CON NGƯỜI KHÔNG PHẢI LÀ THẦN THÁNH (Dao động theo đề

Một phần của tài liệu Quyết đoán trong kinh doanh (Trang 31 - 33)

(Dao động theo đề nghị của một người)

Con người vì không phải là thần thánh nên có lúc, có trường hợp không biết phải xử trí thế nào cho đúng. Nhất là khi còn trẻ, còn ít kiến thức và kinh

nghiệm, rất khó mà đưa ra phán đoán dứt khoát. Vì thế có nguy cơ bước vào mê lộ, đánh mất cả chính bản thân mình.

Cuối năm 1919, tôi đã nhận một đề nghị của người bạn A quen biết từ thời còn làm ở Công ty điện quang OSAKA. Nội dung của đề nghị đó là chuyển Công ty điện khí MATSUSHITA từ xí nghiệp tư nhân thành công ty cổ phần.

Bạn A nói "Thay vì một mình cậu làm kiểu cò con, bây giờ hãy kêu gọi vốn từ nơi khác nhiều vào, làm một cách có tổ chức, làm to ra có hơn không. Họ

hàng, người quen tớ có nhiều nhà tư sản, 50.000 hay 100.000 yên thì có ngay. Cậu có muốn cùng tớ chuyển xưởng MATSUSHITA thành công ty cổ phần to không?".

Vì A thuyết phục nhiệt tình quá nên tôi bị dao động. Suy ngẫm thì thấy đúng là A nói có lý, thay vì một mình làm 10 việc thì hai người lập công ty làm 30 việc có hơn không?! Nghĩ thế tôi nói với A "để tớ suy nghĩ kỹ đã, 4 hoặc 5 ngày sau sẽ đến nhà cậu trả lời", rồi chia tay.

Tôi đã nói để suy nghĩ kỹ đã, nhưng nghĩ bao nhiêu tôi cũng không ra kết luận được. Cứ phân vân làm một mình như vậy tốt hơn hay làm ra công ty cổ phần tốt hơn. Tôi không phán đoán nổi, vì vậy không quyết đoán được. Hai, ba ngày trôi qua mà đầu óc vẫn phân vân phiền não. Nhưng đã nói với A là sẽ trả lời thì không thể bỏ mặc được, vì vậy, dù chưa quyết, tôi vẫn đến nhà A.

Khi gặp tôi, A liền nói câu như đã nghĩ sẵn "Này cậu MATSUSHITA quyết định rồi chứ. Chỉ cần cậu quyết tâm thôi là ngày mai tớ làm đơn xin nghỉ ngay. Sau đó lập tức về quê, ghé qua người nhà họ hàng kêu gọi vốn, mỗi nhà một phần 5.000 hay 50.000 yên".

Nói như thế có nghĩa là A đã đốc thúc tôi quyết đoán, dồn tôi phải mau quyết tâm. Dù sao chăng nữa, tôi cũng chỉ mới bắt đầu buôn bán được hơn một năm, mà đã nhận lời đề nghị như thế, và phải đứng vào tình thế như vậy thì khó xử thật. Lúc ấy, trong tôi chưa hình thành những điều tâm niệm triết lý trong kinh doanh để có thể phán đoán chính xác sự việc, chưa nhìn rõ tương lai của chính mình.

Nếu nói là tôi chưa vững vàng thì quả thật là đúng như vậy. Vì thế, cuối cùng tôi đã bị cuốn theo những lời nhiệt tình của A và đã nhận lời dù trong lòng vẫn bán tín bán nghi. Nhưng dù sao đây cũng là một quyết đoán.

Sau khi về nhà bình tĩnh suy nghĩ lại, thấy đúng là mình nhận lời hơi nhanh. Mình toàn bị vướng vào những đắn đo, làm một mình có lợi? hay làm thành công ty cổ phần có lợi? mà quên đi tính cách của A mới là quan trọng; quên xem xét lại khả năng, bản lĩnh, nhân cách v. v... của A. Tôi suy nghĩ thêm thì thấy nổi lên vấn đề liệu A có phải là người tin tưởng được không? Liệu trong thực tế cậu ấy có thể kêu gọi nhiều vốn dễ dàng thế không? Và thấy những lời của A đúng là lời của chàng thư sinh, chưa hiểu thực tế.

Vì suy nghĩ như thế nên tôi lại nghĩ dù đã quyết đoán một lần, dù đã có cam kết giữa hai người, nhưng thà giống như từ trước đến bây giờ cò con chăng nữa, làm một mình vẫn hơn. Tuy nhiên, đi đến nhà A để nói điều này thì quả là một việc khó khăn lắm. Dù là nói miệng nhưng cam kết vẫn là cam kết, bây giờ lại đi từ chối thì thật là khó nhấc bước quá.

Tôi cứ nghĩ khốn thật! Khốn thật! Sau 2, 3 ngày trôi qua, tâm tư thanh thản lại phần nào, tôi mới quyết định đi đến nhà bạn A gặp một lần để nói chuyện từ tốn giãi bày.

Nhưng! giống như câu người ta thường nói "sự thật còn kỳ bí hơn tiểu

thuyết", một việc lạ lùng ngoài tưởng tượng xảy ra, bạn A đã mất và tang lễ vừa mới xong. Thật giống như câu chuyện trong mơ. Tôi nghe bạn HOSO kể lại rằng, sau khi chia tay với tôi thì hôm sau A bị viêm phổi cấp tính và chỉ độ hai ngày sau là mất. "Tôi định thông báo cho cậu nhưng vì không biết địa chỉ nên đành thất lễ" bạn HOSO nói thế.

Tôi ngớ ra, cảm thấy thấm thía câu "Cuộc đời không ai biết trước được". Thế là câu chuyện trên tự nhiên tiêu tan. Nhưng nếu giả sử câu chuyện trở thành hiện thực thì chắc không có Công ty MATSUSHITA như ngày nay.

Cái gọi là "quyết đoán sự việc" quả là khó, có trường hợp không cho phép quyết đoán chậm, nhưng ngược lại, có trường hợp hấp tấp quyết đoán thì thất bại. Nhưng, như thí dụ trên, điều trọng yếu nhất là: tâm trí vẫn chưa ổn định, lòng vẫn còn bán tín, bán nghi mà quyết định là không được. Đương nhiên, tôi nghĩ, trong cuộc đời không có cái gọi là "xác định tin tưởng tuyệt đối", nhưng ít ra cũng phải có sự chấp nhận, đồng ý sau khi đã xem xét lại mọi mặt theo cách nhìn của mình.

Một phần của tài liệu Quyết đoán trong kinh doanh (Trang 31 - 33)