MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ VỐN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN.

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý về vốn trong công ty cổ phần (Trang 38 - 45)

VỐN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN.

Thứ nhất, bỏ quy định Khoản 5 Điều 8 trong Nghị định 01/2010 về chào bán cổ phần riêng lẻ.

Thứ hai,

- Bổ sung quy định để làm rõ khái niệm vi phạm nghiêm trọng tại điểm a Khoản 3 Điều 79.

- Sửa đổi nội dung này trong Nghị định 01/2010 và Luật chứng khoán và Luật doanh nghiệp 2005 thời hạn được tự do chuyển nhượng cùng là 01 năm vì chỉ cần 01 năm là đủ để chứng minh ý tưởng kinh doanh của những người sáng lập ra công ty.

Thứ ba,cần quy định cụ thể để tránh trường hợp xảy ra lừa đảo, gian dối.

Thứ tư: để tạo sự thống nhất giữa Nghị định 102/2010/NĐ-CP và Luật

doanh nghiệp nên bỏ đi quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định 102/2010/NĐ- CP và nên thừa nhận việc nợ 80% vốn như quy định của Luật doanh nghiệp

Thứ năm: Luật doanh nghiệp cần quy định lại theo hướng coi việc ghi

hợp đồng chuyển nhượng trên thực tế giữa các bên làm căn cứ để được công nhận là cổ đông cho những người góp vốn hay nhận chuyển nhượng vào công ty cổ phần. - Sửa đổi điều này như sau: “Cổ phần được coi là đã bán khi được thanh toán đủ. Sau đó, những thông tin về người mua quy định tại khoản 2 Điều 86 của Luật này được ghi đúng, ghi đủ vào sổ đăng ký cổ đông; kể từ thời điểm đó, người mua cổ phần trở thành cổ đông của công ty”.

- Cần bổ sung quy định cách thức xử lý đối với cổ phần chào bán không được mua hết và sửa đổi Nghị định 01/2010 cho phù hợp Luật doanh nghiệp 2005.

Thứ sáu: cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặc biệt là Bộ tài chính cần

phải đưa ra các giải pháp và cơ chế thực hiện các quy định về phát hành trái phiếu nhằm đẩy mạnh sự phát triển của thị trường trái phiếu Việt Nam. Một khi làm được điều này thì nguồn hàng hóa – tổ chức phát hành trái phiếu mới chú trọng để tạo hàng, phát huy tối đa hiệu quả thu hút vốn đầu tư công chúng.

Thứ bảy: trong trường hợp cổ đông không lựa chọn một trong số ba tổ chức định giá chuyên nghiệp mà công ty đã giới thiệu có thể giải quyết bằng việc mỗi bên có quyền chỉ định một tổ chức chuyên nghiệp để định giá. Giá cổ phần mà công ty mua lại là giá mà một trong hai tổ chức đưa ra (nếu thỏa thuận được) hoặc là giá trung bình của hai giá đó. Chi phí thanh toán cho tổ chức định giá do các bên thỏa thuận hoặc do bên chỉ định tổ chức định giá đó chịu.

Thứ tám: Luật doanh nghiệp cần điều chỉnh để giải quyết các vấn đề về

thủ tục tăng giảm vốn điều lệ của doanh nghiệp cổ phần.Cần có các quy định cụ thể về các trường hợp được tăng, giảm vốn điều lệ để cơ quan đăng ký kinh doanh có cơ sở thực thi pháp luật. Bên cạnh đó, cũng cần quy định thêm các vấn đề liên quan như khi đăng ký tăng vốn điều lệ, thời hạn để công ty cổ

phần phải chào bán hết số cổ phần phổ thông được chào bán là bao lâu? Không bán được thì có phải đăng ký giảm vốn điều lệ hay không?

Thứ chín: cần xem xét bỏ quy định về hạn chế quyền chuyển nhượng cổ

phần tối thiểu trong vòng một năm kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán cổ phần riêng lẻ theo Nghị định 01/2010/NĐ-CP. Nếu hạn chế chuyển nhượng thì có thể giới hạn một số đối tượng nhất định như nhà đầu tư chuyên nghiệp hay thành phần hội đồng quản trị. Điều này là cần thiết để đảm bảo quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông mà Luật doanh nghiệp đã ghi nhận.

Thứ mười, pháp luật cần có những quy định cụ thể về cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết là tổ chức được Chính phủ uỷ quyền như:

-Cổ phần ưu đãi biểu quyết cần được phát hành trong trường hợp nào? Cổ phần ưu đãi biểu quyết rất dễ tạo ra sự chuyển đổi quyền kiểm soát công ty. Vì vậy cần phải có những điều kiện nhất định đối với việc phát hành loại cổ phần này.

-Tỷ lệ cổ phần ưu đãi biểu quyết được chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong tổng số cổ phần phát hành và trong tổng số cổ phần mà công ty đã bán được.

-Điều kiện chuyển đổi cổ phần ưu đãi biểu quyết thành cổ phần phổ thông? Quy định này nhằm tránh tình trạng sử dụng cổ phần ưu đãi biểu quyết để tiến hành thôn tính các nhóm cổ đông khác một cách không lành mạnh.

