Một số giải pháp thực hiện thu ngân sách nhà nước năm

Một phần của tài liệu tiểu luận thực trạng thu trong cân đối ngân sách nhà nước (Trang 31 - 34)

 Theo dự toán NSNN năm 2013 đã được Quốc hội phê chuẩn thì số thu cân đối ngân sách

dự kiến là 816.000 tỷ đồng, trong đó thu nội địa là 545.500 tỷ đồng (thu từ nhà đất dự kiến

là 45.707 tỷ đồng), thu từ hoạt động xuất nhập khẩu là 166.500 tỷ đồng và từ dầu thô là 99.000 tỷ đồng, bội chi dự kiến là 162.000 tỷ đồng, tương đương 4,8 % GDP.

Phân tích tình hình kinh tế và dự toán NSNN năm 2013, có thể thấy việc thực hiện thu NSNN có một số thuận lợi như sau:

o Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ có thể thoát ra khỏi giai đoạn suy giảm vào giữa năm 2013, góp phần làm tăng thu ngân sách. Năm 2013, hệ số ICOR theo mục

tiêu giảm (từ gần 6,7 lần xuống 5,5 lần), do tỷ lệ vốn đầu tư/GDP giảm xuống (30%

so với 33,5%), do tốc độ tăng trưởng GDP cao lên (5,5% so với 5,03%); tốc độ tăng

năng suất lao động cũng cao lên (năm 2012 tăng gần 2,3%, mục tiêu năm 2013 tăng lên 2,7%). Theo ước tính, nếu GDP năm 2013 tăng trưởng đạt 5,5 – 6% thì tăng thu

NSNN có thể tăng từ 9-10% so với thực hiện năm 2012, tức là đạt mức theo dự

toán.

o Thứ hai, các DN và cả nền kinh tế được kỳ vọng sẽ từng bước hồi phục khi lạm phát được kiểm soát và lãi suất cho vay giảm đi. Các biện pháp hỗ trợ DN qua

miễn, giảm thuế sẽ từng bước có tác dụng khôi phục lại hoạt động của DN. Điều

này góp phần vào việc tăng nguồn thu cho NSNN. Hơn nữa, do lạm phát năm 2012

thấp nên việc lập dự toán thu theo số danh nghĩa cho năm 2013 cũng không bị thổi

phồng như đã xảy ra với dự toán năm 2012. Nói cách khác là dự toán thu NSNN năm 2013 sẽ sát với thực tiễn hơn.

 Tuy nhiên, thực hiện dự toán thu NSNN năm 2013 cũng sẽ đối mặt với những thách thức

không nhỏ:

o Thứ nhất, rủi ro của các yếu tố bên ngoài có thể tác động xấu đến tăng trưởng làm giảm nguồn thu NSNN.Kinh tế Việt Nam hiện nay đang phụ thuộc khá lớn vào tình hình biến động của kinh tế thế giới (độ mở của nền kinh tế, tính theo quy mô ngoại thương/ GDP trong giai đoạn gần đây lên đến 150%). Tăng trưởng của Việt Nam

phụ thuộc rất lớn vào xuất khẩu khi kinh tế khu vực EU và Mỹ khó khăn thì kinh tế

Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng. Theo dự báo của IMF vào tháng 12/2012 thì kinh tế thế

giới sẽ chỉ tăng trưởng 3,6% trong năm 2013 và nhóm các nước phát triển chỉ tăng trưởng ở mức 1,6 %.

o Thứ hai, nguồn thu giảm do chính sách miễn giảm thuế của Chính phủ:Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 07/01/2013, tháo gỡ khó khăn cho DN trong đó có gia hạn thời hạn nộp thuế, miễn, giảm thuế TNDN. Việc áp dụng thuế

thu nhập cá nhân mới với sự thay đổi về ngưỡng chiết trừ gia cảnh và thang thu nhập chịu thuế dự kiến sẽ làm giảm thu NSNN. Thu thuế xuất nhập khẩu cũng có

thể giảm đi khi Việt Nam tiếp tục cắt giảm thuế suất theo cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và hoạt động xuất nhập khẩu bị tác động của suy

o Thứ ba, rủi ro kinh tế khiến một số nguồn thu khó đạt dự toán. Việc giải quyết nợ

xấu trong hệ thống các ngân hàng thương mại và của hệ thống DN sẽ đòi hỏi chi phí

không nhỏ. Về ngắn hạn, các chính sách này có thể làm giảm nguồn thu từ thuế

TNDN, thuế thu nhập cá nhân.

