Nhận xét chung

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN NÔNG NGHIỆP SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LƯỢNG BÓN LÂN LÊN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT ĐẬU PHỤNG TRỒNG VỤ XUÂN HÈ NĂM 2009 TRÊN ĐẤT CÁT PHA THỊT (Trang 39 - 46)

- Đếm tổng số cành/cây.

4.2.5Nhận xét chung

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển

4.2.5Nhận xét chung

Giai đoạn 0 – 30 ngày sau khi gieo là giai đoạn khô hạn, nhiệt độ cao. Tuy nhiên do chủ động tưới nước nên sự sinh trưởng và phát triển của đậu phụng bình thường.

Giai đoạn 30 ngày tới khi thu hoạch bước vào mùa mưa, trời mưa nhiều, ẩm độ đất cao nên cây sinh trưởng thân lá mạnh. Thân cao từ 72,76 – 76,88 cm dẫn tới tỉ lệ đổ ngã cao 82,13 – 88,23%.

Sự sinh trưởng thân lá mạnh làm cho hoa ra không tập trung, quả chín không tập trung, quả non nhiều vì vậy năng suất và phẩm chất giảm, gây lãng phí phân bón.

Tỉ lệ đổ ngã cao làm giảm khả năng quang hợp của lá đồng thời tạo ẩm độ thích hợp cho bệnh phát triển gây hại.

Nốt sần là kiểu cộng sinh giữa rễ cây đậu phụng và nòi vi khuẩn nốt sần

Rhizobium vigna. Nốt sần xuất hiện khi cây được 4-5 lá thật.

Hoạt động của nốt sần có thể cung cấp 50 - 70% lượng đạm cho cây đậu phụng. Cũng giống như các cây trồng khác, đậu phụng có thể hấp thu đạm dưới dạng NO3-, riêng dạng N2O trong không khí do có nối 3 bền chặt nên phải nhờ các vi sinh vật có enzyme Nitrogenaza phá nối 3 này, chuyển hóa thành dạng NO3- mà cây có thể hấp thu được.

Kết quả so sánh nốt sần của 6 nghiệm thức thí nghiệm ở giai đoạn 30 ngày và 60 ngày sau khi gieo được tổng hợp trình bày ở Bảng 4.8.

Bảng 4.8: So sánh tổng số nốt sần và nốt sần hữu hiệu trên cây của 6 nghiệm thức thí nghiệm ở 30 ngày và 60 ngày sau gieo

Nghiệm thức

30 ngày sau gieo 60 ngày sau gieo

Tổng số Hữu hiệu Tỉ lệ(%) Tổng số Hữu hiệu Tỉ lệ(%)

A 53,84 44,44 bc 82,54 157,61 106,70 ab 67,70B 56,39 46,78 abc 82,96 170,77 119,24 ab 69,80 B 56,39 46,78 abc 82,96 170,77 119,24 ab 69,80 C 61,13 52,11 ab 85,25 185,21 129,70 a 70,03 D 63,17 55,00 ab 87,06 180,93 133,60 a 73,84 E 64,70 56,56 a 87,42 177,35 131,18 a 73,92 F (ĐC) 49,15 39,47 c 80,31 144,90 93,42 b 64,47 F - value ** ** CV (%) 8,40 9,74 Ghi chú: ĐC: Đối chứng

+ Giai đoạn 30 ngày sau gieo:

- Tổng số nốt sần ở các nghiệm thức bón lân dao động từ 53,84 – 64,70 nốt sần/cây, trong khi nghiệm thức đối chứng 47,07 nốt sần/cây.

- Kết quả phân tích thống kê về nốt sần hữu hiệu ở giai đoạn này cho thấy có sự khác biệt ở mức độ rất có ý nghĩa giữa các nghiệm thức bón lân với nghiệm thức đối chứng. Các nghiệm thức bón lân có nốt sần hữu hiệu dao động từ 44,44 – 56,56 nốt sần/cây, trong khi đối chứng là 39,47 nốt sần/cây.

