Xưởng SX bao bì Xưởng may Xưởng phân loại Phòng kế toán Phòng kinh doanh Phòng nhân sự

Một phần của tài liệu Khóa luận nghiên cứu các yếu tố tạo động lực làm việc cho nhân viên (Trang 30 - 68)

Sơ đồ 3: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý

Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận

Giám đốc: Công ty được tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng, đứng đầu công ty là giám đốc. Giám đốc là người toàn quyền điều hành công việc kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kinh doanh, về tổ chức hoạt động của công ty. Với chế độ này, công việc được quyết định, giải quyết nhanh gọn, kịp thời.

Phó giám đốc phân xưởng: Thu nhập, cung cấp thông tin đầy đủ về hoạt dộng kinh doanh giúp giám đốc có quyết định sáng suốt nhằm lãnh đạo tốt công ty. Tổ chức đảm nhiệm chức năng tham mưu giám đốc trong việc tổ chức quản lý, đổi mới doanh nghiệp, sắp xếp tổ chức lao động hợp lý, chính sách tuyển dụng, phân công lao động, phân công công việc phù hợp với khả năng trình độ chuyên môn của từng người để có được hiệu suất công việc cao nhất.

Phó giám đốc tài chính: Lập phương án huy động vốn các dự án đầu tư của công ty, bổ sung vốn lưu động trong từng thời kỳ. tổ chức thực hiện các phương án huy động vốn, kiểm soát tài chính công ty. Giám sát kiểm tra việc lập báo cáo tài chính theo quy định.

Xưởng sản xuất bao bì: Sản xuất túi ball HPE (túi nilon xốp) cho các công ty đựng mặt hàng xuất khẩu và túi nilon màu cho thị trường trên thị trường Huế.

Xưởng may: Một chuyền xưởng sản xuất may mặc công nghiệp chuyên gia công hàng hóa các công ty trên địa bàn thành phố Huế và thành phố Đà Nẵng.

Xưởng phân loại vải: Phân loại các loại vải thu mua của các công ty trên địa bàn thành phố Huế.

Phòng kế toán: Có nhiệm vụ làm công tác quản lý toàn diện về tài chính, thu thập và cung cấp đầy đủ các mặt hoạt động tài chính và thông tin kinh tế, chấp hành nghiêm chỉnh chế độ, chính sách nhà nước về quản lý kinh tế, tài chính, lãng phí, vi phạm kỷ luật tài chính.

Phòng kinh doanh: Nghiên cứu, lên kế hoạch phát triển các chiến lược kinh doanh. Thực hiện, ký kết các hợp đồng mua bán của công ty.

Phòng nhân sự: Tuyển dụng, đào tạo, chính sách lương thưởng, phúc lợi chế độ bảo hiểm xã hội, đánh giá nhân viên, xây dựng văn hóa công ty.

2.1.4. Tình hình các yếu tố kinh doanh của công ty TNHH Quốc Thắng

2.1.4.1. Tình hình về lao động

Bảng 1: Tình hình lao động của công ty qua 3 năm

(Đơn vị tính: Lao động) Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2013/2012 Năm 2014/2013 % % Tổng số lao động 154 165 180 7.1 9.1 Phân theo tính chất Lao động trực tiếp 118 125 138 5.9 10.4 Lao động gián tiếp 36 40 42 11.1 5.0 Phân theo trình độ Đại học, cao đẳng 34 40 40 17.6 0 Trung cấp 13 15 19 15.4 26.7 Phổ thông 107 110 121 2.8 10 Giới tính Nam 52 58 63 11.5 8.6 Nữ 102 107 117 4.9 9.3 (Nguồn: Phòng nhân sự)

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy số lượng lao động tăng đều qua các năm. Năm 2013 số lượng lao động là 165 người, tăng so với năm 2012 là 11 người hay tăng 7.1%. Năm 2014 số lượng lao động là 180 người tăng so với năm 2013 là 15 người tức tăng 9.1%. Có sự gia tăng về lao động là do quy mô sản xuất của công ty ngày càng tăng lên, nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm của công ty ngày càng tăng lên, đòi hỏi phải đủ số lượng lao động để phục vụ. Và cơ cấu lao động của công ty có những biến đổi sau:

Về cơ cấu lao động phân theo chức năng và theo giới tính: Tỷ lệ lao động trực tiếp và gián tiếp liên tục tăng qua 3 năm gần đây. Trong đó, lao động nữ luôn chiếm ưu thế về số lượng hơn so với lao động nam (trên 64% số lao động) để phù hợp với tính chất nghành nghề công ty. Tuyển lao động nam để vận hành công nghệ mở rộng sản xuất và công nhân đi làm công trình. Lao động nữ để phục vụ xưởng may mặc công nghiệp và một số công việc trong xưởng bao bì. Vì đây là nghành sản xuất nên tỷ lệ lao động trực tiếp luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động, năm 2014 chiếm 76.7%.

