Long Call Butterfly

Một phần của tài liệu bài tiểu luận chiến lược quyền chọn - đh kinh tế tp.hcm (Trang 32 - 36)

III. Option spread strategies 1 Chiến lược Bull spread :

3. Butterfly spread strategy (chiến lược quyền chọn kiểu bướm):

3.1 Long Call Butterfly

- Liên quan đến các vị thế Option với 3 mức giá thực hiện khác nhau.

Mua 1 call option với GTH X1 tương đối thấp Mua 1 call option với GTH X3 tương đối cao

Bán 2 call option với GTH X2 (với giá thực hiện trung bình)

Chiến lược này thực hiện khi nhà đầu tư nghĩ rằng giá tài sản cơ sở ổn định hoặc biến động nho. Đây là chiến lược giới hạn lỗ và lãi của nhà đầu tư.

Tất cả đều có cùng một thời gian đáo hạn và một tài sản cơ sở

Phân tích hình

1: mua 1 quyền chọn mua X1

và bán 1 quyền chọn mua X2 (bull call spread)

 St ≤ X1: cả 2 quyền chọn đều không thực hiện

Π1 = – F1 + F2

X1 < St< X2:quyền chọn mua với giá thực hiện X2 không được thực hiện

Π1 = St – X1 – F1 + F2.

 St ≥ X 2: Cả hai quyền chọn đều được thực hiện

Π1 = St – X1 – F1 + F2 – (St – X2 ) = - X1 – F1 + F2 + X 2

Phân tích hình 2: bán 1 quyền chọn mua X2 và mua quyền chọn mua X3 (bear call spread )

 St ≤ X 2: Cả hai quyền chọn đều không được thực hiện

 X2 < St < X3: Quyền chọn mua X2 được thực hiện.

Π2 = - (St – X2 ) – F3 + F2

 St ≥ X3: Cả hai quyền chọn đều được thực hiện.

Π2 = (St – X3 – F3 ) + F2 – (St – X2 ) = - X3 – F3 + F2 + X2

Tổng hợp hai chiến lược ở hình 1 và hình 2 => hình 3:chiến lược long call butterfly

 St < X1 mà X1 < X2 => St < X2:

π = F2 – F1 + F2 – F3 = 2F2 – (F1 + F3)

= chênh lệch phí quyền chọn ròng Với chênh lệch phí quyền chọn ròng là:

 St ≥ X3

π = - X1 – F1 + F2 + X2 - X3 – F3 + F2 + X2 = F2 – F1 + F2 – F3 = 2F2 – (F1 + F3)

= chênh lệch phí quyền chọn ròng

Lỗ tối đa của chiến lược này là chênh lệch phí quyền chọn ròng.

Lỗ tối đa xảy ra khi giá của tài sản cơ sở ≤ giá thực hiện của của quyền chọn mua với giá thấp mà nhà đầu tư đã mua hoặc khi giá của tài sản cơ sở ≥ giá thực hiện của quyền chọn cao mà nhà đầu tư đã mua.

 X1 < St ≤ X2:

π = St- X1 – F1 + F2 – F3 + F2 = 2F2 – (F1 + F3 ) + St- X1 Suy ra π max khi St max = X2

π max = 2F2 – (F1 + F3 ) + X2 - X1

 X2 < St ≤ X3:

π = - X1 – F1 + F2 + X2 - (St– X2 ) – F3 + F2 = 2F2 – (F1 + F3 ) + 2X2 - X1 – St

Suy ra π max khi St min = X2

π max = 2F2 – (F1 + F3 ) + X2 - X1

Lợi nhuận tối đa = giá thực hiện quyền chọn mua (giá thực hiện trung bình) nhà đầu tư đã mua – giá thực hiện của quyền chọn mua (giá thực hiện thấp) đã bán – chênh lệch phí quyền chọn ròng

Lợi nhuận đạt được khi giá tài sản cơ sở = giá thực hiện của quyền chọn mua nhà đầu tư đã bán Điểm hòa vốn khi π = 0  2F2 – (F1 + F3 ) + St- X1 = 0 => St= ((F1 + F3 ) – 2F2 ) + X1

Tỷ giá St Thu hồi từ mua QCM X1 Thu hồi từ mua QCM X3 Thu hồi từ bán 2 QCM X2

Tổng lợi nhuận

St 0 0 0 2F2(F1+F3) St X1 0 0 2F2 (F1+ F3) +St X1 St X1 0 2(St X2) 2F2 (F1+ F3) + X3St St X1 StX3 2(St X2) 2F2(F1+F3)

2P2 – (F1 + F3 ) + 2X 2 - X1 - St = 0 => St= - ((F1 + F3 ) – 2F2 ) + X3

Vậy:

Điểm hòa vốn thấp = giá thực hiện quyền chọn mua có giá thực hiện thấp + chênh lệch chi phí quyền chọn ròng

Điểm hòa vốn cao = giá thực hiện quyền chọn mua có giá thực hiện cao – chênh lệch chi phí quyền chọn ròng

Một phần của tài liệu bài tiểu luận chiến lược quyền chọn - đh kinh tế tp.hcm (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w