So sánh chiều cao cây và tốc độ tăng trưởng chiều cao

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN NÔNG NGHIỆP SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LƯỢNG BÓN LÂN LÊN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT ĐẬU PHỤNG TRỒNG VỤ XUÂN HÈ NĂM 2009 TRÊN ĐẤT CÁT PHA THỊT (Trang 34 - 36)

- Đếm tổng số cành/cây.

4.2.1So sánh chiều cao cây và tốc độ tăng trưởng chiều cao

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển

4.2.1So sánh chiều cao cây và tốc độ tăng trưởng chiều cao

Đậu phụng là cây thân thảo, thân có màu xanh, có khi đỏ tím. Chiều cao thân có thể biến động từ 15 – 150 cm tùy giống hoặc mùa vụ gieo trồng. Trên thân có lông tơ trắng, nhiều hay ít tùy giống và điều kiện ngoại cảnh. Thân quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng không tốt đến năng suất đậu phụng. Thân cao sẽ cho nhiều hoa vô hiệu, thư đài khó đâm vào đất, trái chín không tập trung, rất dễ đổ ngã, mặt khác thân thấp quá sẽ cho ít hoa, ít trái.

Kết quả so sánh chiều cao và tốc độ vươn cao của 6 nghiệm thức thí nghiệm được trình bày ở Bảng 4.2, Bảng 4.3 và Biểu đồ 4.1.

+ Động thái tăng trưởng chiều cao:

- Kết quả Bảng 4.2 và Biểu đồ 4.1 cho thấy động thái tăng trưởng chiều cao giữa các nghiệm thức thí nghiệm qua các giai đoạn sinh trưởng có chênh lệch, tuy nhiên sự chênh lệch này không lớn. Trong các giai đoạn sinh trưởng, chiều cao cây của các nghiệm thức bón lân đều cao hơn nghiệm thức đối chứng. - Giai đoạn 90 ngày sau khi gieo là giai đoạn quả chín thu hoạch. Vì vậy, cây đã ngừng sinh trưởng, chiều cao của cây đạt tối đa. Tuy nhiên, kết quả phân tích thống kê cho thấy chiều cao cây trong giai đoạn này không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức. Chiều cao của nghiệm thức đối chứng F (không bón lân) thấp nhất 72,76 cm và cao nhất là nghiệm thức D ( 120 kg P2O5/ha) 76,88 cm.

- Chiều cao cây của tất cả các nghiệm thức đều khá cao dao động từ 72,76 – 76,88 cm, điều này không tốt vì sự sinh trưởng sinh dưỡng mạnh sẽ hạn chế năng suất trái. Mặt khác, cây cao quá sẽ gây đổ ngã dẫn tới giảm quang hợp, kéo dài thời gian ra hoa, lãng phí phân bón và tạo ẩm độ thích hợp cho nấm bệnh dễ phát triển gây hại.

+ Tốc độ tăng chiều cao:

- Qua Bảng 4.2 và Biểu đồ 4.1 cho thấy tốc độ tăng chiều cao giữa các nghiệm thức trong mỗi giai đoạn sinh trưởng có sự chênh lệch, tuy nhiên sự chênh lệch này nhỏ.

- Tốc độ tăng chiều cao của mỗi nghiệm thức qua các giai đoạn sinh trưởng có sự chênh lệch lớn. Tốc độ vươn cao của giai đoạn 30 – 45 ngày sau gieo là cao nhất, giai đoạn này cây sử dụng dinh dưỡng và nước mạnh nhất.

Thấp nhất là giai đoạn 75 – 90 ngày sau gieo, sự sinh trưởng của cây chậm lại và cây tập trung dinh dưỡng nuôi trái.

Bảng 4.2: So sánh động thái tăng trưởng chiều cao cây của 6 nghiệm thức thí nghiệm (cm/cây)

Nghiệm thức

Ngày sau gieo

15 30 45 60 75 90 A 4,33 16,10 43,27 61,47 72,65 73,37 B 4,37 16,13 44,27 62,60 71,03 74,03 C 4,42 16,47 45,40 64,31 73,20 75,47 D 4,42 15,87 45,34 65,87 74,65 76,88 E 4,46 16,62 45,73 63,27 74,40 75,84 F (ĐC) 4,29 15,73 42,73 60,47 69,42 72,76 F - value ns CV (%) 5,43

Ghi chú: ĐC: Đối chứng, NSG: Ngày sau gieo

Bảng 4.3: So sánh tốc độ tăng trưởng chiều cao 6 nghiệm thức thí nghiệm (cm/ 15 ngày/cây)

Nghiệm thức

Khoảng thời gian (NSG)

0 - 15 15 – 30 30 – 45 45 – 60 60 – 75 75 - 90 A 4,33 11,77 27,17 18,20 11,18 0,72 B 4,37 11,76 28,14 18,33 8,43 3,00 C 4,42 12,05 28,93 18,91 8,89 2,27 D 4,42 11,45 29,47 20,53 8,78 2,23 E 4,46 12,16 29,11 17,54 11,13 1,44 F (ĐC) 4,29 11,44 27,00 17,74 8,95 3,34

Biểu đồ 4.1: So sánh động thái tăng trưởng chiều cao của 6 nghiệm thức thí nghiệm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN NÔNG NGHIỆP SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LƯỢNG BÓN LÂN LÊN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT ĐẬU PHỤNG TRỒNG VỤ XUÂN HÈ NĂM 2009 TRÊN ĐẤT CÁT PHA THỊT (Trang 34 - 36)