Về cơ cấu lao động phân theo trình độ: Số lượng lao động trình độ Đại học, Cao đẳng, năm 2013 tăng so với năm 2012 là 6 người tức là tăng 17.6% , năm 2014 so với

năm 2013 không có sự thay đổi về số lao động này. Do số lao động này chủ yếu nằm trong bộ máy hoạt động của công ty, một khi bộ máy hoạt động ổn định thì không cần có sự thay đổi gì lớn về tuyển dụng hay cũng như sa thải số lao động này cả.

Lao động có trình độ trung cấp và lao động phổ thông đều có sự biến động qua các năm theo chiều hướng tăng dần về số lượng. Cụ thể năm 2013 có 15 lao động phổ thông, tăng 15.4% so với năm 2012. Đến năm 2014 số lao động này tăng thêm 4 lao động tương ứng tăng 26.7% so với năm 2013. Lao động phổ thông luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu về trình độ lao động. Qua 3 năm cho ta thấy số lao động này luôn chiếm trên 65% so với tổng số lao động của công ty. Năm 2014 số lao động này là 121 người tăng 10% so với năm 2013 là 110, năm 2012 có 107 lao động phổ thông.

Tóm lại trong 3 năm 2012 – 2014, số lượng lẫn chất lượng lao động của công ty tăng lên đáng kể. Điều này chứng tỏ công ty đã cố gắng để đáp ứng dây chuyền sản xuất, tận dụng tối đa năng suất lao động, góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.

2.1.4.2. Tình hình về tài sản và nguồn vốn

TSCĐ ở công ty có quy mô lớn, vì vậy nó chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của DN. Tài sản cố định chủ yếu là máy móc, phương tiện vận tải phục vụ sản xuất và quản lý.

Toàn bộ tài sản của công ty được theo dõi chặt chẽ cả 3 loại giá: nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại nên đã phản ánh được tổng số vốn đầu tư mua sắm, xây dựng tài sản cố định và trình độ trang bị, hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật của công tác sản xuất kinh doanh.

Mọi tài sản cố định của công ty đều được quản lý theo hồ sơ, ghi chép trên sổ sách kế toán về số lượng lẫn giá trị. Không những theo trên tổng số mà còn theo dõi từng loại, từng nhóm, từng tài sản và quản lý tình hình sử dụng và quản lý cụ thể địa điểm sử dụng TSCĐ. Hàng năm công ty đều tổ chức kiểm kê TSCĐ vào thời điểm cuối năm tức là ngày 31/12 năm tài chính, kịp thời phát thừa thiếu TSCĐ tìm ra nguyên nhân và biện pháp xử lý kịp thời đối với TSCĐ bị hư hỏng, mất mát.

Để thuận tiện cho công tác quản lý theo dõi quản lý TSCĐ và hạch toán TSCĐ của Công ty được phân loại như sau:

Phân loại TSCĐ theo kết cấu:

Theo cách phân loại này, TSCĐ tại công ty TNHH Quốc Thắng được chia thành các loại sau:

- Nhà cửa, vật kiến trúc: gồm Phân xưởng bao bì, Phân xưởng phân loại vải.

- Máy móc thiết bị:gồm Dây chuyền tạo hạt HD, máy HD + PE 1 đầu thổi, máy cắt hàn túi nilon.

- Phương tiện vận tải: gồm xe ô tô tải 3,45 tấn, xe ô tô tải dưới 1 tấn, xe ô tô con For evret, xe con huyndai, xe máy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thiết bị, dụng cụ quản lý: gồm Máy Kenwood, máy tính, máy in, máy photocopy.

Thông qua bảng phân loại tài sản và nguồn vốn nhận thấy tài sản của công ty qua 3 năm gần đây có sự chuyển biến rất lớn. Tài sản ngắn hạn của công ty TNHH Quốc Thắng năm 2012 là 5057 triệu đồng tăng 23.1% so với năm 2011 tương ứng 950 triệu đồng. Tài sản dài hạn tăng từ 4872 triệu đồng đến năm 2012 là 7637 triệu đồng. Hai loại tài sản này tăng làm tổng tài sản năm 2012 đạt 12707 triệu đồng, tăng 41.3 % so với năm 2011. Giai đoạn này công ty đang tiến hành mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đầu tư tài sản để có đủ phương tiện sản xuất là điều cần làm. Trên đà phát triển này cho nên tình hình tài sản năm 2012 có nhiều khởi sắc theo chiều hướng tăng dần cả 2 mặt là tài sản ngắn hạn và dài hạn. Cụ thể tài sản ngắn hạn năm 2013 tăng 24.6% so với năm 2012. Tốc độ tăng của tài sản dài hạn tăng 18% so với năm 2011, tức là tăng từ 7637 triệu đồng lên 9013 triệu đồng.

Muốn tiến hành sản xuất kinh doanh trước hết, đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần phải có nguồn lực về tài chính. Nguồn lực tài chính doanh nghiệp thể hiện ở khả năng về vốn, nguồn vốn, khả năng huy động vốn và hiệu quả của việc sử dụng đồng vốn. Nợ phải trả của công ty TNHH Quốc Thắng biến động thất thướng qua 3 năm vừa qua, nợ phải trả năm 2011 là 6676 triệu đồng và tới năm 2012 giảm 357 triệu đồng tương ứng giảm 5.3% so với năm 2010. Tuy nhiên đến năm 2013 thì con số này tăng lên rõ rệt đạt 8759 triệu đồng. Vốn chủ sở hữu của công ty thay đổi một cách rõ nét. Trong khi vốn chủ sở hữu năm 2011 là 2316 triệu đồng thì sang năm 2012 nó đã tăng 175.8% so với năm 2011 để đạt 6388 triệu đồng. Năm 2012 vốn chủ sở hữu của công ty tăng thêm 185 triệu đồng tương ứng với 2.9% so với năm 2012. Nguồn vốn của công ty TNHH Quốc Thắng tăng là do tăng từ vốn chủ sở

hữu của công ty.

Bảng 2 : Phân loại tài sản và nguồn vốn

(Đơn vị tính: Triệu đồng) Chỉ tiêu 2011 2012Năm 2013 SL2012/2011% SL2013/2012% TÀI SẢN 8992 12707 15332 3715 41.3 2625 20.6 Tài sản ngắn hạn 4120 5070 6319 950 23.1 1249 24.6 Tài sản dài hạn 4872 7637 9013 2765 56.8 1376 18 NGUỒN VỐN 8992 12707 15332 3715 41.3 2625 20.6 Nợ phải trả 6676 6319 8759 (357) (5.3) 2440 38.6 Vốn chủ sở hữu 2316 6388 6573 4072 175.8 185 2.9 (Nguồn: Phòng kế toán)

2.1.4.3. Kết quả hoạt dộng sản xuất kinh doanh của công ty

Để đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty có hiệu quả hay không thì phải tiến hành phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Do đó việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là yếu tố đầu tiên và phần nào cho thấy hiệu quả của những chiến lược, chính sách mà công ty đã đề ra để tăng doanh thu và lợi nhuận.

Từ bảng phân tích kết quả kinh doanh của công ty từ năm 2011 đến năm 2013, ta thấy rằng tổng doanh thu của công ty qua 3 năm có sự gia tăng đáng kể. Cụ thể, năm 2012 có tổng doanh thu là 9468 triệu đồng, tăng 3136 triệu đồng, tương ứng tăng 49.5% so với năm 2011. Năm 2013, tổng doanh thu là 9908 triệu đồng, tăng 440 triệu đồng, tương ứng tăng 4.6%. Tổng doanh thu không ngừng tăng qua các năm thể hiện tình hình tiêu thụ của công ty ngày càng tốt, công tác tiêu thụ hoạt động có hiệu quả tốt. Đồng thời, doanh thu tăng cũng thể hiện quy mô công suất của nhà máy liên tục được mở rộng và được khai thác hết công suất.

Để hiểu rõ hơn tình hình sản xuất và kinh doanh của công ty, ta phân tích doanh thu thuần và giá vốn hàng bán. Năm 2011, doanh thu thuần của công ty là 6332 triệu đồng, sang năm 2012 là 7462 triệu đồng, tăng 1130 triệu đồng, tương ứng tăng 17.8%. Năm 2013, doanh thu thuần là 9905 triệu đồng, tăng 2443 triệu đồng, tương ứng tăng 32.7% so với năm 2012. Trong khi đó, giá vốn hàng bán năm 2012 là 6346 triệu đồng, tăng 918 triệu đồng, tương ứng tăng 16.9% so với năm 2011. Năm 2013, giá vốn hàng