C. KẾT LUẬN

Chế độ pháp lý về vốn trong công ty cổ phần nói riêng và các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung là một chế định hết sức quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn hội nhập của nước Việt Nam, thì nó càng trở nên có ý nghĩa to lớn. Trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới, không ít doanh nghiệp Việt Nam được hình thành, và cũng không ít doanh nghiệp, doanh nhân nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam. Đặc biệt là ở loại hình công ty cổ phần, với những ưu thế vượt trội của mình so với các loại hình khác đã và đang ngày càng thể hiện được vai trò thực sự quan trọng của mình đối quá trình phát triển đất nước nói chung và sự phát triển của nền kinh tế nước ta nói riêng. Nhận thức được vai trò to lớn đó, Nhà nước ta trong những năm qua đã không ngừng có những chính sách và biện pháp thích hợp nhằm hoàn thiện hơn nữa khung pháp lý liên quan đến mọi vấn đề phát triển của các loại hình doanh nghiệp đặc biệt là những vấn đề về vốn trong công ty cổ phần, nhằm khuyến khích và tạo ra môi trường pháp lý thông thoáng, cởi mở hơn trong việc thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào loại hình doanh nghiệp này. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của xã hội nói chung và trong các loại hình doanh nghiệp nói riêng luôn phát sinh những vấn đề bất cập, vướng mắc gây khó khăn cho cả phía Nhà nước và các loại hình doanh nghiệp mà cơ quan Nhà nước chưa thể dự trù hết được trong quá trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến những lĩnh vực này.Vì vậy,việc sửa đổi, bổ sung và thậm chí đề ra các quy phạm pháp luật mới để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến sự thành lập, phát triển của doanh nghiệp nói chung và vấn đề về vốn trong công ty cổ phần nói riêng là quan trọng và rất cần thiết trong lúc này. Có như vậy, công ty cổ phần và các doanh nghiệp của Việt Nam mới ngày càng phát triển hơn nữa để theo kịp sự phát triển của thế giới và ngày càng đóng góp to lớn vào việc phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá mà Đảng và Nhà nước ta đã khởi xướng và lãnh đạo nhanh chóng đi đến thắng lợi.

CHÚ THÍCH

[1] Trường Đại Học Luật Hà Nội - Giáo trình Luật thương mại - Tập 1- Nxb Chính trị Quốc gia – Hà Nội – Năm 2006/ trang 157.

[2] Điều 84 Bộ luật Dân sự 2005.

[3]Trường Đại Học Luật Hà Nội - Giáo trình Luật thương mại - Tập 1- Nxb Chính trị Quốc gia – Hà Nội – Năm 2006/ trang 158.

[4] Theo quy định tại khoản 3 Điều 130 và khoản 2 Điều 141 Luật doanh nghiệp năm 2005.

[5] Theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật doanh nghiệp năm 2005. [6] Theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2005

[7] Theo quy định tại khoản 1 Điều 78 Luật doanh nghiệp năm 2005. [8] Theo quy định tại khoản 3 Điều 78 Luật doanh nghiệp năm 2005. [9] Theo quy định tại Điều 82 Luật doanh nghiệp năm 2005.

[10] Theo quy định tại khoản 1 Điều 83 Luật doanh nghiệp năm 2005.

[11] Trường Đại Học Luật Hà Nội - Giáo trình Luật thương mại - Tập 1- Nxb Chính trị Quốc gia – Hà Nội – Năm 2006/ trang 159,160.

[12]Khoản 1 Điều 2 Nghị định 52/2006/NĐ-CP ngày 19/05/2006 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

[13] Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2005 [14] Theo khoản 2 Điều 14 Nghị định 102/2010/NĐ-CP

[15] Theo khoản 3 Điều 14 Nghị định 102/2010/NĐ-CP

[16] Theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2005. [17] Theo quy định tại điều 30 Luật doanh nghiệp 2005:

[18] Theo quy định tại khoản 1 Điều 84 Luật doanh nghiệp năm 2005.

[19] Nguyễn Ngọc Bích, Luật doanh nghiệp-vốn và quản lý vốn trong công ty cổ phần, NXB Trẻ, 2000. Tr.183.

[21] PGS. TS Nguyễn Năng Phúc, PGS. TS Nghiêm Văn Lợi, TS Nguyễn Ngọc Quang: Phân tích tài chính trong công ty cổ phần, Nxb Tài chính, 2005; Tr.71.

[22] Theo quy định tại khoản 1 Điều 85 Luật doanh nghiệp năm 2005. [23] Theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Luật chứng khoán 2006.

[24] Theo khoản 1 Điều 6 Luật Chứng khoán 2006 thì: “Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại sau: Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán”.

[25] Theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Luật chứng khoán 2006.

[26] Khoa Luật Đại Học Huế – Tài liệu học tập Luật thương mại Việt Nam- Tập 1- Nxb Đại học Huế – Năm 2010/ trang 119.

[27] Khoa Luật Đại Học Huế – Tài liệu học tập Luật thương mại Việt Nam- Tập 1- Nxb Đại học Huế – Năm 2010/ trang 120

[28] Theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Luật chứng khoán 2006. [29] Theo quy định tại khoản 5 Điều 84 Luật doanh nghiệp năm 2005. [30] Theo quy định tại Điều 158 Luật doanh nghiệp năm 2005.

[31] Xem thêm Điều 36, 37 Luật phá sản năm 2004.

[32] Theo quy định tại điểm b, d, e, g khoản 2 Điều 96 Luật doanh nghiệp năm 2005.

[33] Theo quy định tại điểm b, c, d, đ, g, n khoản 2 Điều 108 Luật doanh nghiệp năm 2005.

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý về vốn trong công ty cổ phần (Trang 38 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w