Mối quan hệ giữa tính tích cực và năng lực giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu Thiết kế tiến trình dạy học giải quyết vấn đề khi dạy học chương khúc xạ ánh sáng vật lý 11 cơ bản nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh Trung học Phổ thông (Trang 32)

IX – DỰ KIẾN BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

1.3.9. Mối quan hệ giữa tính tích cực và năng lực giải quyết vấn đề

Trong DH GQVĐ, GV đƣa HS vào những tình huống có vấn đề rồi giúp HS tự lực GQVĐ đặt ra. Do vậy DH GQVĐ góp phần tích cực vào việc rèn luyện tƣ duy phê phán, tƣ duy sáng tạo cho HS, đồng thời phát huy đƣợc tính tích cực trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học, đồng thời góp phần tích cực vào việc rèn luyện tƣ duy phê phán, tƣ duy sáng tạo cho HS. Trong khi DH GQVĐ, HS sẽ huy động đƣợc tri thức và khả năng các nhân, khả năng hợp tác, trao đổi, thảo luận với bạn bè để tìm ra cách giải quyết tốt nhất. Thông qua việc giải quyết vấn đề, HS đƣợc lĩnh hội tri thức, kĩ năng và phƣơng pháp nhận thức (“giải quyết vấn đề” không còn chỉ thuộc phạm trù phƣơng pháp mà đã trở thành một mục đích dạy học, đƣợc cụ thể hoá thành một mục tiêu là phát triển năng lực giải quyết vấn đề, một năng lực có vị trí hàng đầu để con ngƣời thích ứng đƣợc với sự phát triển của xã hội).

1.4 Thực trạng dạy- học theo hướng phát huy tính tích cực của HS ở trường THPT. 1.4.1. Mục đích:

Trong phạm vi nghiên cứu đề tài chúng tôi điều tra khảo sát thực trạng dạy học vật lý với mục đích:

- Tìm hiểu về cơ sở vật chất phục vụ dạy học

- Tìm hiểu các vấn đề về tổ chức, hoạt động dạy học, việc vận dụng các PTDHTC, và dạy học GQVĐ của giáo viên trong dạy học Vật lí.

- Tìm hiểu về thái độ, năng lực nhận thức, phƣơng pháp học tập và mức độ vận dụng kiến thức Vật lí của học sinh vào một số lĩnh vực.

1.4.2. Phƣơng pháp:

Để đạt đƣợc mục đích nói trên, chúng tôi đã sử dụng các phƣơng pháp: - Trao đổi với lãnh đạo nhà trƣờng, các tổ trƣởng tổ chuyên môn. - Tham quan cơ sở vật chất, điều kiện phục vụ hoạt động dạy học của nhà trƣờng.

- Điều tra giáo viên: Trao đổi trực tiếp, hỏi ý kiến, dự giờ, xem giáo án, dùng phiếu điều tra.

- Điều tra qua học sinh: Trao đổi trực tiếp, dùng phiếu điều tra.

1.4.3. Kết quả điều tra:

Chúng tôi đã thực hiện điều tra với giáo viên và học sinh lớp 11 THPT Phủ Thông và THPT Ngân Sơn và rút ra một số nhận xét nhƣ sau:

1.4.3.1 .Tình hình học tập của HS Trƣờng THPT Phủ Thông và Trƣờng THPT Ngân Sơn.

Học sinh trƣờng THPT Phủ Thông là một trong những trƣờng có truyền thống hiếu học và trong những năm gần đây đạt đƣợc nhiều thành tích về mọi mặt, các em học sinh đa phần đều ở cách xa trƣờng và việc đi lại đến trƣờng hàng ngày cũng xa xôi vất vả. Do điều kiện kinh tế khó khăn ngoài việc học các em còn phải làm thêm việc để giúp đỡ gia đình nên không có thời gian và điều kiện đầu tƣ cho việc học. Với bản tính chịu thƣơng chịu khó, tích cực tự lực nhiều em đã vƣơn lên đạt đƣợc kết quả cao trong học tập.