bán 8184 triệu đồng, tăng 1838 triệu đồng, tương ứng tăng 29% so với năm 2012. Như vậy, năm 2012 và 2013 tốc độ tăng trưởng của doanh thu thuần cao hơn tốc độ tăng trưởng của giá vốn hàng bán nhưng chênh lệc không quá lớn. Năm 2012, lợi nhuận gộp của công ty tăng từ 904 triệu đồng lên 1116 triệu đồng, tăng 212 triệu đồng, tương ứng tăng 23.5%. Năm 2013 là 1721 triệu đồng, tăng 605 triệu đồng, tương ứng tăng 54.2% so với năm 2012. Lợi nhuận trước thuế của công ty qua 3 năm đều tăng đáng kể, năm 2013 có cú tăng nhảy vọt hơn so với năm 2012. Năm 2011, lợi nhuận trước thuế của công ty là 68 triệu đồng, sang năm 2012 là 87 triệu đồng, tăng 19 triệu đồng, tương ứng tăng 27.9%. Đến năm 2013 lợi nhuận trước thuế là 238 triệu đồng, tăng 151 triệu đồng, tương ứng tăng 173.6% so với năm 2012. Bên cạnh đó một số chi phí khác làm cho lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2013 chưa đạt mức tối đa do chi phí khác năm 2013 là 2186 triệu đồng cao hơn thu nhập khác 66 triệu đồng.

Tuy nhiên các khoản chi phí như chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác có biến động. Cụ thể là chi phí tài chính năm 2012 là 37 triệu đồng, giảm 45.6% so với năm 2011, sang năm 2013 tăng lên 237 triệu đồng tương ứng tăng 540.5% so với năm 2012. Chi phí bán hàng của công ty qua 3 năm không được thể hiện trên bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí quản lý kinh doanh qua các năm tăng mạnh, năm 2011 là 764 triệu đồng, năm 2012 là 1013 triệu đồng, năm 2013 là 1182 triệu đồng. Chi phí khác của công ty diễn ra thất thường, cụ thể thì năm 2012 không có loại chi phí này, năm 2011 chi phí khác của doanh nghiệp là 9 triệu đồng, năm 2013 chi phí khác là 2186 triệu đồng.

Kết quả phân tích trên cho thấy trong 3 năm thì doanh nghiệp đã kinh doanh có hiệu quả. Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2011 là 56 triệu đồng đến năm 2012 là 72 triệu đồng, tăng 28.6% so với năm 2011. Lợi nhuận sau thuế năm 2013 tăng 155.6% so với năm 2012 đạt mức 184 triệu đồng. Năm 2013 kinh doanh hiệu quả hơn so với năm 2012 do tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế cao hơn.

Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm 2011, 2012, 2013.

(ĐVT: Triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm

2012 Năm Năm 2013 So sánh 2012/2011 2013/2012 +/- % +/- % 1. Tổng doanh thu 6332 9468 9908 3136 49.5 440 4.6 2. Các khoản giảm trừ 2006 3 2006 (2003) (99.9)

3. Doanh thu thuần 6332 7462 9905 1130 17.8 2443 32.7

4. Giá vốn hàng bán 5428 6346 8184 918 16.9 1838 29

5. Lợi nhuận gộp 904 1116 1721 212 23.5 605 54.2

6. Doanh thu hoạt động tài chính 2 2.5 2 0.5 25 (0.5) (20)

7. Chi phí tài chính 68 37 237 (31) (45.6) 200 540.5

8. Chi phí quản lý kinh doanh 764 1013 1182 249 32.6 169 16.7

9. Lợi nhuần thuần từ HĐKD 74 68.5 304 (5.5) (7.4) 235.5 343.8

10. Thu nhập khác 3 18.5 2120 15.5 516.7 2101.5 11359.5

11. Chi phí khác 9 2186 (9) (100) 2186

12. Lợi nhuận khác (6) 18.5 -66 24.5 408.3 (84.5) (456.8)

13. Lợi nhuận trước thuế 68 87 238 19 27.9 151 173.6

14. Chi phí thuế thu nhập DN 12 15 54 3 25 39 260

15. Lợi nhuận sau thuế 56 72 184 16 28.6 112 155.6 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2. Thực trạng tạo động lực làm việc cho nhân viên tại công ty TNHH Quốc Thắng

2.2.1. Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Để đổi mới và nâng cao trình độ cũng như kinh nghiệm cho nhân viên, Công ty nên bố trí và tạo điều kiện cho nhân viên cũng như cán bộ tham gia những khóa đào tạo kinh doanh ngắn hạn để tích luỹ thêm kinh nghiệm nhằm phục vụ lợi ích cho Công ty hiện tại và tương lai.

Kinh nghiệm của các doanh nghiệp thành đạt trên thế giới cho thấy công ty nào có ban lãnh đạo chú trọng tới các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân

Một phần của tài liệu Khóa luận nghiên cứu các yếu tố tạo động lực làm việc cho nhân viên (Trang 30 - 68)