Trong bối cảnh khó khăn của nền KT, nhằm thực hiện tốt dựtoán NSNN năm 2011 cũng như các nhiệm vụđược giao, BộTài chính đã ban hành Kế hoạch hành động thực hiện nghị
quyết 11 (QĐ số 527/QĐ-BTC ngày 1/3/2011). Việc đề ra các giải pháp kịp thời đã góp phần không nhỏ vào việc thực hiện tốt nhiệm vụthu chi NSNN năm 2011.
Theo ước tính của BTC, tổng thu NSNN năm 2011 ước đạt 674.500 tỷđồng, đạt 113,4% dựtoán, tăng xấp xỉ 21% so với cùng kỳnăm 2010, trong đó:
Thu nội địa ước 390.000 tỷ đòng, đạt 102% dự toán năm, tăng 16,6% so cùng kỳ 2010
(trong đó: tính đến hết tháng 11/2011, thu từ kinh tế quốc doanh đạt 89,1% dựtoán, tăng
12,1% so cùng kỳ; thu khu vực thương nghiệp và dịch vụ ngoài quốc doanh đạt 98,7% dự toán, tăng 23,7% so cùng kỳ; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 94,0% dự toán, tăng 15,3% so với cùng kỳ; thuế thu nhập cá nhân đạt 119,7% dựtoán, tăng 45,4% so
cùng kỳ; các khoản thu từ nhà và đất đạt 135,9% dựtoán, tăng 7,8% so cùng kỳ…) cần lưu
ý rằng theo yêu cầu hỗ trợcác gia đình và doanh nghiệp vượt qua bất ổn của năm 2011, đã có hàng loạt chính sách miễn giảm, gia hạn thời gian nộp thuế của một số sắc thuế Thu nhập cá nhân, thuế TNDN ( giảm 30% số thuế phải nộp năm 2011 đối với DNNVV, Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong lĩnh vực ưu tiên…) cụ thểnhư sau:
Dự toán thu 382.000 tỷ đồng, ước cả năm đạt 425.000 tỷ đồng, vượt 11,3% so dự toán,tăng 19,9% so thực hiện năm 2010; không kể thu tiền sử dụng đất (ước đạt 43.500
tỷđồng, tăng 13.500 tỷ đồng so dự toán) thì vượt 8,4% so dự toán, tăng 22% so thực hiện năm 2010.
Các lĩnh vực thu lớn ước đạt và vượt dựtoán, trong đó: thu từ kinh tế quốc doanh vượt 0,8% dự toán; thu thuếcông thương nghiệp ngoài quốc doanh vượt 10,6% dự toán; thu từ khu vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vượt 11,3% dự toán; thuế thu nhập cá nhân
vượt 28,6% dựtoán... Các địa phương cơ bản thu đạt và vượt dự toán giao.
Trong bối cảnh kinh tế phát triển không thuận lợi, có được kết quả nêu trên là nhờ vào nỗ lực lớn của các Bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp trong triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về những giải pháp chủ yếu để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Bên cạnh đó, có tác động của một số yếu tố sau: (1)đà phát triển tốt của nền kinh tế trong những tháng cuối năm
2010, tạo nguồn thu gối đầu cho NSNN năm 2011 đạt khá; (2) giá cả hàng hoá và dịch vụtiêu dùng tăng, nhất là giá một số mặt hàng nông, lâm thuỷ sản tăng lớn, cùng với việc thay đổi tỷ giá ngoại tệVND/USD, đã góp phần tăng thu ngân sách;(3) việc triển khai quyết liệt công tác quản lý thu, tăng cường kiểm soát kê khai, đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra và đôn đốc thu nợ thuế, thu vào NSNN kịp thời các khoản thu theo kết luận của cơ quan thanh tra, kiểm toán và kiểm tra quyết toán thuế,...