Trƣờng THPT Ngân Sơn cách trƣờng THPT Phủ Thông không xa khoảng 30km do vậy về điều kiện cũng nhƣ tình hình học tập của các em có nhiều điểm tƣơng đồng. Qua tìm hiểu trong quá trình học tập, học sinh cả hai trƣờng đều đã làm quen với cách học mới, tích cực chủ động hơn trong việc phát hiện kiến thức, có ý thức tự giác trong làm bài tập và chuẩn bị bài mới. Qua việc kiểm tra và chấm bài vở của HS cho thấy phần lớn HS đã đầu tƣ thời gian cho việc làm bài tập, làm bài đầy đủ có chất lƣợng, chịu khó tìm tòi những kiến thức thực tế khi GV yêu cầu.

Tuy nhiên, việc học tập của các em còn một số tồn tại:

+ Một số ít HS còn lƣời học, thiếu tính tích cực chủ động trong học tập

+ Một số HS còn chƣa chịu khó làm bài tập về nhà, thậm chí còn chép trong sách giải bài tập hoặc mƣợn vở bài tập của bạn để chép một cách thụ động.

+ Đa số các em chỉ biết làm tƣơng đối đầy đủ các bài tập do các thầy cô giáo cho về nhà, một số không nhiều lắm các em biết làm thêm bài tập ở trong sách bài tập có mức độ kiến thức tƣơng tự, còn lại một số rất ít các em mạnh dạn làm hết các bài tập, kể cả các bài khó trong SGK ,sách bài tập và sách tham khảo.

Qua điều tra bằng phiếu thăm dò, tham khảo các sổ điểm, trao đổi trực tiếp với giáo viên, học sinh và dự giờ chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Nhìn chung chất lƣợng học tập môn vật lý còn thấp, điều đó đƣợc thể hiện rõ qua tỷ lệ bộ môn:

+ Trƣờng THPT Phủ Thông: Tỷ lệ khá, giỏi chiếm khoảng 10 % , trung bình chiếm 55.6 %, còn lại là yếu kém.

+ Trƣờng THPT Ngân Sơn: Tỷ lệ khá, giỏi chiếm khoảng 8,5 %, trung bình chiếm 57,5 %, còn lại là yếu kém.

Trong 297 em HS tham gia phỏng vấn có: 18,52% ( = 55 em) có hứng thú yêu thích học môn vật lý, cho rằng các thầy cô giáo giảng bài nhiệt tình, luôn tạo không khí sôi nổi, và liên hệ thực tế hay dễ hiểu, 32,26 % ( = 90 em ) các em đều có ý kiến mong muốn nhà trƣờng và giáo viên tạo điều kiện đƣợc phụ đạo thêm để có điều kiện củng cố và nắm chắc kiến thức. Có 3,63% ( = 7 em) có ý kiến giáo viên nên giảng kỹ hơn và chữa bài tập nhiều hơn.

Bảng 1.1. Hứng thú và mức độ tích cực học tập của HS

Tổng số HS

Hứng thú học tập Tích cực xây dựng bài Chăm chú nghe giảng trên lớp Thời gian tự học ở nhà Có Không Bình thƣờng Thƣờng xuyên Không Đôi khi Có Không Không thƣờng xuyên Thƣờng xuyên Theo TKB Khi có bài KT 297 171 5 121 43 9 245 270 0 27 102 180 15 % 57,6 1,7 40,7 14,5 3,0 82,5 90,9 0 9,1 34,3 60,6 5,1

Tìm hiểu về những khó khăn của học sinh trong quá trình học tập bộ môn vật lý cho thấy: Đa số các em cho rằng môn vật lý là môn học khó, trìu tƣợng, có phần khó hiểu, chỉ khi giáo viên liên hệ thực tế hoặc vận dụng chữa bài tập học sinh mới thấy dễ hiểu hơn. Nhiều em do kỹ năng tính toán còn hạn chế nên khi giáo viên hƣớng chữa bài tập còn lúng túng và mất nhiều thời gian. Khi học các khái niệm, định luật các em chỉ cố gắng nhớ và phát biểu nội dung ít quan nội hàm cũng nhƣ điều kiện giới hạn định luật…

