Trên phương diện triển khai IPv6: Ngày 6/5/2008, Bộ trưởng Bộ thông tin và Truyền thông đã ban hành chỉ thị số 03/2008 về việc thúc đẩy sử dụng địa chỉ Internet thế hệ mới IPv6. Chỉ thị này đã đánh dấu một mốc quan trọng trong lĩnh vực triển khai IPv6 ở Việt Nam. Sự ra đời của chỉ thị 03/2008 kết hợp với các nỗ lực không ngừng của VNNIC ở cương vị cơ quan quản lý nhà nước đã giúp nâng cao rõ rệt nhận thức của các ISP và tỏ chức trong nước về vấn đề triển khai IPv6. Tính đến thời điểm hiện tại, 21/36 thành viên địa chỉ của VNNIC đã xin cấp phát IPv6 để sử dụng. Tổng số vùng địa chỉ IPv6 có tại Việt nam là 24 vùng (8/32 và 16/48). Vấn đề tài nguyên IPv6 là hoàn toàn sẵn sàng, tuy nhiên, xét về khía cạnh triển khai IPv6 ở Viêt Nam vẫn chưa có nhiều dấu hiệu khả quan. Doanh nghiệp ISP cũng như các tổ chức mạng vẫn còn đang loay hoay vấn đề thử nghiệm và kết nối. Để Việt Nam có được những sản phẩn thương mại trên nền Ipv6 chắc chắn sẽ còn mất nhiều thời gian nữa. Trên phương diện sử dụng địa chỉ IPv4: Với vai trò quản lý tài nguyên địa chỉ IP tại Việt Nam, trong những năm vừa qua, VNNIC đã cố gắng thúc đẩy nhu cầu sử dụng tài nguyên địa chỉ trong cả nước. Thực tế cho thấy đã có sự gia tăng đáng kể trong số lượng địa chỉ IPv4 được cấp phát từ VNNIC cho các hoạt động Internet tại Việt Nam. Tuy nhiên, sự gia tăng này chưa tương xứng với tốc độ phát triển dịch vụ Internet và công nghệ thông tin tại Việt Nam. Nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Internet chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của tài nguyên địa chỉ IP trong hoạt động phát triển mạng lưới và dịch vụ. Ngay cả hiện tại, khi địa chỉ IPv4 gần hết, trong khi các nước có thái độ rõ ràng về việc xin cấp địa chỉ IPv4 thoả mãn nhu cầu phát triển mạng lưới trong những năm tới thì các tổ chức hoạt động Internet tại Việt Nam vẫn chưa có những động thái tích cực trong việc đánh giá nhu cầu của mạng lưới, mặc dù VNNIC đã nhiều lần cảnh báo.Trên phương diện sử dụng địa chỉ IPv4, ISP Việt Nam vẫn tồn tại những “thói quen” không có lợi như:
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 1: Tổng quan về Ipv4 - Cấp địa chỉ IP động cho khách hàng: Trước đây, khi dạng phương thức kết nối vào Internet chủ yếu là dialup thì việc sử dụng IP động tiết kiệm được địa chỉ IP do thời gian truy cập mạng của người sử dụng ít. Hiện tại, với những phương thức kết nối băng thông rộng (DSL), người sử dụng kết nối mạng 24/24, việc cấp địa chỉ động không có tác dụng nhiều trong việc tiết kiệm địa chỉ, lại gây cản trở cho khách hàng trong việc sử dụng các dịch vụ Internet.
Mặt khác, khi khách hàng sử dụng địa chỉ IP động, việc xác định nguồn gốc truy cập Internet rất khó khăn. Địa chỉ động thường là nguồn lạm dụng mạng, thực hiện hành vi spam… , gây khó khăn cho việc quản lý.
Hạn chế lượng địa chỉ IPv4 cấp phát cho khách hàng. Có thể thấy qua các gói dịch vụ kế nối băng thông rộng của các ISP Việt Nam, lượng địa chỉ IP cấp cho khách hàng rất ít, gắn theo dung lượng thuê bao, không thoả mãn nhu cầu sử dụng khiến cho các tổ chức phải thực hiện dùng địa chỉ dùng riêng và NAT trong mạng của mình. Việc sử dụng NAT tốn thiết bị, nhân công quản lý và kém hiệu quả trong khai thác dịch vụ Internet.
Dưới đây là số liệu về lượng địa chỉ IPv4 của Việt Nam và tỉ lệ địa chỉ IP/người sử dụng so với các quốc gia trong khu vực:
Hình1.12. Số lượng địa chỉ IPv4 và tỉ lệ địa chỉ IP/Người sử dụng Internet của Việt Nam. So với các quốc gia khác trong khu vực thì số lượng địa chỉ IPv4 của Việt Nam còn thấp trong khi dân số lại cao. Tỉ lệ trung bình địa chỉ IPv4 trên người sử dụng Internet thấp hơn cả Phillipin và Thái Lan, trong khi số lượng người sử dụng Internet và chỉ số về tỉ lệ người sử dụng Internet cao hơn. Nếu áp dụng các chỉ tiêu trong kế hoạch chiến lược viễn thông và dân số đến năm 2010:
Đồ án tốt nghiệp đại học Chương 1: Tổng quan về Ipv4 Tỉ lệ dân số sử dụng Internet là 35% (theo số liệu dự thảo Qui hoạch phát triển viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2010 của Viện chiến lược).
- Dân số Việt Nam: khoảng 88 triệu người (Chiến lược dân số Việt Nam 2001-2010) Nếu tỉ lệ địa chỉ IP/người sử dụng Internet được nâng lên mức 0.96 như Trung Quốc thì đến năm 2010, để đảm bảo đủ tài nguyên địa chỉ cho hoạt động Internet, Việt Nam cần sở hữu một lượng tài nguyên địa chỉ 1,76 khối /8 (tương đương 115.500 class C địa chỉ). So sánh với số liệu hiện nay đang sở hữu: 0.26 khối /8 (tương đương 17.039 class C địa chỉ), chúng ta cần có kế hoạch thúc đẩy nhanh lượng tài nguyên địa chỉ IPv4 trong thời gian tới .