PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và phản ứng có hại của kháng sinh tại một số khoa bệnh viện bạch mai (Trang 40 - 42)

- Tỷ lệ sử dụng kháng sinh hầu như không thay đổi nhiều trong 3 năm, tuy nhiên việc sử dụng 1 kháng sinh có xu hướng giảm, còn việc sử dụng

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

Qua thời gian thực hiện khoá luận tốt nghiệp: "Khảo sát tình hình sử dụng và theo dõi phản ứng có hại của kháng sinh tại một số khoa bệnh viện Bạch Mai từ năm 1998 - 2000", chúng tôi có một số kết luận sau:

1- Qua khảo sát 3 khoa của bệnh viện Bạch Mai trong 3 năm, nhận thấy số bệnh nhân vào viện tăng lên, tại khoa ngoại tăng từ 1589 bệnh nhân (năm 1998) lên 2158 bệnh nhân (năm 2000), tại khoa sản tăng từ 3013 bệnh nhân (năm 1998) lên 4831 bệnh nhân (năm 2000), và tại khoa thận số bệnh nhân vào viận tăng từ 869 bệnh nhân lên 1145 bệnh nhân (năm 2000). 2- Số ngày điểu trị trung bình của khoa thận - tiết niệu giảm từ 23,7 ngày (năm 1998) xuống còn 18,4 ngày (năm 2000), giảm 5,3 ngày. Tại khoa ngoại số ngày điều trị trung bình tăng từ 9,1 ngày năm 1998 lên 9,9 ngày năm 2000. Tại khoa sản số ngày điều trị trung bình tăng 1,2 ngày (từ 2,8 ngày năm 1998 lên 3,6 ngày năm 2000).

3- Trong 3 năm, có 7 nhóm kháng sinh được sử dụng với khoảng 30 loại kháng sinh, trong đó có 3 nhóm thường được sử dụng là: (3-lactam, Aminosid và Quinolon.

4- Tỷ ỉệ bệnh nhân sử dụng kháng sinh tại khoa sản, khoa ngoại khoảng 90%, còn khoa thận - tiết niệu chỉ khoảng 70%. Tỷ lệ bệnh nhân có sử dụng 2 kháng sinh phối hợp trở lên của khoa ngoại tăng từ 70,8% đến 87,7%, của khoa sản giảm từ 52,6% xuống 29,3%, còn của khoa thận - tiết niệu hầu như không thay

5- Tổng số báo cáo ADR của bệnh viện Bạch Mai từ năm 1998 đến năm 2000 giảm dần từ 50 báo cáo ( năm 1998 ) xuống còn 25 báo cáo ( năm 2000 ), tức là giảm 50% so với năm 1998.

6- Trong các nhóm thuốc thì nhóm kháng sinh có tỷ lệ ADR là cao nhất (68%). Trong đó nhóm kháng sinh gây ADR nhiều nhất là P-lactam, đặc biệt là Ampicilin với 28 báo cáo ( chiếm 33,7% ), và ít nhất là cephalosporin (chiếm 6%).

7- Số người gặp ADR tập trung vào lứa tuổi 19-60 (tuổi lao động), chiếm tỷ lệ 71,7% ( ở nữ là 43,3% và 27,7% ở nam ). Khống có báo cáo nào ở lứa tuổi sơ sinh.

8- Thời gian xuất hiện ADR sau khi dùng thuốc từ 0 - 30 phút hoặc 3 - 4 giờ là nhiều nhất (chiếm 55,4%), ADR có thể gây ra do tất cả các đường đưa thuốc vào cơ thể, xong đường uống chiếm tỷ lệ ADR cao nhất (49,4%).

5.2, KIẾN NGHỊ

- Chấn chỉnh việc thực hiện kê đơn bằng phương pháp tăng cường bình bệnh án và bình đơn tại bệnh viện.

- Nâng cao vai trò của dược sĩ lâm sàng trong việc hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn- hợp lý - hiệu quả, đặc biệt là sử dụng kháng sinh.

- Yêu cầu trung tâm ADR phía Bắc cung cấp các thông tin thẩm định thuốc cho bệnh viện.

- Đề nghị bệnh viện Bạch Mai tiếp tục theo dõi và gửi báo cáo ADR lên trung tâm ADR quốc gia.

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh và phản ứng có hại của kháng sinh tại một số khoa bệnh viện bạch mai (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)