Qua tìm hiểu và trò chuyện với các em HS chúng tôi nhận thấy có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng nhận thức của các em: Do điều kiện gia đình còn khó khăn, do năng lực nhận thức của bản thân còn hạn chế, tính mạnh dạn dụt dè của bản thân…Các em cũng rất muốn có điều kiện để học tập tốt môn vật lý, giải đƣợc nhiều bài tập, làm thêm những bài tập nâng cao rèn luyện kỹ năng tốt và để hiểu đƣợc những hiện tƣợng trong đời sống có liên quan đến kiến thức vật lý.

1.4.3.2. Thực trạng phƣơng tiện dạy học và việc sử dụng chúng trong dạy học.

Trƣờng THPT Phủ Thông đƣợc thành lập hơn 10 năm, mặc dù đƣợc sự quan tâm thƣờng xuyên của Đảng và Nhà nƣớc cũng nhƣ các sở ban ngành, sở Giáo Dục và Đào Tạo nhƣng nhìn chung nhà trƣờng vẫn còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất. Bắt đầu từ năm học 2013 – 2014 mới có điều kiện sửa chữa thêm phòng học và học sinh đƣợc học một ca. Về cơ bản, trang thiết bị, đồ dùng dạy học đã có đầy đủ tuy nhiên cũng chƣa có phòng học bộ môn nên ít nhiều ảnh hƣởng đến các hoạt động chuyên môn của nhà trƣờng nhất là trong việc dạy và học đối với các bộ môn cần nhiều thời gian làm thí nghiệm nhƣ môn học vật lý.

Các thiết bị thí nghiệm của bộ môn vật lý mặc dù mới và đầy đủ hiện đại, phù hợp với chƣơng trình SGK soạn thảo nhƣng quá trình sử dụng lại có nhiều lỗi do nhiều lý do cả chủ quan, khách quan nên chất lƣợng chƣa đảm bảo. Ví dụ:

+ Lớp 10: Bộ thí nghiệm của bài „sự rơi tự do‟ nam châm điện và một số đồng hồ đo thời gian hiện số cũng không còn sử dụng đƣợc.

+ Lớp 12: Bộ thí nghiệm „giao thoa ánh sáng‟ nhiều đèn laze không sáng đến nay chỉ còn sử dụng đƣợc hai bộ.

+ Ngoài ra một số thiết bị chúng tôi có thể linh động thay khi hỏng nhƣ: Nguồn sáng trong thí nghiệm khúc xạ - phản xạ ánh sáng, trong nhóm chuyên môn chúng tôi cũng tự làm một số các dụng cụ để phục vụ cho một số bài nhƣ: Bài các dạng cân bằng .Cân bằng của một vật có mặt chân đế; bài: Lực ma sát.

Trƣờng THPT Ngân Sơn đã có GV chuyên trách thí nghiệm và phòng thí nghiệm riêng của bộ môn vật lí. Các thiết bị thí nghiệm tƣơng đối đầy đủ, tuy nhiên cũng chƣa đồng đều, và đến giờ nhiều bộ thí nghiệm cũng không sử dụng đƣợc.

Nhìn chung cả hai trƣờng đã có phòng thƣ viện riêng nhƣng còn chật hẹp, số lƣợng sách tham khảo chƣa đa dạng, chủ yếu là SGK đƣợc nhà nƣớc cấp phát cho học sinh.

1.4.3.3. Thực trạng DH theo quan điểm GQVĐ và các PPDHTC ở trường THPT. Trong quá trình dạy, các giáo viên các bộ môn nói chung và bộ môn vật lý của trƣờng THPT Phủ Thông và THPT Ngân Sơn nói riêng thƣờng xuyên trao đổi và thống nhất nội dung giảng dạy, chia sẻ những khó khăn để tìm cách khắc phục đặc biệt các giáo viên trẻ còn thiếu kinh nghiệm giảng dạy. Ngoài việc dự giờ các tiết cùng bộ môn, nhiều giáo viên còn tích cực dự giờ các bộ môn khác để có thêm kinh nghiệm về phƣơng pháp giảng dạy.

