Tình hình sâu bệnh hạ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN NÔNG NGHIỆP SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LƯỢNG BÓN LÂN LÊN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT ĐẬU PHỤNG TRỒNG VỤ XUÂN HÈ NĂM 2009 TRÊN ĐẤT CÁT PHA THỊT (Trang 46 - 52)

- Đếm tổng số cành/cây.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển

4.5 Tình hình sâu bệnh hạ

Sâu bệnh hại đậu phụng rất đa dạng, chúng có thể gây hại hạt giống, cây con, thân, lá, quả và cả giai đoạn tồn trữ giống trong kho.

Thí nghiệm được thực hiện ngoài đồng, vì vậy từ khi gieo hạt tới lúc thu hoạch, đậu phụng bị rất nhiều đối tượng sâu bệnh phá hoại.

Quan sát khu vực thí nghiệm cho thấy sâu bệnh phá hoại ở tất cả các nghiệm thức thí nghiệm.

4.5.1 Sâu hại

+ Kiến: Bao gồm kiến đỏ và kiến nâu (Pheidole sp và Crematogaster sp) - Bộ phận bị hại: Hạt giống và cây con.

- Thời kỳ gây hại: Bắt đầu từ khi hạt được gieo cho đến giai đoạn đầu của cây con. Hạt giống và cây con giai đoạn đầu chứa nhiều dầu, là thức ăn ưa thích của kiến nên chúng phá hại rất mạnh. Vì vậy nếu không có biện pháp phòng trừ kiến hợp lí sẽ dẫn tới không đảm bảo mật độ cây/ha.

- Phòng trừ: Trước khi gieo sử dụng thuốc Vibasu 10H, vãi 20 kg/ha nên đã hạn chế sự phá hoại của kiến.

+ Sùng trắng (Holotrichia sp): - Bộ phận bị hại: Thân, rễ.

- Thời kỳ gây hại: Giai đoạn cây từ khi mọc tới 40 ngày sau khi gieo. - Đặc điểm gây hại: Sùng trắng hại các bộ phận non bên dưới mặt đất như thân, rễ nhưng chủ yếu hại thân làm cho cây chết. Ban đầu cây bị hại héo rất nhanh giống như bệnh héo xanh, nhổ cây lên rất dễ do thân cây đã bị sùng phá hoại.

- Biện pháp phòng trừ: Trước khi gieo đã rải thuốc Vibasu 10H, vì vậy tới giai đoạn 7 ngày sau gieo chưa có dấu hiệu phá hoại của sùng trắng. Từ 7 – 40 ngày sau gieo sùng trắng phá hoại rải rác, vì diện tích thí nghiệm không lớn nên tiến hành phòng trừ bằng cách diệt thủ công.

+ Sâu xanh da láng (Spodoptera exigua H.): - Bộ phận bị hại: Lá

- Thời kỳ gây hại: 30 ngày sau khi gieo đã quan sát thấy sự xuất hiện của sâu xanh da láng.

- Biện pháp phòng trừ: Do hệ thiên địch ở trong khu vực thí nghiệm khá phong phú do đó đã hạn chế sự gây hại của sâu xanh da láng. Quá trình quan sát cho thấy sâu chỉ gây hại rải rác, do đó chỉ phòng trừ bằng biện pháp thủ công. Giai đoạn 60 ngày sau gieo tiến hành xịt thuốc Bassa 50EC với liều lượng 1 lít/ha.

+ Sâu cuốn lá (Cacoecia sp): - Bộ phận bị hại: Lá

- Thời kì gây hại: 30 ngày sau khi gieo quan sát đã thấy sự xuất hiện phá hoại của sâu cuốn lá.

- Biện pháp phòng trừ: Sâu cuốn lá gây hại rải rác nên chủ yếu phòng trừ bằng biện pháp thủ công. Giai đoạn 60 ngày sau khi gieo tiến hành phun thuốc Bassa 50EC với liều lượng 1 lít/ha để tiêu diệt sâu cuốn lá.

- Thời kỳ gây hại: 40 ngày sau khi gieo quan sát thấy sự xuất hiện phá hoại của sâu khoang.

- Biện pháp phòng trừ: Sâu gây hại rải rác nên phòng trừ bằng cách diệt thủ công. Giai đoạn 60 ngày sau gieo tiến hành phun thuốc Bassa 50EC với liều lượng 1 lít/ha.

+ Rệp mềm (Aphis craccivora Koch.):

- Bộ phận bị hại: Các bộ phận non như ngọn, lá non.

- Thời kỳ gây hại: 40 ngày sau khi gieo quan sát thấy sự xuất hiện gây hại của rệp.