- Tỉ lệ nốt sần hữu hiệu của các nghiệm thức bón lân cũng cao hơn so với đối chứng, trong đó nghiệm thức E ( 150 kg P2O5/ha) đạt tỉ lệ cao nhất 87,42% và thấp nhất là nghiệm thức đối chứng F (không bón lân) 80,31%.

+ Giai đoạn 60 ngày sau gieo:

- Tổng số nốt sần ở các nghiệm thức bón lân giao động từ 157,61 – 177,35 nốt sần/cây, trong khi nghiệm thức đối chứng 144,90 nốt sần/cây.

- Kết quả phân tích thống kê về nốt sần hữu hiệu cho thấy có giữa các nghiệm thức bón lân và đối chứng có sự khác biệt ở mức độ rất có ý nghĩa. Các nghiệm thức bón lân có nốt sần hữu hiệu dao động từ 106,70 – 131,18 nốt sần/cây so với đối chứng 86,42 nốt sần/cây.

- Tỉ lệ nốt sần hữu hiệu ở các nghiệm thức bón lân cao hơn so với đối chứng, cao nhất là nghiệm thức E (150 kg P2O5/ha) 73,92% và thấp nhất là nghiệm thức đối chứng F (không bón) 64,47%.

+ Kết luận chung:

- Giai đoạn 60 ngày sau gieo, cây đã trưởng thành, hoàn thiện bộ rễ và thân lá nên tổng số nốt sần và nốt sần hữu hiệu ở giai đoạn này cao hơn giai đoạn 30 ngày sau gieo ở tất cả các nghiệm thức.

- Cũng trong giai đoạn 60 ngày sau gieo do mưa nhiều, ẩm độ đất cao và một lượng nốt sần già nên tỉ lệ nốt sần hữu hiệu ở giai đoạn này thấp hơn so với giai đoạn 30 ngày sau gieo ở tất cả các nghiệm thức.

- Bón lân đã làm tăng nốt sần, nốt sần hữu hiệu và tỉ lệ nốt sần hữu hiệu/cây.

Hình 4.4 Nốt sần trên bộ rễ đậu phụng thí nghiệm 30 ngày sau gieo

Số trái trên cây là một trong những yếu tố cấu thành năng suất của đậu phụng. Tổng số trái trên cây nhiều, số trái chắc trên cây cao, trọng lượng trái và hạt lớn thì năng suất đậu phụng cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả so sánh khả năng cho trái và hạt được trình bày ở Bảng 4.9. + Về tổng số trái:

Qua Bảng 4.9 cho thấy các nghiệm thức bón lân có tổng số trái/cây cao hơn so với nghiệm thức đối chứng, dao động từ 24,12 – 30,49 trái/cây. Trong đó cao nhất là nghiệm thức C (90 kg P2O5 /ha) với 30,49 trái/cây, thấp nhất là nghiệm thức đối chứng F (không bón) 22,23 trái/cây.

+ Về số trái chắc/cây:

- Đây là yếu tố quan trọng nhất và quyết định nhất tới năng suất và phẩm chất đậu phụng.

- Kết quả phân tích thống kê cho thấy số trái chắc/cây ở các nghiệm thức bón lân và đối chứng có sự khác biệt ở mức độ có ý nghĩa. Số trái chắc/cây ở các nghiệm thức bón lân dao động từ 17,37 – 22,91 trái chắc/cây. Trong đó, nghiệm thức C (120 kg P2O5/ha) cao nhất với 22,91 trái chắc/cây, nghiệm thức đối chứng F (không bón lân) thấp nhất với 16,01 trái chắc/cây.

+ Về số trái lép/cây:

Trái lép là một trong những yếu tố làm giảm năng suất và phẩm chất đậu phụng. Sự chênh lệch trái lép/cây giữa các nghiệm thức thí nghiệm không lớn + Số trái non/cây:

- Trái non cũng là một trong những yếu tố làm giảm năng suất và phẩm chất đậu phụng. Trái non hình thành do các hoa nở muộn vì vậy quả không đủ thời gian sinh trưởng phát triển.