Một số giáo viên soạn bài tƣơng đối kỹ, ngoài nội dung của bài, các câu hỏi và hoạt động rõ ràng, khoa học, còn đặc biệt chú trọng đến phần củng cố bài có nhiều bài phù hợp và phân loại đƣợc học sinh. Bên cạnh đó đa số giáo viên còn soạn bài sơ sài, chủ yếu tóm tắt kiến thức, câu hỏi và các hoạt động của giáo viên - học sinh còn chung chung, chƣa thể hiện rõ ràng việc tổ chức định hƣớng hoạt động học của học sinh.

Đa phần giáo viên có sử dụng thí nghiệm trong quá trình giảng dạy nhƣng chƣa đầy đủ do nhiều lý do: chuẩn bị tốn kém thời gian, khó ổn định tổ chức lớp trƣớc và sau khi làm thí nghiệm...

Chúng tôi đã tìm hiểu về tình hình dạy học và việc sử dụng các hình thức dạy học vật lí ở hai trƣờng ( Dùng phiếu điều tra với 10 GV) kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

STT Hình thức dạy học Ý kiến của thầy,cô

Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ 1 Thuyết trình (Kể chuyện, giải

thích, diễn giảng). 80% ( 8 GV) 20% ( 2 GV) 0% 2 Đàm thoại 90% ( 9 GV) 10% ( 1 GV ) 0% 3 Phƣơng pháp trực quan 0% 100% ( 10 GV) 0% 4 Đặt và giải quyết vấn đề 60% ( 6 GV ) 40% (4 GV ) 0% 5 Dạy học theo nhóm 20% ( 2 GV ) 80 % ( 8 GV ) 0% 6 Dạy học theo góc 0% 0% 100 % ( 10 GV ) 7 Vận dụng các phƣơng pháp tích cực khác 40 % ( 4 GV ) 50% ( 5 GV ) 10% ( 1 GV ) Nhƣ vậy trong quá trình giảng dạy GV đã biết sử dụng các phƣơng pháp để nâng cao chất lƣợng dạy học, và phát huy tính tích cực của HS. Việc dạy học theo quan điểm GQVĐ cũng đã đƣợc nhiều GV thực hiện. Tuy nhiên trong những tiết dự giờ về chuyên môn chúng tôi thấy rằng còn có những hạn chế trong tổ chức các hoạt động dạy học chính vì vậy mặc dù đã biết vận dụng các phƣơng pháp dạy học nhƣng chƣa phát huy đƣợc hiệu quả cao tính tích cực học tập của học sinh.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chƣơng này chúng tôi đã trình bày cơ sở lý luận của việc vận dụng dạy học GQVĐ trong dạy học vật lý để phát huy tính tính cực học tập của học sinh..

Tính tích cực của HS phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Hứng thú nhu cầu, động cơ, năng lực, ý chí, sức khoẻ, môi trƣờng, truyền thống gia đình…Trong đó có nhiều nhân tố GV có thể tác động, điều chỉnh, phát huy chúng. Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động dạy học của GV có tác động quan trọng đến việc rèn luyện tính tích cực học tập của HS.

Dạy học giải quyết vấn đề là một trong những phƣơng pháp dạy học tích cực nhằm tổ chức cho học sinh tự tìm tòi, phát hiện giải quyết các vấn đề nhận thức có hiệu quả, học sinh phát huy đƣợc tính tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo trong học tập. Để tổ chức các hoạt động học tập có hiệu quả giáo viên phải lựa chọn nội dung, phƣơng pháp phƣơng tiện dạy học phù hợp với mục tiêu bài học và trình độ nhận thức của học sinh

Qua tìm hiểu thực trạng dạy và học của một số trƣờng chúng tôi nhận thấy, GV đã biết sử dụng các phƣơng pháp để nâng cao chất lƣợng dạy học và phát huy TTC của HS. Việc dạy học theo quan điểm GQVĐ cũng đã đƣợc nhiều GV thực hiện. Tuy nhiên việc vận dụng các phƣơng pháp dạy học tích cực và dạy học GQVĐ hiệu quả chƣa cao.