- Biện pháp phòng trừ: Khu vực thí nghiệm có hệ thiên địch khá phong phú. Tuy nhiên, tới giai đoạn 60 ngày sau khi gieo rệp phá hoại mạnh vì vậy đã tiến hành phun thuốc trừ sâu Bassa 50EC với liều lượng 1 lít/ha. Kết quả đã hạn chế được sự phá hoại của rệp mềm, đồng thời các loại sâu hại khác như sâu xanh da láng, sâu khoang, sâu cuốn lá cũng bị tiêu diệt và hạn chế sự gây hại. + Kết luận:

- Quá trình thực hiện thí nghiệm cho thấy có nhiều loại sâu phá hoại đậu phụng từ khi gieo tới lúc thu hoạch, tuy nhiên trong khu vực thí nghiệm có hệ thiên địch khá phong phú vì vậy đã hạn chế phần lớn sự gây hại của chúng do đó không phải sử dụng nhiều các biện pháp phòng trừ hóa học.

- Giai đoạn 60 ngày sau khi gieo do sự phá hoại mạnh của rệp mềm nên đã tiến hành phun thuốc Bassa 50EC. Ngoài rệp mềm bị hạn chế, thuốc cũng có tác dụng hạn chế sự phá hoại của các loại sâu khác như sâu xanh da láng, sâu khoang, sâu cuốn lá.

- Từ giai đoạn 60 ngày sau gieo tới lúc thu hoạch, quan sát vẫn thấy sự xuất hiện của các loại sâu hại này tuy nhiên sự phá hoại này không đáng kể. Hệ thiên địch trong khu thí nghiệm khá phong phú nên không sử dụng biện pháp hóa học để phòng trừ.

4.5.2 Bệnh hại

+ Bệnh héo rũ:

- Nguyên nhân: Mốc (Aspergillus niger Van Tiegh)

- Thời kỳ gây hại: Quan sát thấy bệnh xuất hiện gây hại từ giai đoạn cây con tới lúc thu hoạch, giai đoạn 25 – 50 ngày sau khi gieo bệnh gây hại mạnh nhất.

- Bộ phận bị hại: Tất cả các bộ phận của cây

- Đặc điểm nhận biết: Cổ rễ và thân ngầm sát mặt đất có vết bệnh màu nâu, biểu bì và vỏ nứt vỡ, thối mục, cành lá héo cong, mất sắc bóng, hơi vàng xanh. Cổ rễ gốc thân thâm mục nát, phủ một lớp mốc đen. Khi nhổ cây bệnh lên rất dễ đứt gốc, bộ phận bó mạch hóa nâu.

- Phòng trừ: Bệnh gây hại rải rác ở các nghiệm thức thí nghiệm với mức độ rất nhỏ. Biện pháp phòng trừ chủ yếu là phát hiện cây bệnh sớm, nhổ cây bệnh đem tiêu hủy.

+ Bệnh đốm lá:

- Nguyên nhân: Đốm nâu (Cercospora arachidicola Hori.) và đốm đen

(Cerosporidium personatum Beck and Curt.)

- Bộ phận bị hại: Lá

- Thời kỳ gây hại: Quan sát thấy bệnh đốm nâu xuất hiện gây hại từ giai đoạn 23 ngày sau khi gieo tới khi thu hoạch, bệnh đốm đen xuất hiện gây hại từ giai đoạn 50 ngày sau khi gieo.

- Biện pháp phòng trừ: 28 ngày sau khi gieo quan sát thấy bệnh xuất hiện rải rác ở một số ô thí nghiệm nên đã tiến hành phun Kasumin 2L với liều lượng 1 lít/ha nên bệnh đã bị hạn chế tác hại. Giai đoạn 45 ngày sau gieo phun Avil 5SC với liều lượng 1 lít/ha để phòng ngừa bệnh rỉ sắt, qua đó đã có tác dụng phòng ngừa bệnh đốm nâu. Giai đoạn 60 ngày sau gieo tiếp tục phun Kasumin 2L lần 2 để phòng trừ bệnh đốm đen và bệnh đốm nâu.

+ Bệnh thối trắng thân quả:

- Nguyên nhân: Sclerotium rolfsii

- Thời kỳ gây hại: Giai đoạn 60 ngày đã thấy sự xuất hiện gây hại. Cây sinh trưởng mạnh thân lá dẫn tới đổ ngã kết hợp với mưa nhiều, đã tạo ẩm độ thích hợp cho nấm phát triển gây hại.

- Đặc điểm nhận biết: Cổ rễ và đoạn thân ngầm bị bệnh có vết màu nâu, thối mục khô xác, nhổ cây dễ bị đứt gốc, trên gốc cây bệnh mọc lớp nấm trắng.

Hình 4.8 Một số đối tượng bệnh hại trên đậu phụng thí nghiệm

4.6 Năng suất

Năng suất thân lá và năng suất trái của 6 nghiệm thức thí nghiệm được tổng hợp và trình bày ở Bảng 4.10.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN NÔNG NGHIỆP SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LƯỢNG BÓN LÂN LÊN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT ĐẬU PHỤNG TRỒNG VỤ XUÂN HÈ NĂM 2009 TRÊN ĐẤT CÁT PHA THỊT (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w