KỸ THUẬTCHỌN MẪU ĐIỀU TRA: 41

Một phần của tài liệu Chuyên đề Phương pháp nghiên cứu khoa học - Trường ĐH Hải Dương (Trang 41 - 43)

a. Một số khái miệm

Mẫu điều tra (mẫu khách thể) là số lượng cá thể hay đơn vị được chọn để trả lời câu hỏi của nhà nghiên cứu. Vì yêu cầu của việc nghiên cứu là phải khách quan, đảm bảo tin cậy nên mẫu phải thỏa mãn:

- Chọn phần tử phải thật khách quan.

- Kích thước mẫu (số phần tử trong mẫu) phải đủ lớn.

Một số khái niệm cần biết về mẫu:

- Mẫu dân số: Tất cả mọi đối tượng mà nhà nghiên cứu hướng tới. Ví dụ:

Trong cuộc điều tra về chất lượng học tập của sinh viên trường Ðại học Sư phạm Kỹ thuật thì mọi sinh viên đều nằm trong mẫu tổng.

- Mẫu tiêu biểu: Mẫu gồm các thành viên được chọn ra từ mẫu dân sốđể nghiên cứu. - Mẫu đặc trưng: Mẫu bao gồm mọi phần tử cĩ nét đặc trưng cần nghiên cứu.

b. Cách chọn mẫu

(1) Lấy mẫu phi xác suất:

Thực tế việc lấy mẫu này chỉ là để thử bảng câu hỏi, nghiên cứu sơ bộ, nên việc chọn mẫu vẫn mang tính chất ngẫu nhiên, số phần tử khơng nhiều. Cĩ các hình thức như: - Lấy mẫu thuận tiện: Khơng chú ý đến tính đại diện, chỉ cần thuận tiện (dễ, gần, nhanh) cho nhà nghiên cứu.

42

- Lấy mẫu tích lũy nhanh: chọn một số phần tử ban đầu, từ các phần tửấy nhân ra số phần tử thứ cấp. Ví dụ: chọn 10 học sinh trong lớp, yêu cầu 10 học sinh đĩ, mỗi em chọn thêm 3 em khác... Tùy theo số phần tử định nghiên cứu, cĩ thể số phần tử thứ cấp ấy lại tiếp tục chọn thêm nữa đểđủ số lượng phần tử của mẫu.

(2) Lấy mẫu xác suất:

- Lấy mẫu ngẫu nhiên thơng thường: Bằng cách rút thăm và bằng bảng ngẫu nhiên. Ngày nay, máy tính sẽ cho phép ta dễ dàng chọn mẫu ngẫu nhiên này.

- Lấy mẫu hệ thống:

Trường hợp này dành cho các đối tượng điều tra giống nhau, khác với lấy mẫu theo phân lớp. Ví dụ: Ðiều tra dân số cĩ đối tượng là mọi người dân; Ðiều tra về học sinh một trường cĩ đối tượng là mọi học sinh đang học trường đĩ. Các bước làm như sau:

- Lập danh sách tất cả các phần tử hiện cĩ.

- Tùy kích thước mẫu mà chọn bước nhảy k (tức là: cách mấy số lấy 1 số)

- Lấy các phần tử theo bước nhảy k với phần tử xuất phát là tùy ý, cho đến khi đủ kích thước mẫu.

3) Lấy mẫu theo nhĩm ngẫu nhiên:

Ðơi khi cuộc điều tra trên diện rộng về địa bàn hoặc nhiều đơn vị khác nhau, ta

cĩ thể chọn mẫu theo kiểu này. Ví dụ, khi điều tra về học vấn của mọi người dân của một tỉnh (mẫu tổng thể - MTT), ta khơng thể phỏng vấn tất cả dân trong tỉnh đĩ mà chỉ chọn mẫu ngẫu nhiên (mẫu nghiên cứu - MNC). Nếu chọn như các kiểu trên thì rất bất tiện. Ta cĩ cách chọn khác: Giả sử Tỉnh cĩ 3 Huyện, các Huyện cĩ số xã khác nhau (sơ đồ). Nếu 3 Huyện cĩ mọi điều kiện tương đương nhau thì chúng ta cĩ thể chọn 2 hoặc 1 Huyện làm MNC. Tuy nhiên khơng thể lấy hết tất cả các xã ra NC. Vậy là phải chọn ngẫu nhiên các xã. Ở mỗi xã cũng chọn ngẫu nhiên ấp rồi tiếp tục chọn ngẫu nhiên gia đình.. (xem mục Lấy mẫu xác suất).

(4) Qui mơ mẫu (kích thước mẫu):

Các nhà thống kê đã đưa ra những bảng tính sẵn (dựa vào độ tin cậy và sai số ấn định trước) để các nhà nghiên cứu lựa chọn kích thước mẫu phù hợp từng loại đề tài. Dưới đây là một loại bảng như vậy dùng cho trường hợp nghiên cứu sản lượng trung bình, điểm trung bình hoặc những nội dung tương tự.

Ví dụ: Ðiều tra để biết mục đích học tập của học sinh trong tỉnh nào đĩ với độ tin cậy là 90% và sai số là 0,03, ta đối chiếu hàng 3 cột 2 của bảng trên, mẫu cần cĩ 755 phần tử.

43

Một phần của tài liệu Chuyên đề Phương pháp nghiên cứu khoa học - Trường ĐH Hải Dương (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)