Đánh giá về chính sách của đối ngoại của Việt Nam đối với Hoa Kỳ từ năm 1975

Một phần của tài liệu NHỮNG NẤC THANG TRONG QUAN HỆ VIỆT NAM – HOA KỲ DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG JIMMY CARTER (1977 – 1981) (Trang 36 - 38)

17 Trung tâm lưu trữ Quốc gia III (1978), Báo cáo của Bộ Ngoại giao về tình hình thế giới và hoạt động đối ngoại của Nhà nước năm 1977, Phòng Thủ tướng.

3.1. Đánh giá về chính sách của đối ngoại của Việt Nam đối với Hoa Kỳ từ năm 1975

Nam đối với Hoa Kỳ từ năm 1975 - 1981

Sau năm 1975, vượt qua những rào cản về tâm lí, những mất mát, đau thương và cả những hận thù do Mỹ gây ra trong cuộc chiến tranh xâm lược của từ năm 1954 – 1975, Việt Nam đã thể hiện thiện chí hoà bình, muốn “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai” với Mỹ. Trong thời gian này Việt Nam là nước chủ động thể hiện thiện chí muốn hoà giải, bình thường hoá và thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ. Với những nỗ lực hoà giải của Việt Nam, quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ từ năm 1975 – 1981 có nhiều chuyển biến tích cực.

Tuy nhiên, do những tác động bất lợi của cục diện quan hệ quốc tế và những chính sách thiếu mềm dẻo của ta trong quá trình đàm phán đã làm bỏ lỡ đi cơ hội bình thường hoá quan hệ với Mỹ.

Nhận xét về chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Mỹ thời kỳ này, nhiều tác giả đã đưa ra những quan điểm đánh giá của mình. Là một nhân chứng lịch sử cũng là người trực tiếp tham gia các hoạt động ngoại giao thời kì này với tư cách là Vụ trưởng Vụ Bắc Mỹ Bộ ngoại giao, trực tiếp tham gia vào quá trình đàm phán về bình thường hoá quan hệ với Mỹ ở Pari năm 1977 và New York năm 1978, tác giả Nguyễn Quang Cơ nhận định “ta đã bỏ lỡ mất cơ hội củng cố thế đứng của Việt Nam trong hoà bình để tập trung phát triển đất nước sau bao năm chiến tranh, lỡ cơ hội san bằng khoảng cách với các nước cùng khu vực”. Và “Việc ta từ chối lời đề nghị ‘bình thường hoá quan hệ không điều kiện’ của Mỹ, làm cao trước việc ASEAN ngỏ ý muốn Việt Nam tham gia tổ chức khu vực này, theo tôi, đã đưa lại những hệ quả vô cùng tai hại cho nhân dân và đất nước ta”.

Ông cũng đưa ra giả thiết rằng “Liệu Trung Quốc có dám tiếp tay cho bọn diệt chủng Polpot khiêu khích ta và có dám đánh ta năm 1979 nếu như Việt Nam sau Chiến thắng 1975 có một chiến lược ‘thêm bạn bớt thù’ thực sự cầu thị hơn? Việc bình thường hoá quan hệ với Mỹ và việc gia nhập khối ASEAN mãi ngót 20 năm sau (1995) ta mới thực hiện được một cách khá chật vật”22.

Cũng theo tác giả của cuốn hồi kí “Hồi ức và suy ngẫm” tư duy đối ngoại có phần cứng nhắc của ta lúc ấy quả đã không theo kịp bước biến chuyển của tình hình thế giới thể hiện qua sự điều chỉnh chiến lược của các nước lớn sau sự kiện Việt Nam 1975, để từ đó có những quyết sách linh hoạt kịp thời đem lại lợi ích to lớn lâu dài cho dân tộc. Ngược lại, việc ta bỏ lỡ cơ hội bình thường hoá quan hệ với Mỹ lúc này đã khiến Việt Nam gần như đơn độc trước một Trung Quốc đầy tham vọng.

Trong bài viết “Quan hệ Việt-Mỹ 35 năm nhìn lại” của tác giả Nguyễn Mạnh Hùng được đăng trên tạp chí Nghiên cứu quốc tế số 82, tháng 9/2010 cũng khẳng định “Những năm đầu tiên sau khi chiến tranh chấm dứt là giai đoạn khó khăn trong quan hệ Việt - Mỹ. Những bước tính sai lầm, những cơ hội bị bỏ lỡ, những thay đổi trong tương quan lực lượng giữa các nước lớn, và những biến chuyến tại châu Á cuối cùng đã đẩy hai nước vào hai chiến tuyến đối nghịch trong cuộc chiến tranh ở Campuchia”.

Hay trong “Một số vấn đề quan hệ quốc tế - Chính sách đối ngoại và ngoại

giao Việt Nam” của PGS. TS Vũ Dương Huân cũng đề cập “Sau giải phóng miền

Nam thống nhất Tổ quốc, chúng ta không nhận thấy hết sự chuyển hướng chiến lược của các cường quốc và đánh giá bạn, thù chưa đầy đủ. Việt Nam đã quá cứng với Mỹ, đòi Mỹ thực hiện đóng góp hàn gắn vết thương chiến tranh làm điều kiện

22 Nguyễn Quang Cơ (2003), Hồi ức và suy nghĩ, https://nhatbook.com/2017/10/04/hoi-uc-va-suy-nghi/, truy cập ngày 19/8/2020, tr. 16,17. va-suy-nghi/, truy cập ngày 19/8/2020, tr. 16,17.

tiên quyết cho bình thường hoá và đã bỏ lỡ thời cơ bình thường hoá quan hệ với Mỹ”

Lý giải nguyên nhân ta bỏ lỡ cơ hội bình thường hoá quan hệ với Mỹ, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên đã nói: “Trong thời kì này, nước ta chưa nhận thấy rõ nhân tố thứ ba tác động tới quan hệ Việt – Mỹ hay an ninh của Việt Nam như thế nào. Ngay cả trong vấn đề Khmer Đỏ, họ có ý đồ chống Việt Nam từ những năm 1960, nhưng ta vẫn chưa sớm nhận diện dược rõ ràng nên không đề phòng từ xa”.

Một phần của tài liệu NHỮNG NẤC THANG TRONG QUAN HỆ VIỆT NAM – HOA KỲ DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG JIMMY CARTER (1977 – 1981) (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w