BÊN NGOÀI LÀ BÙN NHƯNG BÊN TRONG LÀ VÀNG (Thu nhận

Một phần của tài liệu Quyết đoán trong kinh doanh (Trang 41 - 43)

Cái gọi là giá trị, có trường hợp nhìn bề ngoài thì biết ngay, nhưng ngược lại có khi chỉ nhìn bề ngoài thì khó biết. Chẳng hạn, một vật bề ngoài bị bao phủ một lớp bùn thì dù ở trong có tốt thế nào, thoạt nhìn hẳn không biết. Mặc dù thế, người biết nhìn chắc vẫn nhìn ra cái giá trị bên trong không nhìn thấy đó. Người bình thường thì khó làm được, nhưng tôi có cảm nghĩ nhờ rèn luyện hoặc nhờ kinh nghiệm lâu năm, người ta có thể nhìn thấy được.

Năm 1954, tôi quyết định đưa Công ty Victor Nhật Bản vào hệ các công ty của Công ty điện khí MATSUSHITA. Tại sao tôi lại tiếp thu việc kinh doanh Công ty Victor Nhật Bản? Có hai lý do. Lý do thứ nhất là, kinh doanh của Công ty Victor rơi vào tình huống nguy hiểm, muốn huy động vốn từ công ty khác nhưng không được. Vào lúc ấy, tôi lại nghe nói là ban lãnh đạo muốn trả lại Công ty Victor cho Công ty RCA của Mỹ, một công ty đang định đầu tư vào Nhật Bản.

Công ty Victor Nhật Bản nguyên gốc là công ty 100% vốn của Công ty Victor Mỹ; sau đó công ty này bị sát nhập vào RCA nên đã trở thành công ty con của RCA. Về sau, vì quan hệ giữa Mỹ và Nhật xấu đi nên RCA rút vốn về và Công ty T của Nhật Bản đã mua lại.

Trong thế chiến thứ hai, do Mỹ dội bom, xưởng của Công ty Victor Nhật Bản gần như bị tàn phá hết, rơi vào tình trạng rất khốn đốn. Vì liên tục lỗ nên phải huy động vốn bù vào. Công ty T không thể bỏ tiền vào nữa và có một ngân hàng xuất tiền ra. Thế là ngân hàng đó nắm cổ phần của Công ty T. Vào năm 1952, Luật Ngân hàng bị sửa đổi, ngân hàng không có quyền nắm cổ phần của xí nghiệp. Do đó Ngân hàng nọ phải tìm nơi chịu mua lại, nhưng Công ty T cũng như các nơi khác đều không có khả năng thay thế gánh được số trái phiếu nợ khổng lồ.

Không còn cách nào khác nên họ định trả lại RCA. Khi sự thể xảy ra như thế thì tôi nghe được câu chuyện. Tôi nghĩ, nếu trả lại RCA thì tư bản của Mỹ sẽ vào Nhật. Nếu như thế thì toàn thể ngành công nghiệp Nhật Bản sẽ phải nhận một quả đấm lớn, một sự uy hiếp lớn. Lý do là công nghiệp Nhật Bản thời đó khác với bây giờ lực còn yếu, sức đề kháng còn kém. Vì thế, nếu tư bản nước ngoài vào, công nghiệp Nhật Bản có thể rơi vào tình trạng hỗn loạn lớn, không thể để như vậy được.

Trong tình hình đó, tôi quyết đoán việc tiếp thu kinh doanh của Công ty Victor Nhật Bản đang bên bờ vực nguy hiểm.

- Vậy ông MATSUSHITA chịu tiếp thu khoản nợ khoảng 500 triệu yên chứ? - Được, tôi tiếp thu. Nhưng mà bây giờ không có tiền ngay. Tôi chịu trách nhiệm mà, yêu cầu ông tạm thời để đó.

- Tốt, đồng ý.

Chuyện tiếp thu kết thúc như thế.

Nhưng vào thời điểm đó, tôi hầu như chưa nhìn thấy xưởng hay trụ sở của Công ty Victor Nhật Bản mà vẫn tiếp thu kinh doanh, có thể có người nghĩ: dù có nói việc tư bản Mỹ vào Nhật Bản sẽ gây khốn khó, nhưng không nhìn thấy công ty ấy là công ty thế nào mà dám tiếp thu, thì đúng là nhà kinh doanh nhẹ dạ cả tin, không tránh khỏi bị phê phán.

Dù như thế nhưng tại sao tôi quyết đoán tiếp thu một công ty đang trong tình trạng đến xưởng cũng không thấy.

Lý do thứ hai là mặc dù tôi chưa nhìn thấy xưởng cũng như trụ sở nhưng tôi đã biết giá trị sẵn có của Công ty tên là Victor Nhật Bản.

Tôi nghĩ, Công ty Victor Nhật Bản bây giờ giống như vàng bị trát bùn bên ngoài, vì vậy, giá trị của vàng không lộ ra ngoài. Nhưng nếu rửa sạch lớp bùn đó thì vàng bên trong lại sáng ngời ngay. Do đó, dù không nhìn thấy xưởng vẫn có thể tiếp thu tốt.

Trong thực tế, công ty mà chúng tôi sợ họ đầu tư vào, - RCA - đã nói đến chuyện chỉ mua cái mác Victor Nhật Bản thôi với giá 300 triệu yên. Vốn của Công ty Victor Nhật Bản là 200 triệu yên nhưng cái mác đã 300 triệu, vậy chứng tỏ RCA biết giá trị của công ty này. Tôi cũng biết giá trị đó nên đã quyết đoán tiếp thu, vì nếu để RCA mua sẽ gây mối bất an cho công nghiệp Nhật Bản.

Sau khi tiếp thu, tôi đi tìm hiểu thì thấy về mặt kỹ thuật nó ở trình độ rất cao. Nhưng cái gọi là "kinh doanh" để phát huy hết kỹ thuật ưu tú này, có mặt chưa hợp lý. Vì thế, tôi đã phái hai người phụ trách kinh doanh sang để xúc tiến việc xây dựng lại Công ty.

Sau đó, nhờ ứng dụng tốt triết lý kinh doanh của Công ty MATSUSHITA, nhờ phát huy kinh nghiệm và kỹ thuật ưu tú đó, Công ty Victor Nhật Bản đã được xây dựng lại và tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Sự việc này giống như tôi nghĩ: rửa sạch lớp bùn bám bên ngoài thì vàng bên trong sẽ lộ ra sáng ngời.

Một phần của tài liệu Quyết đoán trong kinh doanh (Trang 41 - 43)