- Tất cả các nghiệm thức thí nghiệm có tỉ lệ trái non/cây khá cao. + Số trái 3 hạt, 2 hạt và 1 hạt:

- Số trái 1 hạt: Các nghiệm thức bón lân có số trái 1 hạt cao hơn so với nghiệm thức đối chứng, cao nhất là nghiệm thức E(150 kg P2O5/ha) 3,45 trái/cây, thấp nhất là nghiệm thức đối chứng F(không bón lân) 2,56 trái/cây.

C (90 kg P2O5/ha) 19,47 trái/cây và thấp nhất là nghiệm thức đối chứng F (không bón lân) 13,45 trái/cây.

- Số trái 3 hạt: Nghiệm thức đối chứng F (không bón lân) và nghiệm thức A (30 kg P2O5/ha) không có trái 3 hạt, các nghiệm thức còn lại đều có trái 3 hạt trong đó cao nhất là nghiệm thức C (90 kg P2O5/ha) 0,20 trái/cây.

+ Trọng lượng 100 trái (P100 trái):

- Dao động từ 90,12 – 94,58 g, cao nhất là nghiệm thức E (150 kg P2O5/ha) 94,58 g và thấp nhất là nghiệm thức đối chứng F (không bón lân) 90,12 gr. Sự chênh lệch trọng lượng 100 trái giữa các nghiệm thức là không đáng kể.

- Đất thí nghiệm là đất cát có đặc điểm là đóng váng và chặt khi ẩm độ xuống thấp vì vậy đã ảnh hưởng tới độ lớn trái. Đây là một trong những nguyên nhân trọng lượng 100 trái thấp.

+ Trọng lượng 100 hạt (P100 hạt):

Ở các nghiệm thức bón lân có trọng lượng 100 hạt cao hơn so với nghiệm thức đối chứng tuy nhiên sự chênh lệch này không lớn. Nghiệm thức E (150 kg P2O5/ha) có trọng lượng 100 hạt cao nhất với 42,50 g và thấp nhất là nghiệm thức đối chứng F(không bón lân) 39,16 g.

+Tỉ lệ hạt/trái:

Qua bảng 4.9 cho thấy tỉ lệ hạt/trái ở tất cả các nghiệm thức có tỉ lệ hạt khá thấp. Nghiệm thức E (150 kg P2O5/ha) có tỉ lệ hạt/trái cao nhất với 67,14% và thấp nhất là nghiệm thức đối chứng F (không bón lân) 64,02%.

Chỉ tiêu Nghiệm thức Tổng số trái/ cây Số trái chắc/ cây Số trái lép/ cây Số trái non/ cây Số trái P100 hạt (gr) P 100 trái (gr) Tỉ lệ hạt/ trái (%) 3 hạt 2 hạt 1 hạt A 24,12 17,37bc 2,55 4,20 0,00 14,74 2,63 39,53 90,33 64,47 B 26,24 19,47abc 2,37 4,40 0,10 16,58 2,79 39,98 92,27 64,62 C 30,49 22,91a 2,91 4,67 0,20 19,47 3,24 42,07 93,77 65,83 D 29,97 22,67a 2,84 4,47 0,18 19,05 3,44 42,38 94,45 66,89 E 29,91 22,53ab 2,56 4,82 0,16 18,92 3,45 42,50 94,58 67,14 F (ĐC) 22,23 16,01c 2,24 3,98 0,00 13,45 2,56 39,16 90,12 64,02 F -value * CV(%) 14,09 Ghi chú: ĐC: Đối chứng

P100 trái: trọng lượng 100 trái P100 hạt: trọng lượng 100 hạt

Hình 4.6 So sánh khả năng cho trái của các nghiệm thức thí nghiệm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN NÔNG NGHIỆP SO SÁNH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LƯỢNG BÓN LÂN LÊN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT ĐẬU PHỤNG TRỒNG VỤ XUÂN HÈ NĂM 2009 TRÊN ĐẤT CÁT PHA THỊT (Trang 39 - 46)