Thực trạngnăm 2013:Thu NSNN quý I đạt 167.710 tỷ đồng

Một phần của tài liệu tiểu luận thực trạng thu trong cân đối ngân sách nhà nước (Trang 34 - 36)

 Theo báo cáo thực hiện chương trình công tác quý I của Bộ Tài chính, tháng 3 thu NSNN ước

đạt 54.140 tỷđồng; luỹ kế thu 3 tháng đạt 167.710 tỷđồng, bằng 20,6% dự toán, giảm 2,6% so với cùng kỳnăm 2012.

Quản lý chặt nguồn thu, chi tiết kiệm hiệu quả

Trong đó, thu nội địa tháng 3 ước đạt 35.000 tỷđồng, bằng 6,4% dựtoán, tăng 19% (5.400 tỷ đồng) so với thực hiện tháng 2 (chủ yếu do Tết Quý Tỵ kéo dài nằm trong tháng 2, nên số thu thực hiện trong tháng 2 đạt thấp); bằng 90,8% cùng kỳnăm 2012. Luỹ kế thu 3 tháng ước đạt 114.040 tỷđồng, bằng 20,9% dự toán, xấp xỉ bằng mức thực hiện cùng kỳnăm 2012. Thu về

từ dầu thô thực hiện tháng 3 ước 8.200 tỷđồng, luỹ kế thu quý I ước đạt 25.770 tỷđồng, bằng 26% dự toán, giảm 4,7% so với cùng kỳnăm 2012. Nhờ giá dầu thô thịtrường thế giới tiếp tục duy trì ở mức cao trong thời gian qua, giá dầu thanh toán bình quân 3 tháng đạt khoảng 114,6 USD/thùng, tăng 24,6 USD/thùng so với giá dự toán; sản lượng dầu thanh toán ước đạt 3,6 triệu tấn, bằng 25,5% kế hoạch năm.

Thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu, tháng 3 ước đạt 14.540 tỷđồng, tăng khoảng 540 tỷđồng so thực hiện tháng trước. Luỹ kế thu 3 tháng đạt 41.150 tỷđồng, bằng 17,3% dự toán, giảm 7,7% so với cùng kỳnăm 2012. Sau khi thực hiện hoàn thuế Giá trịgia tăng theo chếđộ

(14.000 tỷđồng), thu cân đối NSNN quý I ước đạt 27.150 tỷđồng, bằng 16,2% dự toán, giảm 10,7% so với cùng kỳnăm 2012.

Về chi NSNN, nhìn chung các nhiệm vụchi ngân sách được đảm bảo theo đúng dự toán và tiến

độ triển khai thực hiện của các chủ đầu tư, đơn vị sử dụng ngân sách; đáp ứng các nhiệm vụ đảm bảo an sinh xã hội, kinh phí phục vụ sản xuất, khắc phục hậu quả thiên tai, bình ổn giá trong dịp Tết Nguyên đán. Tổng chi NSNN tháng 3 ước 70.850 tỷđồng; luỹ kếchi 3 tháng ước

đạt 218.385 tỷđồng, bằng 22,3% dựtoán, tăng 6,0% so với cùng kỳnăm 2012. Trong đó: Chi đầu tư phát triển tháng 3 ước 11.710 tỷđồng. Luỹ kếchi quý I đạt 35.320 tỷđồng, bằng 20,2% dự toán, xấp xỉ cùng kỳnăm 2012; Chi trả nợ và viện trợtháng 3 ước 6.365 tỷđồng, luỹ kế chi

quý I đạt 24.035 tỷđồng, đảm bảo thanh toán các khoản nợ đến hạn theo cam kết; Chi phát triển các sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính tháng 3 ước 52.775 tỷđồng; luỹ kếquý I đạt 159.030 tỷđồng, bằng 24,1% dự toán.

Cân đối NSNN, bội chi NSNN tháng 3 ước 16.710 tỷđồng, luỹ kế quý I ước 50.675 tỷđồng, bằng 31,2% dựtoán năm.

Bộ Tài chính cho rằng, trong khi kinh tế vẫn còn khó khăn, thách thức; số thu đạt thấp so dự

toán và cùng kỳ, cho thấy khảnăng thu NSNN còn tiếp tục khó khăn. Trong thời gian tới cần tiếp tục nỗ lực phấn đấu phát triển sản xuất - kinh doanh, tháo gỡ kịp thời khó khăn cho doanh

nghiệp, quản lý chặt chẽ nguồn thu, tăng cường chống thất thu và xử lý nợđọng; đồng thời chủ động điều hành chi ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm, phù hợp với nguồn thu.

Thịtrường huy động vốn thuận lợi

Tính đến hết quý I-2013, đã huy động được 65.450 tỷđồng trái phiếu chính phủ, bằng 43,6% kế hoạch cảnăm. Cụ thể: Tín phiếu dưới 1 năm đạt 13.992 tỷđồng. Trái phiếu kỳ hạn từ2 năm đến 10 năm đạt 51.458 tỷđồng.

Nhìn chung, tình hình thịtrường trong quý I khá thuận lợi cho công tác huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ. Nhu cầu mua TPCP khá lớn với khối lượng dự thầu luôn

cao hơn khối lượng gọi thầu (từ 1,12 đến 5,11 lần), tỷ lệ trúng thầu trong từng phiên khá lớn (90 - 100%); lãi suất huy động vốn giảm qua các phiên đấu thầu, so với đầu năm thì đến cuối quý I, lãi suất các kỳ hạn giảm từ 50-100 điểm cơ bản.

Nguyên nhân là do Bộ Tài chính đã ban hành quy định mới yêu cầu các thành viên đấu thầu phải tham gia các phiên đấu thầu đã làm tăng tính cạnh tranh cho thị trường. Bên cạnh đó,

thanh khoản của hệ thống ngân hàng rất dồi dào do tín dụng không tăng trưởng trong thời gian

qua; NHNN bơm ra khối lượng tiền khá lớn qua kênh thịtrường mở và qua việc mua vào khối

lượng lớn ngoại tệ; và việc NHNN giảm lãi suất cũng tác động đến các nhà đầu tư khi mua

TPCP cũng góp phần làm cho việc huy động vốn khá thuận lợi.

Dự báo, thịtrường trái phiếu chính phủ tiếp tục thuận lợi ít nhất là nửa đầu quý II. Việc phát hành sẽ thực hiện theo lịch biểu phát hành đã công bố ra thịtrường, tăng cường huy động các trái phiếu kỳ hạn dài từ 3 năm trở lên, đồng thời bám sát thị trường và nhu cầu của NSNN nhằm xác định khối lượng gọi thầu hợp lý trong từng phiên để có thể giảm lãi suất huy động.

Một phần của tài liệu tiểu luận thực trạng thu trong cân đối ngân sách nhà nước (Trang 34 - 36)