Một số nhận định thông qua kết quả khảo sát.

Một phần của tài liệu Hậu quả của nạn bạo lực gia đình đối với phụ nữ miền núi thực trạng tại huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế (giai đoạn 2008-2010) (Trang 32 - 38)

a) Thực trạng về bạo lực gia đình tại địa phương.

Chúng ta đều biết bạo lực gia đình là một hiện tượng xã hội không mới, nhưng lại nổi lên như một căn bệnh xã hội hết sức nan giải trong thời gian gần đây. Những con số biểu thị tình trạng bạo lực gia đình luôn ở mức cao và có xu hướng gia tăng về số lượng luôn làm cho các cấp chính quyền và xã hội hết sức quan tâm.Theo số liệu khảo sát từ 115 phiếu khảo sát thu được từ các chị em phụ nữ huyện Nam Đông thì có đến 15 chị cho rằng mình đã từng hoặc đang là nạn nhân của bạo lực gia đình chiếm 13%.Trong số đó, có 9 chị là người dân tộc kinh chiếm 7,8% và 6 chị là người dân tộc Cơtu chiếm 5,2%.Con số này phản ánh số người phụ nữ bị bạo lực gia đình đang ở mức khá cao.Tuy nhiên con số về bạo lực gia đình được phòng Văn hóa thông tin thu thập trên địa bàn huyện tháng 5/2009 ở các xã (thị trấn)như sau:

Số thứ tự Tên các xã (thị trấn) Tổng số hộ gia đình Số hộ gia đình có bạo lực gi đình

1 Hương Phú 664 03 2 Khe Tre 704 02 3 Hương Lộc 437 0 4 Thượng Lộ 248 04 5 Hương Hòa 521 0 6 Hương Sơn 283 0 7 Thượng Nhật 443 04 8 Hương Giang 356 02 9 Hương Hữu 518 02 10 Thượng Long 496 27 11 Thượng Quảng 370 0 Tổng cộng 5040 46

Theo số liệu thống kê của phòng văn hóa thông tin huyện Nam Đông thì có 46/5040 hộ có bạo lực gia đình chiếm gần 1%. Con số này chỉ ghi lại những gia đình xảy ra bạo lực gia đình có báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền mà chủ yếu là bạo lực về thể chất. Tuy nhiên , con số về bạo lực gia đình chắc chắn sẽ lớn hơn rất nhiều vì đây được xem là vấn đề hết sức tế nhị, chỉ khi xảy ra hậu

quả nghiêm trọng thì nạn nhân mới báo cáo với cơ quan chức năng và mới được thống kê. Đây chính là khó khăn rất lớn trong công tác phòng chống bạo lực gia đình ở trong địa bàn huyện Nam Đông.

Sở văn hóa thông tin tỉnh thừa thiên huế cho biết trên địa bàn toàn tỉnh năm 2010 có 691 hộ gia đình có xảy ra tình trạng bạo lực gia đình trong đó huyện Nam Đông có 46 hộ gia đình . Con số này so tỉ lệ với toàn tỉnh thì không cao chiếm 6.7% nhưng lại có khả năng gia tăng về số lương và mức độ. Theo thông tin từ phiếu khảo sát, bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở huyện Nam Đông chủ yếu theo 4 hình thức : Bạo lực về thể chất; bạo lực về tinh thần; bạo lực về tình dục; bạo lực về kinh tế.

Trong bốn hình thức bạo lực thì hình thức bạo lực về tinh thần được nhiều phụ nữ trong cuộc khảo sát cho rằng thường xuyên xảy ra nhất (78.3%). Bởi họ nghĩ rằng, dù là nạn nhân của ba hình thức bạo lực còn lại đi chăng nữa thì đều tác động đến tâm lý, tình cảm của chính nạn nhân.biểu hiện của thức bạo lực này thường là: chửi mắng, lăng mạ, chì chiết, chê bai, chế nhạo, hạ thấp giá trị của người phụ nữ trước mặt bà con làng xóm… hay có nhiều hình thức tinh vi hơn như là im lặng, phớt lờ mọi chuyện xảy ra, không cần quan tâm đến mọi chuyện trong gia đình …Bên ngoài thì trong có vẽ như êm ấm nhưng lại tạo tổn thương rất lớn trong lòng người phụ nữ. Hình thức bạo lực này thường xảy ra đối với phụ nữ là người kinh.Theo nhiều quan điểm cho rằng, vì người Kinh thường có trình độ dân trí cao hơn, trình độ nhận thức tốt hơn đồng bào dân tộc ít người (chủ yếu dân tộc Cơtu) nên cách thức bạo lực thường được che đậy dưới một lớp vỏ bọc rất lớn rất khó để nhận ra.

