Nhiệm vụ của kế toán thuế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán thuế tại công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Minh Khôi (Trang 27 - 29)

347 Thuế TN hoãn lại phải trả Thuế TN hoãn lại phải trả

1.3.4. Nhiệm vụ của kế toán thuế

Kế toán thuế là một phần không thể thiếu đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Bởi doanh nghiệp nào cũng phải có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước. Do đó, để việc thực hiện nghĩa vụ này một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời thì công tác kế toán thuế phải được thực hiện tốt.

Đối với kế toán thuế GTGT:

- Thứ nhất: Theo dõi thuế GTGT đầu vào và đầu ra phát sinh trong tháng. Việc theo dõi 2 khoản thuế này đều phải căn cứ vào hoá đơn GTGT.

- Thứ hai: Lập bảng kê thuế hàng tháng, bao gồm: Bảng kê hoá đơn, chứng từ, hàng hoá dịch vụ, mua vào và Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ bán ra.

Căn cứ để lập các bảng kê trên là hoá đơn GTGT

- Thứ tư: Vào sổ kế toán và lập báo cáo thuế.

Hàng ngày, khi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán căn cứ vào hoá đơn GTGT hoặc bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra và các chứng từ gốc khác như phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có....để vào các sổ chi tiết và sổ Cái TK 133 và 3331. Số liệu trên sổ Cái được sử dụng để lên báo cáo thuế hàng năm.

Đối với kế toán thuế TNDN: Kế toán phải tập hợp doanh thu, các chi phí hợp

lý trong kỳ để từ đó tính ra thu nhập chịu thuế và tính ra số thuế còn phải nộp ngân sách Nhà nước. Sau đó kế toán tiến hành ghi sổ chi tiết và sổ Cái TK 3334, 8211 và lập báo cáo thuế.

Như vậy, công tác kế toán thuế giúp doanh nghiệp hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, tránh việc bị truy thu thuế hay bị xử phạt vì nộp thuế chậm, đồng thời giúp Nhà nước nhanh chóng thu được thuế bổ sung cho Ngân sách nhà nước cung cấp kịp thời cho các hoạt động kinh tế xã hội nhằm phát triển đất nước.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán thuế tại công ty TNHH Công Nghệ Tin Học Minh Khôi (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w