Sau quá trình ngâm chiết thu được cặn CH2Cl2. Chúng tôi tiến hành phân tách cặn CH2Cl2 thành các phân đoạn khác nhau, giúp cho quá trình phân lập thuận lợi và nhanh gọn hơn.
Từ 101,90 gam cặn chiết CH2Cl2, tiến hành sắc ký cột silica gel với hệ dung môi CH2Cl2/MeOH gradient (bắt đầu từ 0% MeOH đến 50% MeOH). Cuối cùng dùng dung môi MeOH 100% để rửa toàn bộ các chất còn bị giữ lại trên cột sắc ký.
Sử dụng sắc ký lớp mỏng để kiểm tra các phân đoạn, soi UV ở bước sóng 254 nm và 365 nm, hiện màu bản mỏng bằng thuốc thử Ce(SO4)2 và vanilin.
Các phân đoạn được loại bỏ dung môi dưới áp suất giảm, hút chân không để làm khô hoàn toàn dung môi. Kết quả, thu được 13 phân đoạn chính như sau:
Bảng 3.2: Khối lượng các phân đoạn từ cặn chiết CH2Cl2 của lá đu đủ
STT Kí hiệu phân đoạn Khối lượng (g)
1 F1 1,0530 2 F2 2,4254 3 F3 2,3174 4 F4 3,6284 5 F5 2,2090 6 F6 3,0837 7 F7 1,2896 8 F8 5,2600 9 F9 13,8602 10 F10 10,0700 11 F11 20,5137 12 F12 4,2901 13 F13 27,6800
49
Kết quả trên cho thấy, trong cặn chiết CH2Cl2 có nhiều thành phần khác nhau, với khối lượng khác nhau. Có những phân đoạn ở dạng rắn khô, có những phân đoạn ở dạng dầu. Màu sắc của các phân đoạn cũng khác nhau, có một số phân đoạn có màu đen, nâu đen, có một số phân đoạn có màu vàng đỏ.
Tổng khối lượng của 13 phân đoạn thu được là 97,6765 gam, tỷ lệ thu hồi đạt 97,678%. Do một số chất màu còn bị silica gel giữ lại trên cột sắc ký nên tỷ lệ thu hồi các chất luôn nhỏ hơn 100%.