3. GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG THỜI GIAN TỚ
3.2.3 Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư
• Quản lý Nhà nước đối với đầu tư nước ngoài phải đặt trọng tâm vào hoạt động xúc tiến đầu tư. Sự chuyển biến về nhận hức đó được thể hiện thông qua việc thường xuyên sửa đổi, bổ sung chính sách theo hướng khuyến khích đầu tư; đồng thời bằng nhiều phương thức khác nhau để quảng bá rộng rãi các chính sách đó trên phạm vi toàn cầu.
• Nội dung của xúc tiến đầu tư là hệ thống các giải pháp tiếp thị tổng hợp về chiến lược sản phẩm, giá phí và các ưu đãi đầu tư. Hoạt động xúc tiến đầu tư cần làm nổi bật các lợi thế so sánh của Việt Nam, đồng thời cũng nêu ra những bất lợi và các giải pháp để khắc phục những bất lợi đó, nhằm làm cho các nhà đầu tư nhận biệt đúng cơ hội và lợi ích họ sẽ thu được.
• Kinh nghiệm thực tế của nước ta đã chỉ ra rằng, phương thức xúc tiến đầu tư có hiệu quả nhất là tạo môi trường thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư đang thực hiện dự án đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Khi gặp khó khăn trong triển khai
dự án các cơ quan Nhà nước tìm cách giúp đỡ họ khắc phục, bảo đảm kinh doanh thuận lợi và có hiệu quả. Tác dụng lan tỏa của các nhà đầu tư đang hoạt động đối với các nhà đầu tư tiềm năng lớn hơn nhiều so với bất kỳ cuộc vận động đầu tư nào.
• Cần hình thành một tổ chức xúc tiến đầu tư cấp quốc gia và các tổ chức ở địa phương, các đại diện ở những thị trường chính có đủ biên chế, kinh phí để thực hiện tốt nhất chiến lược xúc tiến đầu tư. Cho đến nay, nhìn chung hoạt động xúc tiến đầu tư của nước ta còn khác bị động, chưa thường xuyên, không đủ cán bộ có năng lực và thiếu kinh phí, do đó thường làm theo từng đợt, chưa trở thành công việc hàng ngày của các cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài.