Đường hầm IPv6 qua IPv4

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp đại học đề tài cơ chế chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6 (Trang 56 - 58)

Cơ sở hạ tầng mạng Internet hoạt động trên nền IPv4 hoạt động khá ổn định và có quy mô rộng lớn. Tận dụng khả năng này, các nhà thiết kế IPv6 đã đưa ra giải pháp là thực hiện cơ chế tunneling (đường hầm) trên nền IPv4.

Hình3.2: Minh họa cơ chế đường hầm

Có hai loại cơ chế Tunneling như sau: là Automatic và Configured Tunneling.

Cả hai cơ chế này khác nhau cơ bản là việc quyết định địa chỉ cuối của quá trình đường hầm, còn lại về cơ bản hoạt động của hai cơ chế này là giống nhau.

+ Điểm khởi tạo đường hầm (điểm đóng gói tin) tạo một tiêu đề IPv4 đóng gói và truyền gói tin đã được đóng gói.

Đồ án tốt nghiệp đại học Cơ chế chuyển đổi từ Ipv4 sang IPv6 + Node kết thúc của quá trình đường hầm (điểm mở gói) nhận được gói tin đóng gói, xóa bỏ phần tiêu đề IPv4, sửa đổi một số trường của tiêu đề IPv6 và xử lý phần dữ liệu này như một gói tin IPv6.

+ Node đóng gói cần duy trì các thông tin về trạng thái của mỗi quá trình trong đường hầm. Ví dụ các tham số MTU để xử lý các gói tin IPv6 bắt đầu thực hiện đường hầm. Vì số lượng các tiến trình trong đường hầm có thể tăng lên một số lượng khá lớn, trong khi đó các thông tin này thường lặp lại và do đó có thể sử dụng kĩ thuật đệm và được loại bỏ khi cần thiết.

Hình3.3: Cơ chế đóng gói thực hiện đường hầm

Đồ án tốt nghiệp đại học Cơ chế chuyển đổi từ Ipv4 sang IPv6 Hình3.4: Cơ chế mở gói khi thực hiện đường hầm

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp đại học đề tài cơ chế chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6 (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w