Khái quát chung về NHCT Khánh Hòa

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại nhct khánh hòa (Trang 32)

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Công Thương Việt Nam

- Ngân hàng Công Thương Việt Nam được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Là Ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam. VietinBank có tổng tài sản chiếm hơn 25% thị phần trong toàn bộ hệ thống Ngân Hàng Việt Nam. Nguồn vốn của VietinBank không ngừng tăng trưởng qua các năm, tăng mạnh kể từ năm 1996, đạt bình quân hơn 20%/năm, đặc biệt có năm tăng 35% so với năm trước.

- Có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 3 Sở Giao dịch, 141 chi nhánh và trên 700 điểm/phòng giao dịch.

- Có 4 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty TNHH Chứng khoán, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty TNHH Bảo hiểm và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin và Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

- Là sáng lập viên và đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA. - Có quan hệ đại lý với trên 850 ngân hàng lớn trên toàn thế giới.

- Ngân Hàng Công Thương Việt Nam là một Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000.

* Là thành viên sáng lập của các Tổ chức tài chính tín dụng:

+ IndovinaBank (Ngân hàng liên doanh đ ầu tiên tại Việt Nam).

+ Công ty cho thuê tài chính quốc tế - VILC (Công ty cho thuê tài chính quốc tế đầu tiên tại Việt Nam).

+ Công ty liên doanh Bảo Hiểm Châu Á – NHCT

* Là thành viên chính thức của:

+ Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) + Hiệp hội các ngân hàng Châu Á (AABA)

+ Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT) + Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế.

- Đã ký 08 Hiệp định tín dụng khung với các quốc gia Bỉ, Đức, Hàn quốc, Thụy sỹ và có quan hệ đại lý với 735 Ngân hàng lớn của 60 quốc gia trên khắp các Châu lục.

- Là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam.

- Không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng.

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển NHCT Khánh Hòa

2.1.2.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội tác động đến hoạt động kinh doanh của NHCT Khánh Hòa. NHCT Khánh Hòa.

Khánh Hòa là tỉnh thuộc miền duyên hải Nam Trung Bộ, được thiên nhiên ưu đãi nguồn tài nguyên biển, khoảng sản phong phú, nhiều danh thắng nổi tiếng như vịnh Nha Trang, Vân Phong. Các cảng biển danh tiếng như Cam Ranh, Nha Trang nối liền Khánh Hòa với cả nước và quốc tế… Trong nhiều năm qua, GDP của tỉnh đạt tốc độ tăng trưởng cao (năm 2006 đạt 10.4%; năm 2007 là 11%), cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ (năm 2007, công nghiệp – xây dựng chiếm 41.7%; dịch vụ chiếm 40.6%), thu nhập bình quân đầu người không ngừng tăng (năm 2006 là 868 USD, năm 2007 là 1.019 USD); Năm 2008, GDP đạt tốc độ tăng trưởng 13%, kim ngạch xuất khẩu tăng 15%, thu nhập bình quân đầu người đạt 1.190 USD. Từ một tỉnh nghèo nàn lạc hậu,

kinh tế kém phát triển Khánh Hòa đã vương lên trở thành một trung tâm công nghiệp và du lịch của miền Trung và cả nước. Đặc biệt Nha Trang – Khánh Hòa đã để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp trong lòng du khách gần xa và bạn bè quốc tế.

Đạt được những kết quả trên không thể không kể đến vai trò quan trọng của nguồn vốn tín dụng Ngân hàng. Hệ thổng Ngân hàng trên địa bàn tỉnh như một huyết mạch khai thô ng những nội lực tiềm tàng của tỉnh, phục vụ đắc lực cho mục tiêu kinh tế tỉnh.

2.1.2.2 Quá trình hình thành và phát triển NHCT Khánh Hòa

- NHCT tỉnh Khánh Hòa là một chi nhánh của NHCT Việt Nam, có trụ sở đặt tại số 04 Hoàng Hoa Thám – Nha Trang – Khánh Hòa. Ra đời từ năm 1988, thời điểm cả nước thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đưa nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Hơn 20 năm qua, Chi nhánh NHCT tỉnh Khánh Hòa đã có bước phát triển vượt bậc và đến nay đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại mạnh nhất trên địa bàn, góp phần nâng cao vị thế của Ngân hàng Công thương Việt Nam và đóng góp tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà.

