Các đề xuất và kiến nghị.

Một phần của tài liệu Hậu quả của nạn bạo lực gia đình đối với phụ nữ miền núi thực trạng tại huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế (giai đoạn 2008-2010) (Trang 42 - 43)

1.Đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền tăng cường sự chỉ đạo, tạo điều kiện cho công tác phòng chống bạo lực gia đình tại địa phương, tăng cường sự phối hợp trong các cấp, các ngành, các đoàn thể trong hoạt động phòng chống bạo lực gia đình. Đặc biệt tuyên truyền sâu rộng Luật Phòng chống bạo lực gia đình trong các cấp, các ngành, đoàn thể xã hội. Thường xuyên làm mới các hình thức sinh hoạt các câu lac bộ phòng chống bạo lực gia đình ở địa phương để thu hút các đối tượng tham gia. Nâng cao các kỷ năng, kiến thức cho các cán bộ trong công tác hòa giải, tư vấn, kỷ năng sàng lọc, phát hiện nạn nhân bạo lực.

2. Đề nghị các cấp, các ngành, đoàn thể tích cực hơn nữa trong việc giám sát thực hiện pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình tại các địa phương. Đặc biệt phải quan tâm, giám sát sự hoạt động của các chương trình, kế hoạch, dự án, mô hình phòng chống bạo lực gia đình như: dự án “Nâng cao Bình đẳng giới

hạn chế bạo lực gia đình”của Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh, “mô hình phòng chống bạo lực gia đình ở xã Hồng Vân” được thực hiện bởi sở văn hóa thể

thao và du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế …để các hoạt động này thực sự có hiệu quả. Giải quyết kịp thời khi xảy ra bạo lực gia đình ở địa phương, các cơ quan chức năng phải xử lý nghiêm minh những vụ bạo lực nghiêm trọng.

3. Đề nghị tỉnh và Trung ương hỗ trợ nguồn lực cho tổ chức các hoạt động phòng chống bạo lực gia đình, quan tâm đặc biệt đến các hoạt động truyền

thông, tư vấn nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân, phụ nữ về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình. Xây dựng và nhân rộng các mô hình phòng chống bạo lực gia đình có hiệu quả ở đia phương như mô hình can thiệp phòng, chống bạo lực gia đình tại xã Hồng Vân, huyện A Lưới. Xây dựng mô hình thí điểm tại những xã có tình trạng bạo lực gia đình xảy ra nhiều như: Thượng Long, Thượng Nhật và sau đó nhân rộng ra trên địa bàn toàn huyện Nam Đông.

4. Đề nghị Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam hỗ trợ thêm một số tài liệu có liên quan phục vụ sinh hoạt định kỳ các câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình đã được cấp tỉnh hội thành lập như:

- Hỗ trợ báo phụ nữ Việt Nam hàng tháng cho các câu lạc bộ .

- Hỗ trợ kinh phí mua sắm tủ sách nhằm trang bị tốt hơn kiến thức, kỹ năng sống cho cán bộ hội viên các câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình.

3.2 Giải Pháp

Một phần của tài liệu Hậu quả của nạn bạo lực gia đình đối với phụ nữ miền núi thực trạng tại huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế (giai đoạn 2008-2010) (Trang 42 - 43)