Nhằm tháo gỡkhó khăn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất, ổn định đời sống người lao động, từ tháng 4/2011, Chính phủđã gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian 01 năm cho một số doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động hoạt động sản xuất, gia công, chế
biếnnông, lâm, thuỷ hải sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử, xây dựng các công trình hạ
tầng kinh tế xã hội và một số ngành nghề sản xuất kinh doanh quan trọng, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này có thêm nguồn vốn đểổn định và phát triển các hoạt động;
ước tính có khoảng 303,2 nghìn doanh nghiệp nằm trong diện được gia hạn nộp thuế, với tổng số thuế được gia hạn năm 2011 chuyển sang năm 2012 khoảng 6.900 tỷđồng. Tiếp
đó, Chính phủ đã trình Quốc hội cho phép giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong một số lĩnh
vực đặc thù; giảm 50% mức thuế khoán thuế giá trịgia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân đối với một số cá nhân, hộ kinh doanh và tổ chức kinh doanh nhà trọ, phòng trọ, cung ứng suất ăn ca; miễn thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động chuyển
nhượng chứng khoán.... Theo đó, dự kiến tổng số thuế miễn, giảm trong năm 2011 khoảng 4.200 tỷđồng
Thu từ dầu thô:
Dự toán thu 69.300 tỷđồng, với dự kiến sản lượng dầu thanh toán là 14,02 triệu tấn, giá
bán 77 USD/thùng.Đánh giá thực hiện cả năm, về giá: hiện giá dầu thô thế giới đang tiếp tục biến động, dự kiến giá dầu thô xuất khẩu của Việt Nam bình quân cảnăm sẽđạt khoảng
102 USD/thùng, tăng 25 USD/thùng so giá xây dựng dự toán. Về sản lượng, ước cả năm đạt 14,13 triệu tấn, tăng 0,11 triệu tấn so kế hoạch. Với mức giá và sản lượng dầu thô dự
kiến này, ước thu ngân sách từ dầu thô cảnămđạt 100.000 tỷđồng, vượt 30.700 tỷđồng so dựtoán, tăng 44,6% so với thực hiện năm 2010.
Thu trong cân đối hoạt động xuất nhập khẩu:
Dự toán thu 138.700 tỷđồng, trên cơ sở dự toán tổng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu là 180.700 tỷđồng, dự toán chi hoàn thuế giá trịgia tăng theo chếđộ là 42.000 tỷđồng.
Trên cơ sở dự kiến kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2011, ước tổng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu cảnăm đạt 205.000 tỷđồng, vượt 13,4% so dự toán, sau khi trừước chi hoàn thuế giá trịgia tăng 61.000 tỷđồng, dự kiến thu cân đối ngân sách từ hoạt
động xuất nhập khẩu năm 2011 đạt 144.000 tỷđồng, tăng 3,8% so dự toán.
Số thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt khá chủ yếu do trị giá hàng hoá nhập khẩu các mặt hàng chịu thuếtăng lớn so với kế hoạch do giá thế giới tăng và điều chỉnh tỷ giá. Bên cạnh đó, nhiều chính sách thu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cũng đã được thực hiện nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế nhập siêu, như: tăng
thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với 6 mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu (thuốc lá thuần nhất hoặc hoàn nguyên, thuốc lá bột để hít, bồn tắm bằng sắt hoặc thép...), chỉ cho phép nhập khẩu các mặt hàng rượu, mỹ phẩm, điện thoại di động qua 3 cảng biển quốc tế là Hải Phòng, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh nhằm bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng, chống nhập khẩu hàng giả, hàng kém chất lượng và tăng cường chống gian lận thương mại; tăng thuế suất thuế xuất khẩu quặng sắt và tinh quặng sắt, gỗ và các sản phẩm từ gỗ... để hạn chế xuất khẩu tài nguyên thô... Ngành Hải quan tiếp tục đẩy mạnh thực hiện rà soát, sửa đổi, bổ sung,
cho doanh nghiệp, tăng cường các biện pháp chống buôn lậu, gian lận thương mại.
Qua đó, góp phần tăng thu cho NSNN.
Thu viện trợ:Dự toán 5.000 tỷđồng, ước cảnăm đạt 5.500 tỷđồng, vượt 10% so dự toán.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, thu NSNN từ xuất khẩu ước 186.833 tỷ đồng, đạt 99% dựtoán năm, tăng 19,3% so với cùng kỳnăm 2010) bất chấp chính sách hạn chế nhập khẩu và giảm, miễn thuế đối với nhập khẩu xăng dầu những tháng đầu năm. Thu từ hoạt
động xuất nhập khẩu tăng do nhiều nguyên nhân, trong đó có tác động từtăng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa, thay đổi tỷgiá đồng VN và các giải pháp mạnh nhằm chống thất thu thuế của Bộ Tài chính.
Thu NSNN cả năm 2011 ước tính có thể tăng 23,4% so với năm 2010, đây là con số cao thứ nhì trong 5 năm gần đây ( chỉ thấp hơn mức 27,2% của năm 2008). Tuy nhiên, cũng
phải lưu ý đến tỷ lệ lạm phát cao của năm 2011 thì kết quả nay không thật sự nỗi trội so với
các năm gần đây.