Hình thức bạo lực thể chất cũng thường xuyên xảy ra trên địa bàn huyên Nam Đông(theo số liệu khảo sát chiếm 67% người đồng tình). Bạo lực thể chất thường được thể hiện bằng các cách thức chủ yếu như: Đánh , đấm, nhổ tóc, vứt đồ vật vào người phụ nữ, xô ngã hay trói phụ nữ vào cột và bỏ đói…Hình thức bạo lực này thường xảy ra đối với người dân tộc Cơtu nhiều hơn.Tâm lý chung

của người Cơtu khi nóng giận thường dùng hành động bạo lực để giải tỏa nên phụ nữ người Cơtu thường là nạn nhân của hình thức bạo lực này. Hình thức bạo lực về kinh tế cũng là một hình thức bạo lực chủ yếu(theo số liệu khảo sát chiếm 50,4% người đồng tình). Người dân ở huyện Nam Đông sống dựa vào ngề nông chủ yếu như: làm rẩy, trồng rừng , nghề gỗ…Người đàn ông thường làm ra kinh tế chủ yếu trong gia đình nên họ tự cho rằng mình có quyền chi phối đến mọi hoạt động liên quan đến kinh tế trong nhà. Họ luôn có tâm lý hoài nghi rằng tiền làm ra đi đâu hết? hay sự nghèo đói của gia đình đều do người phụ nữ vô dụng? Tự cho mình có quyền lực tối cao về của cải trong gia đình từ đó gây áp lực về tài chính bắt những thành viên trong gia đình phải làm việc nhiều hơn, phải đóng góp tài chính vượt quá khả năng của họ, không cho người phụ nữ dùng tài sản chung vào mục đích chính đáng như:nộp tiền học phí cho con…Ngoài ra còn những hành vi đáng nguy hại hơn như tự ý phá tài sản, bán tài sản để đánh bạc, rượu chè, chơi gái…Hình thức bạo lực này thì ở dân tộc kinh hay dân tộc Cơtu đều có và khá phổ biến.

Hình thức bạo lực về tình dục là hình thức bạo lực khó kiểm soát nhất. Vì đây là vấn đề riêng tư được giấu kính sau phòng the của các cặp vợ chồng.Khi tiến hành cuộc khảo sát, nhiều người phụ nữ còn không biết đến cả khái niêm “bạo lực tình dục”.Đặc biệt là người phụ nữ dân tộc thiểu số, họ luôn nghĩ rằng chức năng của người vợ là phải thỏa mãn nhu cầu sinh lý của người chồng mọi lúc ngay cả khi mệt mọi hay đến chu kỳ kinh nguyệt…Nếu không đáp ứng được là lỗi do mình chứ không phải do chồng.Nên nhiều người đang là nạn nhân của bạo lực tình dục mà không hề biết.Bên cạnh đó, có nhiều người biết điều đó nhưng vì đây là vấn đề tế nhị nên họ ngại nói ra, ngại chia sẽ với người khác.Chính vì thế mà đây là hình thức bạo lực có ít người phụ nữ đồng tình nhất(13%).

