thần của nước Mỹ, lấy lại phong độ “hoàng kim” như thời kì sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Bối cảnh thế giới và tình hình thực tế trong nước đã làm cho việc hoạch định chính sách đối ngoại của Mỹ phải tiếp tục đối phó với những thách thức to lớn, đòi hỏi phải có sự thay đổi. Trong bối cảnh đó, ngay sau khi lên cầm quyền, Carter đã tiến hành điều chỉnh chiến lược, bắt đầu thực hiện chính sách “ngoại giao nhân quyền” áp dụng trên bình diện trải dài từ Mỹ Latinh, châu Phi đến châu Á. Và quan hệ với Việt Nam cũng nằm trong sự điều chỉnh chiến lược của Mỹ. Mặc dù vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách “răn đe” của các tổng thống tiền nhiệm. nhưng chính quyền Carter đã có phần thực tế hơn. Trong hoàn cảnh nước Mỹ bị khủng hoảng và chia rẽ sâu sắc, Tổng thống Carter cố gắng khắc phục “Hội chứng Việt Nam” ở trong nước và cải thiện hình ảnh của nước Mỹ trên thế giới. Bình thường hoá quan hệ với Việt Nam nằm trong chính sách ưu tiên của chính quyền mới.
Thứ hai, trong chiến lược mới của Mỹ tại khu vực Đông Nam Á, chính quyền Carter muốn thông qua việc bình thường hoá và phát triển quan hệ với Việt Nam nhằm mục tiêu tạo ra sự cách ly giữa Việt Nam và các nước xã hội chủ nghĩa, từ đó ngăn chặn ảnh hường của chủ nghĩa cộng sản xuống khu vực Đông Nam Á. Đồng thời, bình thường hoá quan hệ Việt – Mỹ sẽ khiến cho Việt Nam giữ khoảng cách cân bằng với cả Liên Xô lẫn Trung Quốc để từ đó có thể gia tăng ảnh hưởng của Mỹ trở lại vùng đất này.
Thứ ba, sự thay đổi thái độ của Mỹ đối với Việt Nam còn xuất phát từ những khó khăn trong quan hệ Mỹ - Trung thời kì này. Tổng thống Jimmy Carter muốn tiếp tục phát triển quan hệ với Trung Quốc nhưng nhiều nhân vật quan trọng trong chính quyền Mỹ (điển hình là Ngoại trưởng Cyrus Vance, cố vấn An ninh Quốc gia Zbigniew Brzezinski, trợ lí Ngoại trưởng phụ trách châu Á Richard Holbrooke) lại chủ trương hoà dịu với Liên Xô. Do đó, họ cũng chủ trương bình thường hoá quan
hệ với Việt Nam trên cơ sở thúc đẩy song song việc cải thiện quan hệ cùng lúc với cả Việt Nam và Trung Quốc. Có thể thấy, việc chính quyền Mỹ thời gian này có chính sách ngoại giao mềm mỏng hơn với Việt Nam là vì họ đang quan tâm đến lợi ích chiến lược của Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Xuất phát từ hoàn cảnh thực tiễn và những tính toán trong việc điều chỉnh chiến lược, Chính phủ Mỹ đã nhiều lần gửi thông điệp cho phía ta khẳng định Hoa Kỳ không hề thù địch với Việt Nam và sẵn sàng đám phán về quan hệ giữa hai nước.
Ngày 06/01/1977, thông qua Liên Xô, Mỹ chuyển tới Chính phủ Việt Nam kế hoạch bình thường hoá quan hệ gồm 3 bước:
1. Việt Nam thông báo tin về những người Mỹ mất tích trong chiến tranh (MIA).
2. Mỹ chấp nhận Việt Nam vào Liên Hợp Quốc và sẵn sàng thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ cũng như bắt đầu buôn bán với Việt Nam.
3. Mỹ có thể đóng góp khôi phục lại Việt Nam bằng cách phát triển buôn bán, cung cấp thiết bị và các hình thức hợp tác kinh tế khác16.
Để thúc đẩy kế hoạch bình thường hoá, đầu tháng 3/1977 chính quyền Mỹ quyết định nới lỏng lệnh cấm vận, cho phép tàu thuỷ và máy bay các nước khác chở hàng sang Việt Nam được ghé vào cảng và sân bay của Mỹ để tiếp nhiên liệu, cho phép công dân Mỹ được đi thăm Việt Nam.
Đến giữa tháng 3/1977, một phái đoàn đại diện của Tổng thống Mỹ đến thăm Việt Nam để tìm kiếm thêm tin tức về những người Mỹ mất tích khi làm
16 Nguyễn Đình Bin (2002), Ngoại giao Việt Nam 1945 – 2000, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.313. Nội, tr.313.
nhiệm vụ ở Đông Dương (MIA). Đây là phái đoàn đầu tiên cho Tổng thống Mỹ chỉ định, đứng đầu là đặc phái viên Thượng nghị sĩ Leonard Woodcock đến Hà Nội và được Thủ tướng Phạm Văn Đồng tiếp. Chuyến thăm của đặc phái viên Woodcock được Bộ Ngoại giao Mỹ mô tả như “một bước tiến có suy tính kỹ càng để đưa một cuộc chiến tranh Đông Dương lùi vào quá khứ và thiết lập quan hệ bình thường giữa Mỹ và các nước trên bán đảo Đông Dương”17. Sau chuyến thăm mở đường này cuộc đàm phán Việt – Mỹ được tiến hành tại Pari qua ba vòng trong thời gian nửa sau năm 1977.
Trong vòng đàm phán thứ nhất (5/1977) lập trường của Mỹ là hai bên thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ ngay và vô điều kiện, còn những vấn đề khác sẽ giải quyết sau. Đối với Điều 21 của Hiệp định Paris, Mỹ còn khó khăn về các nguyên tắc pháp lí nên không giải quyết được, nhưng hứa sẽ thực hiện thông qua các hình thức khác như thương mại, đầu tư, viện trợ nhân đạo,… sau khi lệnh cấm vận được bãi bỏ. Về phía Việt Nam, căn cứ và chỉ thị trước khi đi ta kiên quyết đòi Mỹ phải giải quyết cả “ba gói” vấn đề: ta và Mỹ bình thường hoá quan hệ (bao gồm cả việc bãi bỏ cấm vận và thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ); ta giúp Mỹ giải quyết vấn đề MIA và Mỹ viện trợ 3,25 tỷ USA như đã hứa hẹn trước đây. Trở ngại lớn nhất trong việc bình thường hoá quan hệ là việc ta đòi Mỹ viện trợ nhưng Quốc hội Mỹ khi đó dứt khoát không chấp nhận lấy viện trợ làm điều kiện cho việc bình thường hoá quan hệ với Việt Nam.
Ngày 15/04/1977 ngành bưu điện Mỹ tuyên bố sẽ chấp nhận chuyển sang Việt Nam các bưu thiếp tiêu chuẩn, thư và các bưu kiện nhỏ. Về phía Việt Nam, trong vấn đề MIA, thực hiện chủ trương của Đảng ta đã trao trả 11 bộ hài cốt của binh sĩ Mỹ.