Hoạt động cho vay là hoạt động chính yếu và quan trọng nhất của bất kỳ một ngân hàng thương mại nào. Sự chuyển hóa từ vốn tiền gửi sang vốn tín dụng để bổ sung cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế không chỉ có ý nghĩa đối với nền kinh tế mà cả đối với bản thân ngân hàng. Ngân hàng nhờ cho vay mà tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho mình để từ đó bồi hoàn tiền gửi của khách hàng, bù đắp các chi phí kinh doanh và tạo ra được lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động cho vay mang tính rủi ro lớn vì vậy cần phải quản lý các khoản vay một cách chặt chẽ thì mới có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro.
Bảng 2.4 : Doanh số cho vay theo các thành phần kinh tế, ngành kinh tế và theo thể loại cho vay qua 3 năm 2006, 2007 và năm 2008.
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
CÁC CHỈ TIÊU Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Phân theo thành phần kinh tế
- Nhà nước 20.316 1,28% 35.521 1,46% 55.578 2,00% - DNTN 161.353 10,18% 290.461 11,92% 822.393 29,54% - Tư nhân, cá thể 1.324.316 83,55% 778.520 31,95% 428.813 15,40% - Hỗn hợp (Cty TNHH, cổ phần) 79.078 4,99% 1.331.910 54,67% 1.477.394 53,06% Tổng cộng 1.585.063 100% 2.436.412 100% 2.784.178 100% Phân theo ngành kinh tế
- Nông, lâm, ngư
nghiệp 39.716 2,51% 75.326 3,09% 107.951 3,88% - Công nghiệp 282.400 17,82% 545.007 22,37% 810.710 29,12% - Xây dựng 50.515 3,19% 171.057 7,02% 69.304 2,49% - Giáo dục, Y tế 15.548 0,98% 141.816 5,82% 11.650 0,42% - Thương nghiệp, kd, dịch vụ 624.989 39,43% 1.140.477 46,81% 1.589.867 57,10% - Ngành khác 571.895 36,08% 362.730 14,89% 194.697 6,99% Tổng cộng 1.585.063 100% 2.436.412 100% 2.784.178 100% Phân theo thể loại cho vay
Ngắn hạn 1.390.686 87,74% 2.122.043 87,10% 2.574.205 92,46% Trung hạn 42.879 2,71% 50.226 2,06% 58.534 2,10% Dài hạn 151.498 9,56% 264.143 10,84% 151.439 5,44%
Tổng cộng 1.585.063 100% 2.436.412 100% 2.784.178 100% a). Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
Ngân hàng đã đầu tư tín dụng cho tất cả các thành phần kinh tế hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau. Tất cả các thành phần kinh tế như: doanh nghiệp nhà
nước, doanh nghiệp tư nhân, các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hay từng cá thể, tư nhân đều là khách hàng của ngân hàng. Ngân hàng luôn mở rộng quan hệ cho vay đối với mọi thành phần kinh tế kể cả quốc doanh và ngoài quốc doanh, trong 3 năm qua doanh số cho vay của ngân hàng không ngừng tăng lên và đạt được kết quả nhất định.
- Doanh số cho vay luôn tăng trưởng qua các năm nhưng vẫn bám sát mục tiêu phát triển của ngân hàng, trên cơ sở các chương trình tín dụng đã được xây dựng tập trung cho vay những thành phần kinh tế trọng điểm, ưu tiên cho vay đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, các cơ sở, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
- Chiếm tỷ lệ trong doanh số cho vay cao qua các năm vẫn là thành phần kinh tế tư nhân, cá thể nhưng tỷ lệ này đã giảm mạnh qua các năm, ở năm 2006 là 83,55% đến năm 2007 còn 31,95% và đến năm 2008 là 15,40%. Điều này thể hiện một chuyển dịch lớn các khoản cho vay tư nhân, cá thể qua các thành phần kinh tế khác như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân. Thể hiện chính sách tín dụng đang đi đúng với kế hoạch và nhiệm vụ NHCT Việt Nam giao.
- Nhìn chung trong 3 năm qua kinh tế cả nước tăng trưởng khá, sản xuất phát triển, từ đó mà nhu cầu vốn để đầu tư cho sản xuất đã tăng lên. Về phía ngân hàng do chủ động được nguồn vốn nên mạnh dạn đầu tư tín dụng và các thành phần doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.
Qua đó, tỷ lệ doanh số cho vay của thành phần doanh nghiệp tư nhân đã tăng từ 10,18% năm 2006; 11,92% năm 2007 và 29,54% trong năm 2008. Doanh số cho vay đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần đã tăng mạnh từ 4,99% năm 2006 đến 56,64 năm 2007 và dữ vững đến năm 2008 là 53,06%. Nhờ đó ngân hàng đã thiết lập được mối quan hệ rộng lớn trong xã hội, tạo điều kiện cho việc mở rộng tín dụng trong thời gian tới.
- Doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế nhà nước vẫn là thấp nhất trong tổng doanh số. Xuất phát là một ngân hàng nhà nước có truyền thống, quy mô
và lịch sử phát triển lâu dài nên ngân hàng có khoảng cố định cho vay thành phần kinh tế nay. Điều này chứng minh ngân hàng luôn hướng đến các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, thể hiện qua tỷ trọng chiếm rất cao trong tổng doanh số cho vay.