Theo số liệu được cập nhật mới nhất của phòng văn hóa thông tin huyện Nam Đông vào tháng 6/2012 như sau:

Bảng 2: Stt Chỉ tiêu ĐVT Số lượng 1 Tổng số vụ BLGĐ Vụ 60 2 Hình thức BL 2.1 Tinh thần Vụ 28 2.2 Thân thể Vụ 20 2.3 Tình dục Vụ 0 2.4 Kinh tế Vụ 12 3 Giới tính 3.1 Nam Vụ 50 3.2 Nữ Vụ 10 4 Độ tuổi 4.1 Dưới 16 tuổi Vụ 0 4.2 Từ đủ 16-59 tuổi Vụ 42 4.3 Từ đủ 60 tuổi trở lên Vụ 18

b) Nguyên nhân của nạn bạo lực gia đình đối với phụ nữ huyện Nam Đông Thực tế cho thấy, dù dưới bất kỳ hình thức nào thì bạo lực gia đình cũng chủ yếu do người đàn ông (người chồng)gây ra đối với người phụ nữ và các thành viên khác trong gia đình. Theo thông tin từ phiếu khảo sát mà chúng tôi thu được có đến 87% các chị phụ nữ cho rằng BLGD chủ yếu do người chồng gây ra.Điều này cho thấy bất bình đẳng giới ở địa phương vẫn còn diễn ra khá phổ biến.

Có nhiếu nguyên nhân dẫn đến hành vi BLGD.Chúng tôi xin đưa ra 2 nhóm nguyên nhân: nhóm nguyên nhân từ phía cá nhân và nhóm nguyên nhân từ phía xã hội.

Nhóm nguyên nhân từ phía cá nhân: Phần lớn các hành vi bạo lực thường diễn ra trong những gia đình có chồng mắc vào các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, rượu chè, ngoại tình…(chiếm 85,2% phụ nữ đồng tình theo cuộc điều tra khảo sát). Những gia đình này thường có hoàn cảnh kinh tế khó khăn,trình độ học vấn của cả vợ và chồng đều thấp, thiếu hiểu biết về pháp luật, công việc không ổn định.

Nhóm nguyên nhân từ phía xã hội:Tước hết cần phải thừa nhận trong xã hội ta hiện nay vẫn còn tồn tại khá phổ biến tình trạng bất bình đẳng giới , đặc biệt là những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa như huyện Nam Đông. Phụ nữ vẫn còn chịu nhiều thiệt thòi so với nam giới trong phân công lao động xã hội.Tư tưởng “Trọng nam khinh nữ; định kiến giới vẫn còn diễn ra khá phổ biến.Đây chính là “mảnh đất màu mỡ “để bạo lực gia đình tồn tại và phát triển.

Có rất nhiều công việc trong gia đình mà đáng lý cả hai vợ chồng đều phải cùng gánh vác. Nhưng tiếc thay do đầu óc gia trưởng , do định kiến giới mà người đàn ông gần như đứng ngoài cuộc, họ tự cho đó là công việc của người phụ nữ, của người vợ. Nếu những người phụ nữ, người vợ không hoàn thành được những công việc ấy thì họ lại tự cho mình có quyền trách móc, xỉ nhục, thậm chí đánh đập vợ con…

Với nhận thức như vậy, tư tưởng kết hợp với trạng thái tâm lý không bình thường, trong những hoàn cảnh “điển hình”: như kinh tế khó khăn, thua cờ bạc, uống rượu, nghiện rượu, say rượu…thì hành vi bạo lực gia đình xảy ra là tất yếu.

Mặt khác, hành vi bạo lực gia đình vẫn còn tiếp diễn, còn tồn tại trong địa bàn huyện Nam Đông.Các tổ chức đoàn thể xã hội như: hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên vẫn chưa quan tâm đúng mức tới việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các hội viên trong địa bàn của mình, chưa có những giả pháp thực sự hữu hiệu để phòng ngừa và ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.Vẫn cồn tồn tại quan niệm “đèn nhà ai, nhà ấy rạng”;”vợ chồng đóng cửa bảo nhau”…Chính vì vậy hành vi bạo lực càng có điều kiện diễn ra đằng sau những cánh cửa khép kính , có tiềm năng ngày càng gia tăng về số vụ và mức độ.

c) Hậu quả mà nạn bạo lực gia đình gây ra đối với phụ nữ.

Bạo lực gia đình gây hậu quả rất nghiêm trọng đối với tất cả các thành viên trong gia đình. Song nhóm thực hiện đề tài chúng tôi xin đi sâu vào phân tích những hậu quả mà phụ nữ phải gánh chịu khi bạo lực gia đình xảy ra đối với họ.