 Một trong những nguồn thu quan trọng là thu NSNN từ dầu thô cũng sẽ khó tăng khi dự

báo giá dầu năm 2013 sẽ ít có biến động mạnh, thậm chí có thể giảm đi nếu tình hình khu vực Trung Đông ổn định.

 Thị trường bất động sản chưa khởi sắc sẽ làm nguồn thu từ đất đai tiếp tục khó đạt mục tiêu

đặt ra. Theo dự toán, thu NSNN từ đất đai năm 2013 tăng 7,7 % so với dự toán 2012, song

trong bối cảnh hiện nay và thực tế tình hình năm 2013 thì cũng sẽ không dễ thực hiện được

số thu này.

 Bài học từ thực tiễn điều hành thu NSNN năm 2012 và những năm trước đây cho thấy để

thực hiện tốt dự toán thu NSNN năm 2013, cần tiếp tục hoàn thiện các giải pháp sau:

o Một là, cần tiếp tục thực hiện phương châm “khoan sức dân, nuôi dưỡng nguồn

thu”, bởi tỷ lệ giữa tổng thu NSNN/GDP, mặc dù đã giảm so với năm trước (còn

25,1%), nhưng vẫn còn cao hơn so với định hướng 22- 23%. Ngành Tài chính cần

phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành khác thực thi các chính sách điều tiết kinh tế vĩ

mô, tạo thuận lợi tối đa cho DN, tạo niềm tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh,

góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vượt qua giai đoạn khó khăn.

o Hai là, tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế ở tất cả các khâu,

các bộ phận, các lĩnh vực, đảm bảo phương châm hành động theo Tuyên ngôn ngành Thuế:“Minh bạch, chuyên nghiệp, liêm chính, đổi mới” đi vào thực chất. Tổ

chức thực hiện tốt 02 Luật thuế mới sửa đổi bổ sung có hiệu lực trong năm 2013; tham mưu trình Bộ Tài chính, Chính phủ ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn

và triển khai thực hiện tuyền truyền, phổ biến rộng rãi trong xã hội; đồng thời nâng

cấp đồng bộ ứng dụng công nghệ thông tin; bổ sung, sửa đổi quy trình quản lý để đáp ứng yêu cầu công tác quản lý thuế.

Theo dự toán NSNN năm 2013 đã được Quốc hội phê chuẩn, số thu cân đối ngân

sách dự kiến 816.000 tỷ đồng, trong đó thu nội địa là 545.500 tỷ đồng (thu từ nhà

và từ dầu thô là 99.000 tỷ đồng, bội chi dự kiến là 162.000 tỷ đồng, tương đương

4,8 % GDP.

o Ba là, kiểm soát chặt chẽ nguồn thu ngân sách, thường xuyên kiểm tra, rà soát để

nắm bắt kịp thời số lượng, tình trạng hoạt động của DN, hộ kinh doanh trên địa bàn

để đưa vào diện quản lý. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu

ngân sách, chú trọng việc thanh tra đối với các chuyên đề như: chuyển giá, thương

mại điện tử, kinh doanh qua mạng, hoàn thuế, hộ kinh doanh cá thể; thanh tra đối

với các DN lớn, DN có vốn đầu tư nước ngoài.

o Bốn là, đẩy mạnh áp dụng các biện pháp thu nợ và cưỡng chế nợ thuế nhằm hạn chế

nợ mới phát sinh, động viên kịp thời nguồn lực cho NSNN.

o Năm là, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế nhằm cắt giảm chi phí

tuân thủ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để DN phát triển sản xuất kinh doanh; đẩy

mạnh triển khai thực hiện các đề án thuộc Chiến lược phát triển hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020, đảm bảo lộ trình và yêu cầu đã đề ra.

Một phần của tài liệu tiểu luận thực trạng thu trong cân đối ngân sách nhà nước (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)