tạo ra những điều khoản cơ bản trong

hợp đồng quyền chọn.

CBOE khai trương chỉ số VIX- một chỉ số đo lường tính không ổn định của thị trường.

1997 Đưa vào giao dịch chỉ số công nghiệp Down Jones.

CBOE mua lại bộ phận kinh doanh quyền chọn của NYSE.

1998 CBOE và ngành công nghiêp quyền chọn kỷ niệm 15 năm ngày thành lập.

Khối lượng hợp đồng quyền chọn thường niên qua CBOE vượt ngưỡng 200 triệu hợp đồng.

2000 SEC chấp thuận kế hoạch liên kết thị trường quyền chọn Mỹ của CBOE.

Số lượng các hợp đồng giao dịch lần đầu tiên vượt ngưỡng 1 triệu hợp đồng/ ngày.

Khối lượng hợp đồng quyền chọn thường niên qua CBOE đạt 300 triệu hợp đồng.

2002 CBOE tiếp tục mở rộng hệ thống giao dịch điện tử.

CBOE bắt đầu phát triển hệ thống giao dịch kép, kết hợp giữa việc mua bán thủ công trên sàn giao dịch tự động hóa qua hệ thống điện tử.

2003 CBOE và các sàn giao dịch khác thành công trong việc kết nối liên thị

trường.

CBOE kỷ niệm 20 năm ngày giao dịch quyền chọn đầu tiên được thực hiện.

2005 CBOE đạt khối lượng giao dịch mức 468.249.301 hợp đồng ( tăng 30% so

với năm 2004) với tổng giá trị ước tính lên đến 12.000 tỷ đô la Mỹ.

2007 CBOE đạt khối lượng giao dịch mức 944.471.924 hợp đồng (tăng 40% so

với năm 2006).

06/2010 Việc phát hành lần đầu ra công chúng của cổ phiếu CBOE đã đem lại 339

triệu USD và giá trị thị trường của CBOE nâng lên mức 9,97 tỷ USD.

Số liệu thống kê về tình hình phát triển của hợp đồng quyền chọn:

Tính đến thời điểm hiện nay, Mỹ có trên 20 Sở giao dịch công cụ phái sinh, với hơn 68.000 nhà giao dịch sàn, môi giới sàn, môi giới giới thiệu, người hợp tác, người kinh doanh hoa hồng hợp đồng tương lai , và nhà tư vấn giao dịch hàng hóa- một nhóm gồm 5 ngân hàng lớn ( JPMorgan

Chase, Citigroup, Bank of America, Morgan Stanley, Goldman Sachs) kiểm soát trên 90% tổng số các giao dịch phái sinh.

Năm 2012 số lượng hợp đồng phái sinh danh nghĩa của các ngân hàng thương mại Mỹ tham gia bảo hiểm và các hiệp hội tiết kiệm trong quý IV giảm $3846 tỷ (2%) lên $223000 tỷ, dẫn đầu sự suy giảm đó là của hợp đồng quyền chon với $ 1801 tỷ (5%).

Các chứng khoán phái sinh đều giảm trong 4 quý năm 2012, với một sự suy giảm tổng cộng $2600 tỷ (10,5%).

Các công cụ phái sinh phát triển nhanh chóng ( xem xét quý 4 từ 2001-2012).

* Hợp đồng quyền chọn tăng hơn 3,1 lần, từ $10,032 tỷ năm 2001 lên trên $ 31,583 tỷ. * Các hợp đồng tương lai và kì hạn đã tăng từ $9,313 tỷ lên hơn $43,000 tỷ tăng gấp 4,6 lần. * Đặc biệt, hợp đồng chuyển đổi đang chiếm tỉ lệ ngày càng cao trong doanh thu so với các loại hợp đồng khác, chiếm gần 3/5 trong các công cụ phái sinh qua các năm. Các hợp đồng phái sinh tín dụng có tốc độ phát triển nhanh nhất từ 2001 là $395 tỷ lên $13,190 tỷ, tăng trên 30 lần.

Một phần của tài liệu bài tiểu luận chiến lược quyền chọn - đh kinh tế tp.hcm (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w