Tăng cường hợp tác, phân công và phân cấp

Một phần của tài liệu tình hình huy động vốn fdi 10 tháng đầu năm 2007 – thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 43)

3. GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG THỜI GIAN TỚ

3.2.5 Tăng cường hợp tác, phân công và phân cấp

• Thực tế quản lý Nhà nước ở cấp Trung ương đối với đầu tư nước ngoài đã cho thấy, để nâng cao hiệu năng của các cơ quan Nhà nước, cần xác định rõ chức năng, quy định cụ thể phạm vi quyền hạn của từng Bộ, mỗi việc chỉ nên do một Bộ chịu trách nhiệm giải quyết, hoặc phải được hỏi ý kiến theo “cơ chế thỏa thuận”, thực chất là tham gia quyết định.

nhân danh Nhà nước để ra các quyết định đối với từng trường hợp, từng sự việc trong những hoàn cảnh cụ thể. Nếu đội ngũ công chức Nhà nước không đủ phẩm chất, thiếu kiến thức và năng lực chuyên môn, thiếu tinh thần hợp tác thì trở thành lực cản lớn đối với việc nâng cao hiệu năng quản lý Nhà nước. • Cần phải bảo đảm tính thống nhất trong cả nước về việc thực hiện luật pháp,

nghiêm cấm việc chính quyền các cấp ban hành những quy định trái pháp luật Nhà nước, không thực hiện đầy đủ chỉ thị của các Bộ, kể cả lý do để tạo môi trường đầu tư hấp dẫn. Đồng thời, phải tôn trọng sắc thái địa phương, tính sáng tạo của từng cấp chính quyền trong việc vận dụng các quy định của luật pháp nhằm khai thác tối đa tiềm năng và lợi thế của từng vùng lãnh thổ.

• Việc phân cấp quản lý cho chính quyền tỉnh, thành phố đối với hoạt động đầu tư nước ngoài phải đặt trong khuôn khổ đó và phải tại điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của doanh nghiệp. Không nên để vấn đề phân cấp trở thành cuộc mặc cả về quyền hạn và trách nhiệm giữa Trung ương với địa phương. Trên cơ sở đó, cần thống nhất quy định về mức vốn đầu tư và dự án đầu tư mà Chính phủ phân cấp cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố và ban quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất; không nên duy trì tình trạng các ban quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất được phân cấp nhiều hơn Ủy ban nhân cấp tỉnh và thành phố.

• Việc cạnh tranh giữa các địa phương để thu hút đầu tư nước ngoài cần được khuyến khích theo hướng cải tiến môi trường đầu tư, cải cách hànhc hính, giảm thiểu thủ tục không cần thiết, giúp đỡ nhà đầu tư giải quyết khó khăn trong triển khai dự án và trong kinh doanh. Đồng thời, không nên hướng vào

việc tăng thêm ưu đãi và giảm thiểu các khoản thu của ngân sách đến mức triệt tiêu các lợi ích cần thiết của quốc gia.

Một phần của tài liệu tình hình huy động vốn fdi 10 tháng đầu năm 2007 – thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w