- Để tăng trưởng và đảm bảo nguồn vốn kinh doanh, Chi nhánh đã thực hiện kết hợp đồng thời nhiều biện pháp: đa dạng hoá các sản phẩm huy động vốn; Áp dụng mức lãi suất linh hoạt; Cung cấp những sản phẩm trọn gói; Tăng cường công

Trụ sở của Ngân hàng Công thương tỉnh Khánh Hoà tại số 4, Hoàng Hoa Thám, Tp. Nha Trang, tỉnh

tác tiếp thị; khuyến mãi v.v, Bên cạnh đó, việc xây dựng chiến lược khách hàng phù hợp cũng đã giúp Chi nhánh thành công trong công tác huy động vốn.

- Trong cho vay và đầu tư, với phương châm tăng trưởng gắn liền với an toàn và hiệu quả, Chi nhánh đã thực hiện “đa dạng hóa đối tượng vay vốn, phương thức và thể loại cho vay” nhằm phục vụ tối đa mọi nhu cầu của từng khách hàng, đồng thời cũng hạn chế được nhiều rủi ro. Với chức năng trung gian “đi vay để cho vay”, vốn tín dụng của NHCT Khánh Hoà đã góp phần nâng cao sức cạnh tranh cho DN. Hiện có nhiều doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn vay từ Chi nhánh đã không ngừng phát triển và được xếp vào hạng “top” như: Công ty cổ phần Nha Trang Seafood, Công ty cổ phần Dệt may Nha Trang, Tổng công ty Khánh Việt, .v.v.

- Ngoài huy động vốn và cho vay, kinh doanh dịch vụ tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Khánh Hoà cũng không ngừng phát triển.

- Với những kết quả đã đạt năm 2007, Chi nhánh Ngân hàng Công thương Khánh Hoà xứng đáng được nhận phần thưởng là “Đơn vị xuất sắc” của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Phát huy những kết quả đạt được, hy vọng rằng Chi nhánh sẽ tiếp tục phát triển, xứng đáng là một Ngân hàng thương mại hiện đại trên địa bàn, tiếp tục có nhiều đóng góp tích cực cho tiến trình phát triển kinh tế trên quê hương Khánh Hoà và hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam.

2.1.3 Cơ cấu bộ máy

Cơ cấu tổ chức quản lý của Ngân hàng Công Thương Chi nhánh Khánh Hòa:

Giám đốc Các Phó Giám Đốc (3 phó giám đốc) Phòng khách hàng doanh nghiệp Phòng khách hàng cá nhân Phòng Kế Toán Phòng Tổ Chức Hành Chính Phòng Quản Lý Rủi Ro Phòng Giao Dịch Phòng Tổng Hợp Phòng Thông Tin Điện Toán

NHCT tỉnh Khánh Hòa gồm 173 CBCNV với 136 nữ và 37 nam. Trong đó hơn 70% trình độ đại học và trên đại học, còn lại đều đã được đào tạo qua hệ cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và chuyên ngành Ngân hàng, 100% CBCNV được theo học các khóa nghiệp vụ chuyên sâu theo hướng “làm nghề nào giỏi nghề đó” từ giám đốc điều hành giỏi đến nhân viên giỏi.

Đội ngũ CBCNV chuyển dần từ lượng sang chất, đủ sức vận hành bộ máy kinh doanh trong mọi tình huống của thị trường trước mắt và chuẩn bị cho tương lai. Điều này khẳng định tại sao NHCT tỉnh Khánh Hòa đứng vững và phát triển ổn định trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt và thường xuyên biến động hiện nay, nhất là trong giai đoạn giao thời từ cơ chế cũ chuyển sang cơ chế mới. Cơ cấu tổ chức cúa NHCT tỉnh Khánh Hòa khá chặt chẽ và gọn nhẹ: 01 Giám đốc và 03 Phó giám đốc đều do NHCT Việt Nam chỉ định. Cán bộ chủ chốt gồm 25 người. Hiện nay mạng lưới phòng ban được chia thành 13 phòng, trong đó có 05 phòng giao dịch và 04 Quỹ Tiết Kiệm và một hệ thống 25 máy ATM.

Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban như sau:

2.1.3.1 Phòng Tổ chức hành chính:

Phòng Tổ chức Hành chính là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của Ngân hàng Công thương Việt Nam (NHCT VN). Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn chi nhánh.

2.1.3.2 Phòng khách hàng cá nhân:

Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng, gồm Khách hàng Cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng doanh nghiệp và cá nhân.

2.1.3.3 Phòng khách hàng doanh nghiệp :

Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp lớn để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT Việt Nam. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng doanh nghiệp và cá nhân.