2.3Thu ngân sách năm 2012 a) Thực trạng VN năm 2012: a) Thực trạng VN năm 2012:
Trong thời gian qua, thu ngân sách góp phần củng cốvà tăng cường tiềm lực tài chính Nhà
nước. Thu ngân sách không những đảm bảo đủ nguồn thu cho chi tiêu thường xuyên của chính phủ mà còn để dành ra một phần tích lũy cho đầu tư phát triển. Số thu ngân sách, theo giá hiện hành, đã tăng 7.7 lần từnăm 1991 đến năm 2000. Trong đó số thu từ thuế là lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu NSNN. Bình quân thu từ thuế, phí, và lệ phí chiếm khoảng 95% trong tổng thu từnăm 2005 – 2010.
Từ năm 2011 đến nay, Việc thực hiện hàng loạt biện pháp tài khóa và tiền tệ chặt chẽ theo
Nghị quyết số 11/NQ-CP, ngày 24/2/2011 của Chính phủ đã mang lại nhiều tác động tích cực đến bình ổn nền kinh tế trong năm 2012 song cũng có những tác động phụ, ảnh hưởng
tới thu ngân sách nhà nước. Một số nét khái quát về tình hình thu ngân sách năm 2012, đề
xuất những bài học và giải pháp cho thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2013.
b) Thu ngân sách 2012
Năm 2012 được đánh giá là một trong những năm mà nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước
(NSNN) gặp nhiều khó khăn nhất. Ngành Tài chính đã thực hiện chủ trương: “Giảm thuế, nuôi dưỡng nguồn thu để tăng thu” thông qua việc đề xuất Chính phủ ban hành Nghị quyết
13/NQ-CP ngày 10/5/2012 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh,
hỗ trợ thị trường. Với việc triển khai Nghị quyết 13/NQ-CP, NSNN giảm thu 1,2% dự toán
tổng thu cả năm 2012 và tổng giá trị thực tế doanh nghiệp (DN) được hưởng tương đương
1% GDP dự tính so với quy mô xấp xỉ 10% GDP của gói kích thích kinh tế năm 2009.
Số liệu thống kê của Bộ Tài chính cho thấy, đến hết tháng 11/2012, ngành Thuế đã xử lý
miễn, giảm, gia hạn tiền thuế theo các Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ cho khoảng 457.500 lượt DN và hộ sản xuất, hộ gia đình và cá nhân, với số tiền khoảng 19.025 tỷ đồng; trong đó: Thực hiện miễn và gia hạn tiền thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với khoảng 216.450 lượt DN và hộ sản xuất, hộ gia đình và cá nhân, với số tiền khoảng 11.160 tỷ đồng; Thực hiện miễn, giảm và gia hạn tiền thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với
khoảng 203.550 lượt DN, với số tiền khoảng 4.940 tỷ đồng; Gia hạn tiền sử dụng đất cho
trên 340 DN, với số tiền gần 2.470 tỷ đồng; giảm 50% tiền thuê đất năm 2012 cho khoảng
3.610 DN, với số tiền 445 tỷ đồng; Miễn thuế môn bài năm 2012 cho 33.510 hộ đánh bắt
hải sản và hộ làm muối, với số tiền khoản 10 tỷ đồng…
Cùng với các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho DN thì hàng loạt các biện pháp cải
thường xuyên đôn đốc kịp thời người nộp thuế; tích cực thanh tra, kiểm tra thuế; chống
gian lận thuế, nhất là chống chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI…
Hàng loạt giải pháp nói trên đã mang lại kết quả tích cực cho thu NSNN năm 2012. Tính đến 31/12/2012, tổng thu NSNN cả nước đạt 741.500 tỷ đồng, tức vượt 1.000 tỷ đồng so
với dự toán kế hoạch là 740.500 tỷ đồng. Thu từ dầu thô ước đạt ước đạt 128,7% so với dự
toán - tăng 1,6% so với thực hiện năm 2011, đạt khoảng 112.000 tỷ đồng. Thu NSNN từ
các hoạt động sản xuất kinh doanh nội địa ước đạt 467.200 tỷ đồng, đạt 96,4 % dự toán và
tăng 10,7 % so với số thực hiện năm 2011. Tuy nhiên, thu cân đối ngân sách từ hoạt động
xuất nhập khẩu theo ước tính chỉ đạt khoảng 82 % dự toán và thu từ đất đai ước tính chỉ đạt hơn 65 % dự toán thu. Số thu này cũng phản ánh đúng tình trạng kinh tế năm 2012.
Tình trạng “đóng băng” của thị trường bất động sản đã tác động mạnh đến thu NSNN từ đất đai, đặc biệt là thu ở các địa phương có số thu từ đất đai lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Hầu hết các địa phương đều không đạt dự toán thu NSNN từ đất như Đà
Nẵng năm 2012 chỉ đạt 37,1% dự toán thu từ đất.