Chính sách thúc đẩy phát triển IPv6

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp đại học đề tài cơ chế chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6 (Trang 30 - 32)

Kể từ năm 2006, với sự kết thúc cảu mạng thử nghiệm IPv6 toàn cầu đầu tiên (6- bone), giao thức IPv6 được coi là chính thức trưởng thành, không còn nằm trong thơi kỳ thử nghiệm. Tình trạng hết địa chỉ IPv4 khiến cho việc phát triển sử dụng địa chỉ IPv6 trở thành bắt buộc đối với các quốc gia, nhằm phục vụ cho sự phát triển tiếp tục của mạng Internet. Kế hoạch ứng dụng IPv6, đưa IPv6 vào các chiến lược phát triển về công nghệ thông tin được triển khai trên khắp các quốc gia toàn cầu.

Trên khắp các quốc gia toàn cầu, các Uỷ ban thúc đẩy IPv6 (IPv6 Task Force) được thành lập để đảm nhiệm công tác thúc đẩy IPv6, cũng như hợp tác quốc tế, chia sẻ kinh nghiệm triển khai. Nhiều dự án phát triển mạng IPv6 được triển khai nhằm mục đích thiết lập các mạng IPv6 quốc gia.

- Nhật Bản: Ngay từ năm 2001, trong chiến lược e-japan, Uỷ ban chiến lược IT của quốc hội đã chỉ đạo việc ứng dụng IPv6 sẽ đảm bảo cho việc phát triển liên tục của hoạt động Internet. Nhật Bản là quốc gia ứng dụng IPv6 rất tích cực, trong các mạng Chính phủ, cũng như trong hoạt động cung cấp dịch vụ của ISP. Hiện tại, trong thị trường Nhật Bản đã cung cấp một số dịch vụ IPv6, cũng như nhiều dạng thiết bị hỗ trợ IPv6. Nhật Bản đang thực hiện các công tác tìm kiếm đối tác về phát triển IPv6, như hội thảo về phát triển IPv6 do đại sứ Nhật tổ chức tại Việt Nam tháng 06/2006 vừa qua. Tháng 1/2006, Uỷ ban chiến lược IT của Nhật Bản tiếp tục công bố “Chiến lược cải tổ IT mới - New IT Reform Strategy”. Trong đó nhấn mạnh việc đảm bảo tương thích với IPv6 vào thời năm 2008 và “hệ thống e-government” cần tương thích với IPv6 một cách không chậm trễ.Thực hiện các chiến lược về công nghệ thông tin, Bộ nội vụ và Truyền thông Nhật (MIC) đã công bố bản “hướng dẫn kích hoạt IPv6 cho các hệ thống chính phủ điện tử”, nêu rõ sự cần thiết của IPv6, hướng dẫn về các tiêu chuẩn, thiết bị … hỗ trợ IPv6 hiện tại.

- Mỹ: Năm 2003, Bộ quốc phòng Mỹ công bố áp dụng IPv6 cho mạng quốc phòng. Năm 2005, Uỷ ban Ngân sách Mỹ chính thức yêu cầu đến tháng 06/2008, toàn bộ văn phòng liên bang phải sử dụng địa chỉ IPv6. Dựa trên những báo cáo của các bộ phận có trách nhiệm như: báo cáo của GAO (Government Accountability Office), báo cáo của Uỷ ban thông tin và truyền thông quốc gia (NTIA) phân tích về IPv6 và việc ứng dụng IPv6 trong mạng liên bang, báo cáo của US-CERT về khả năng bảo mật của IPv6, Uỷ ban Ngân sách Mỹ đã ban hành kế hoạch và lộ trình bắt buộc đối với các văn phòng liên bang để triển khai IPv6. [12]

Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 1: Tổng quan về Ipv4 - Hàn Quốc: Năm 2007, Bộ thông tin và truyền thông Hàn Quốc đã chính thức ra nhiệm vụ cho ngành công nghiệp IT Hàn Quốc về việc cung cấp các dịch vụ sử dụng địa chỉ IPv6. Trong dự án cung cấp dịch vụ IPv6 của năm 2007, các doanh nghiệp (SK Networks, Samsung Electronics, LG Dacom, Freechal…) cùng với các cơ quan chính phủ sẽ cung cấp và sử dụng các dịch vụ dựa trên nền IPv6: VoIP, WCDMA, IPTV, một số dịch vụ thông tin dự báo thảm họa, dự báo thời tiết…Dự án này chi phí 3,85 tỉ Won (trong đó Chính phủ chi 1,6 tỉ Won). Ngay từ năm 2004, trong kế hoạch về chiến lược phát triển công nghệ thông tin đến năm 2010, gọi là Chiến lược IT839 (8 dạng dịch vụ, 3 cơ sở hạ tầng, 9 động cơ thực hiện) đã chỉ rõ thế hệ mạng mới với IPv6 là một trong số 3 cơ sở hạ tầng cơ bản trong kế hoạch phát triển công nghệ thông tin. Hiện nay, Hàn Quốc là một trong số các quốc gia có mức độ ứng dụng địa chỉ IPv6 rộng rãi nhất. Bộ Thông tin và truyền thông Hàn Quốc đưa ra mục tiêu từ nay đến năm 2010, Hàn Quốc phải đẩy mạnh sử dụng địa chỉ IPv6 trong các mạng, cơ sở hạ tầng, dự án về IPv6 đang được phát triển. Bộ này đã thành lập một uỷ ban tư vấn nhằm thúc đẩy các yêu cầu đăng ký địa chỉ Ipv6. Một số phương án được dự kiến áp dụng như: đến năm 2010, mặc định cung cấp địa chỉ IPv6 cho những văn phòng công cộng khi yêu cầu địa chỉ, hoặc chỉ cho đăng ký tên miền với địa chỉ IPv6 và chỉ cho phép đăng ký địa chỉ IPv4 khi có giải trình.

- Trung Quốc: Trung Quốc là một trong những quốc gia có nhu cầu về địa chỉ IP lớn nhất của Châu Á. Nhằm đảm bảo cho sự phát triển nóng của công nghệ, chiến lược về tài nguyên là một trong những điểm quan tâm hàng đầu của Chính phủ Trung Quốc. Bên cạnh việc lên kế hoạch đảm bảo về tài nguyên địa chỉ IPv4 cho nhu cầu phát triển mạng trong những năm tới, triển khai mạng IPv6 là một trong những yêu cầu bắt buộc của Chính phủ Trung Quốc khi phê duyệt tài chính thiết lập mạng nghiên cứu CNGI quốc gia, bắt buộc 5 nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu của Trung Quốc tham gia thiết lập mạng. Hiện tại, mạng thông tin phục vụ Olympic 2008 đã được triển khai chạy thử, theo như công bố, có nhiều ứng dụng được cung cấp là dựa trên nền giao thức IPv6

- Thái Lan, Malaysia, Philipin, Ấn Độ, Singapore, Indonesia, Đài Loan: Tất cả quốc gia này đều thành lập các Uỷ ban thúc đẩy IPv6 (IPv6 Task Force) để thúc đẩy ứng dụng địa chỉ IPv6, thực hiện các dự án về IPv6 và thiết lập mạng IPv6 quốc gia. Đây cũng là thành viên của Ủy ban thúc đẩy IPv6 khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (Asia Pacific IPv6 Task Force)

- Ấn Độ: Chính phủ Ấn Độ coi việc ứng dụng IPv6 là một trong những hoạt động có tính ưu tiên hàng đầu. Triển khai địa chỉ IPv6 là điểm liệt kê thứ 6 trong kế hoạch hoạt động bao gồm 10 điểm của Bộ thông tin và truyền thông Ấn Độ, công bố năm 2004. Gần đây, Bộ thông tin và truyền thông Ấn Độ tích cực triển khai các hoạt động về IPv6 phối hợp quốc tế như phối hợp với cộng đồng Châu Âu, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản.

Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 1: Tổng quan về Ipv4

- Malaysia: Chính phủ Malaysia phê duyệt kinh phí cho hoạt động thúc đẩy IPv6 quốc gia và thành lập Trung tâm phát triển IPv6 – NAv6 Centre [13].

Thực thể này sẽ chịu trách nhiệm lên kế hoạch, thúc đẩy nhận thức cộng đồng về IPv6 và thực hiện yêu cầu của Chính phủ là đảm bảo Malaysia là quốc gia sẵn sàng với IPv6 vào năm 2010. Lộ trình triển khai IPv6 bắt đầu từ ISP nhằm cung cấp mạng cơ sở hạ tầng (yêu cầu ISP triển khai IPv6 vào năm 2007) và các mạng Chính phủ vào năm 2008. NAv6 Centre hiện đang hoạt động rất tích cực với nhiệm vụ của mình. Sắp tới, cùng với Singapore, Malaysia tổ chức ASEAN IPv6 WORKSHOP với tiêu chí để các nước thành viên Asian trao đổi kinh nghiệm, chiến lược triển khai Ipv6 và cùng nhau xây dựng một phương thức nhằm đưa các nước Asean trở thành tương thích với IPv6.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp đại học đề tài cơ chế chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w