2.1.3.4 Phòng Quản lý rủi ro:

Phòng quản lý rủi ro có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của chi nhánh; Quản lý nợ có vấn đề (cơ cấu lại thời hạn nợ, nợ quá hạn, nợ xấu); Quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng; Quản lý khai thác và xử lý tài sản đảm bảo nợ vay theo quy định của Nhà nước nhằm thu hồi các khoản nợ gốc và lãi tiền vay; Quản lý, theo dõi và thu hồi các khoản nợ đã được xử lý rủi ro. Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của NHCT VN.

2.1.3.5 Phòng Kế toán:

Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng; Các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh; Cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán (Thanh toán xuất nhập khẩu, ATM, Giao dịch chứng khoán…), xử lý hoạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng qui định của Nhà nước và NHCT VN. Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm Ngân hàng.

2.1.3.6 Phòng giao dịch:

Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch huy động tiền gửi với Khách hàng cá nhân, tổ chức kinh tế để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ, thực hiện các nghiệp

vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, chính sách, thể lệ hiện hành của NHCT Việt Nam.

2.1.3.7 Phòng Tổng hợp:

Phòng Tổng hợp là Phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, tổ chức học tập nâng cao trình độ của cán bộ phòng, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của chi nhánh. Là đầu mối nghiên cứu các đề án mở rộng mạng lưới kinh doanh tại chi nhánh trình NHCT Việt Nam quyết định.

2.1.3.8 Phòng Thông tin điện toán:

Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh. Bảo trì bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh.

2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHCT Khánh Hòa

Quá trình đổi mới và phát triển đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Đông Nam Á năm 1997 nền kinh tế nước ta và đặc biệt là khu vực Ngân hàng - Tài chính chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng này. Chính vì thế việc đổi mới là hết sức cần thiết đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam sự đổi mới và phát triển của NHCT Khánh Hòa gắn liền với sự đổi mới của hệ thống ngân hàng Việt Nam, nằm trong quá trình đổi mới và phát triển kinh tế do Đảng và Nhà nước ta khởi xướng và chỉ đạo thực hiện.

Hoà nhập với sự phát triển của nền kinh tế thị trường chuyển đổi cơ cấu công- nông- lâm ngư nghiệp và dịch vụ, cùng với xu hướng toàn cầu hoá và tạo tiền đề cho Việt Nam gia nhập cho các tổ chức kinh tế lớn như WTO... tập thể cán bộ và nhân viên NHCT Khánh Hòa đã phấn đấu thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao, quy mô và kết quả kinh doanh ngày càng được nâng cao.

NHCT Khánh Hòa đã chú trọng đổi mới trong mọi lĩnh vực hoạt động, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, vừa phát huy các nghiệp vụ truyền thống của Ngân hàng, đồng thời mở rộng các nghiệp vụ và dịch vụ mới như: Kinh doanh ngoại tệ, chiết khấu chứng từ, bảo lãnh mua hàng, cho thuê tài chính,...

hệ thống thẻ như Visa card, Master card, G-card, S-card, C-card...đã chiếm được thị phần nhất định trong giao dịch của người tiêu dùng sản phẩm.

Các hoạt động của NHCT Khánh Hòa bao gồm:

* Tầm nhìn:

Xây dựng NHCT Khánh Hòa trở thành một chi nhánh ngân hàng hiện đại, đáp ứng toàn diện về các nhu cầu sản phẩm dịch vụ mang tính hội nhập và cạnh tranh hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng trong nước và quốc tế, quản lý có hiệu quả và phát triển bền vững.

* Phương châm hoạt động:

Vì sự thành đạt của mọi người, mọi nhà, mọi doanh nghiệp.

* Sản phẩm dịch vụ:

1/ Huy động vốn:

- Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư.

- Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, Tiết kiệm dự thưởng, Tiết kiệm tích luỹ...

- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu... 2/ Cho vay, đầu tư:

- Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ - Cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ

- Tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất.

- Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài.

- Cho vay tài trợ, uỷ thác theo chương trình: Đài Loan (SMEDF); Việt Đức (DEG, KFW) và các hiệp định tín dụng khung.

- Thấu chi, cho vay tiêu dùng.

- Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính trong nước và quốc tế.

- Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế. 3/ Bảo lãnh:

Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán.

4/ Thanh toán và Tài trợ thương mại:

- Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu.

- Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A).

- Chuyển tiền trong nước và quốc tế - Chuyển tiền nhanh Western Union

- Thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc.

- Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM - Chi trả Kiều hối…

5/ Ngân quỹ:

- Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap…)

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại nhct khánh hòa (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)