- Qua phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế, trong 3 năm qua ngân hàng đã và đang có những bước tiến lớn. Từ sự cân bằng về việc cho vay đối với các thành phần kinh tế, ngân hàng đã hạn chế được rủi ro tín dụng. Không tập trung vào một số lượng khách hàng nhất định mà ngân hàng luôn chủ động tìm kiếm khách hàng ở mọi thành phần kinh tế để phân tán độ rủi ro, bên cạnh việc duy trì mối quan hệ lâu dài với các khách hàng truyền thống, đảm bảo việc tăng trưởng bền vững trong thời gian tới.
b). Doanh số cho vay theo ngành kinh tế
Trung thành với phương châm tăng trưởng tín dụng an toàn và hiệu quả, chi nhánh ngày càng đa dạng hóa đối tượng, phương thức và thể lọai cho vay nhằm phục vụ đa nhu cầu khác nhau của từng khách hàng, đồng thời hạn chế và phân tán rủi ro. Chi nhánh NHCT Khánh Hòa đã mở rộng ngành kinh tế cho vay như sau:
- Trên bước đường thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chi nhánh ngân hàng cũng đang hòa mình vào sự nghiệp chung nay. Sự chuyển dịch mạnh mẽ từ một nước nông nghiệp lạc hậu đến một nước đang phát triển như hiện nay là cả một quá trình phấn đấu không ngừng. Vì vậy mà ngân hàng cũng đang hướng nến ngành kinh tế thương mại, dịch vụ đầy tiềm năng sau đó nền công nghiệp đang phát triển và cuối cùng là ngành nông nghiệp. Điều đó thể hiện ở doanh số cho vay của ngân hàng rất chú trọng vào ngành thương nghiệp, kinh doanh và dịch vụ, tỷ lệ doanh số chiếm từ 39,43% trong năm 2006 đến 46,81% trong năm 2007 và 57,10% trong năm 2008. Đến ngành công nghiệp chiếm tỷ lệ 17,82%; 22,37% và 29,12% nguồn doanh số cho vay qua 3 năm qua.
- Đi lại xu hướng tăng chung của các ngành kể trên thì các ngành không liệt kê được tổng hợp là ngành khác lại có xu hướng giảm mạnh. Từ một tỷ lệ cao 36,08% trong năm 2006 thì chỉ còn 6,99% trong năm 2008, thể hiện sự chuyên dịch kinh tế hiệu quả. Thể hiện cụ thể qua việc cho vay để đầu tư vào bất động sản chiếm
tỷ lệ khá cao ở các năm trước thì đến năm 2007, 2008 đã được xem xét kỹ càng hơn. Nhất là trong năm 2008, thị trường bất động sản có một số diễn biến mới. Giá nhà, đất sụt giảm, các giao dịch gần như ngưng trệ khiến cho tính thanh khoản của thị trường này giảm mạnh. Trong nhiều năm qua, có tới 80-90% tổng số giao dịch mang nặng mục đích đầu cơ, nên thị trường này ẩn chứa không ít yếu tố bất thường, rủi ro cao. Vì vậy, chính sách tín dụng ở ngành này cần được thắt chặt, lãi suất tín dụng tăng cao hơn.
- Như vậy có thể nhận thấy rằng mục đích chủ yếu của khách hàng là dùng cho hoạt động kinh doanh, do vậy ngân hàng cần tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng về hoạt động cho vay trong năm tới, tập trung vào những khách hàng có nhu cầu vay vốn kinh doanh và tiêu dùng nhằm thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế.
c). Doanh số cho vay theo thể loại cho vay
Về tỷ trọng trong cơ cấu cho vay của ngân hàng Công Thương qua các năm tập trung chủ yếu là cho vay ngắn hạn chiếm đến 87,74% ở năm 2006 và 92,46% năm 2008, còn lại 9,56% ở năm 2006 và 5,44% ở năm 2008 là cho vay dài hạn, phần cho vay trung hạn chiếm rất ít, gần như không có. Qua đó có thể thấy rằng tỷ lệ cho vay trung và dài hạn tại ngân hàng là rất ít, mất cân bằng với khoản cho vay ngắn hạn. Khoản cho vay ngắn hạn chứa đựng yếu tố rủi ro thấp, lãi suất thấp và thời hạn ngắn phù hợp cho khách hàng có nhu cầu vốn ngắn hạn. Tuy nhiên ngân hàng vẫn nên chuyển sang tập trung vào khoản cho vay trung và dài hạn, khoản vay này thích hợp với cá nhân có nhu cầu vốn phục vụ kinh doanh vừa và nhỏ, riêng doanh nghiệp thì khoản vay này đáp ứng nhu cầu về vốn cho các dự án trung bình và lớn, thời gian trên 1 năm, giúp doanh nghiệp dễ dàng trong việc tính toán các phương án trả nợ. Trên thực tế, khoản cho vay trung và dài hạn lại có giá trị quá thấp nên đứng trên khía cạnh về tín dụng thì đây là một dấu hiệu cho thấy sự thiếu hiệu quả trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
- Khoản cho vay dài hạn tăng nhẹ ở năm 2007 và lại giảm trong năm 2008, đây là khoản cho vay góp phần làm tăng thu nhập cho ngân hàng vì lãi suất của
khoản vay này cao nhất rong các loại hình cho vay, nhưng bên cạnh đó nó cũng chứa đựng rủi ro lớn, dễ gây ra tổn thất cho ngân hàng. Nhưng ngân hàng không nên vì vậy mà hạn chế cho vay dài hạn mà nên chủ động phát triển loại cho vay này song song với việc ứng dụng những phương pháp quản lý rủi ro hiện đại nhất.