Vận dụng những lí luận trên, chúng tôi mạnh dạn xây dựng tiến trình dạy học giải quyết vấn đề chƣơng “ Khúc xạ ánh sáng” vật lý 11 nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh.

Chƣơng 2

VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM DH GQVĐ NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CHO HỌC SINH KHI DẠY HỌC KIẾN

CHƢƠNG “KHÚC XẠ ÁNH SÁNG” – VẬT LÍ 11

2.1. Vận dụng quan điểm DH GQVĐ nhằm phát huy tính tích cực học tập của HS trong dạy học vật lí ở trƣờng THPT. HS trong dạy học vật lí ở trƣờng THPT.

2.1.1. Đặc điểm dạy học vật lí 2.1.1.1. Con đƣờng nhận thức vật lí 2.1.1.1. Con đƣờng nhận thức vật lí

Cũng nhƣ các khoa học tự nhiên khác, khoa học vật lí nghiên cứu thế giới tự nhiên nhằm phát hiện ra những đặc tính và quy luật khách quan của các sự vật hiện tƣợng tự nhiên. V.I. Lênin đã khái quát hóa những thành tựu của rất nhiều nhà khoa học trên con đƣờng đi tìm chân lí, nhiều khi phải trải qua các cuộc đấu tranh gian khổ, quyết liệt và đã chỉ ra: “ Từ trực quan sinh động đến tƣ duy trìu tƣợng, rồi từ tƣ duy trìu tƣợng trở về thực tiễn, đó là con đƣờng biện chứng của nhận thức hiện thực khách quan”. V.G. Razumoopxki trên cơ sở khái quát những phát biểu giống nhau của những nhà vật lí nổi tiếng nhƣ Anhxtanh, M. Plăng, M. Boocnơ, P.1. Kapitsa...đã trình bày những khía cạnh chính của quá trình sáng tạo khoa học dƣới dạng chu trình nhƣ sau:

Hình 2.1: Chu trình sáng tạo V.G. Ra- zu- mốp- xki

Từ sự khái quát những sự kiện xuất phát đi đến xây dựng mô hình trừu tƣợng giả định (có tính chất nhƣ một giả thuyết); từ mô hình dẫn đến việc rút ra hệ quả lý

Mô hình – Giả thuyết

trừu tƣợng Các hệ quả logic

Các sự kiện khởi đầu

thuyết (bằng suy luận logic hay suy luận toán học); kiểm tra bằng thực nghiệm những hệ quả đó.

Nếu những kết quả thực nghiệm phù hợp với hệ quả dự đoán thì mô hình giả thuyết đó đƣợc xác nhận là đúng đắn và trở thành chân lý. Nếu những sự kiện thực nghiệm không phù hợp với những dự đoán lý thuyết thì phải xem lại lý thuyết, chỉnh lý hoặc thay đổi. Mô hình trừu tƣợng đƣợc xác nhận trở thành nguồn tri thức mới, tiếp tục đƣợc sử dụng để suy ra những hệ quả mới hoặc để giải thích những sự kiện thực nghiệm mới phát hiện.

2.1.1.2. Đặc điểm dạy học vật lí

Dạy học vật lí hình thành thế giới quan duy vật biện chứng từng bƣớc làm cho HS có đƣợc những hiểu biết, có một quan niệm đúng đắn về tự nhiên. Dạy học vật lí vận dụng chu trình sáng tạo của các nhà khoa học vật lí vào quá trình nhận thức của học sinh. Con đƣờng hình thành kiến thức vật lí và thế giới quan duy vật biện chứng trong

Một phần của tài liệu Thiết kế tiến trình dạy học giải quyết vấn đề khi dạy học chương khúc xạ ánh sáng vật lý 11 cơ bản nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh Trung học Phổ thông (Trang 32)