Theo ý kiến của các chị phụ nữ huyên Nam Đông, khi bạo lực gia đình xảy ra có 73.9% các chị cho rằng nên tự vệ và tìm kiếm sự giúp đỡ từ phía bà con làng xóm.Tuy nhiên không ít các chị cho rằng khi bao lực xảy ra mình vẫn duy trì quan hệ với người gây bạo lực để tránh bạo lực leo thang(49,5%)hay giảm nhẹ hoặc phủ nhận rằng bạo lực đã xảy ra(58,3%).Điều này là phù hợp với tâm lý và tính cách từ xưa đến nay của người phụ nữ Việt Nam: chịu đựng, nhẫn nhịn và giàu hy sinh.Chính vì vậy mà có rất ít các chị phụ nữ nghĩ đến việc ly hôn với người chồng đã và đang gây ra bạo lực đối với mình. Họ luôn nghĩ đến gia đình mà nhất là con cái.Do đó, hậu quả mà bạo lực gia đình gây trực tiếp đến người phụ nữ càng nghiêm trọng hơn.Có đến 77,4% cho rằng tinh thần của người phụ nữ bị suy sụp,họ đều cho rằng mình thường không có vị thế trong những quyết định của gia đình, thường bị chồng cấm đoán không cho tham gia các hoạt động xã hội như:tham gia văn nghệ; tham gia các hoạt động thể thao do phụ nữ tổ chức nhân dịp ngày quốc tế phụ nữ ,ngày phụ nữ Việt Nam…hay người phụ nữ bị chồng mình coi thường trước mặt những người khác.Điều này luôn làm cho người phụ nữ cảm thấy tủi nhục,luôn bị hạ thấp danh dự trong gia đình và tâm lý mặc cảm tự ti khi ra trước xã hội.Có 56,5% người phụ nữ cho rằng sức khỏe bị giảm sút sau những lần bị chồng bạo lực về thể xác hay tình dục và chính điều này đã kéo theo 49,6% cho rằng những gia đình có tình trạng bạo lực là những gia đình có kinh tế khó khăn.Điều đó rất phù hợp với điều kiện kinh tế là một huyện miền núi như huyện Nam Đông,phát triển nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu.

Từ những hậu quả mà bạo lực gia đình mang lại cho người phụ nữ đã gây nên một hệ lụy rất lớn đối với chính gia đình xảy ra bạo lực và cho toàn xã hội. Trẻ em sống trong các gia đình có bạo lực bị ảnh hưởng tiêu cực như học hành sa sút, dễ trở thành nạn nhân của bạo lực hoặc khi lớn lên dễ sử dụng bạo lực đối với người khác. Bạo lực gia đình đã khiến cho các giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam bị lung lay và bị suy giảm. Bạo lực gia đình làm xói mòn đạo

đức, mất tính dân chủ xã hội và ảnh hưởng đến thế hệ tương lai. Ở nhiều gia đình, thế hệ con đã lặp lại hành vi bạo lực gia đình mà khi còn nhỏ, chúng được chứng kiến. Bạo lực gia đình đang là nguy cơ gây tan vỡ và suy giảm sự bền vững của gia đình Việt Nam.

Như vậy, chúng ta có thể thấy bạo hành gia đình là con sóng ngầm có sức tàn phá rất lớn đến hạnh phúc của mỗi gia đình, nó để lại rất nhiều hậu quả rất nghiêm trọng.Chính vì vậy cần có các hình thức và phương pháp nhằm đấu tranh chống lại nạn bạo lực gia đình đang ngày một phát triển như hiện nay.

d) Các hình thức và phương pháp đấu tranh phòng chống bạo lực gia đình trên địa bàn huyện Nam Đông.

Hoạt động phòng chống bạo lực gia đình đạt hiệu quả như thế nào phụ thuộc rất lớn vào mức độ quan tâm của người dân vào vấn đề đó ra sao. Theo số liệu từ cuộc khảo sát có 86,1% những người quan tâm đến vấn đề bạo lực gia đình, đây là một con số đáng mừng.Tuy nhiên, qua khảo sát thì công tác tuyên truyền pháp luật ở địa phương vẫn chưa thường xuyên và chủ yếu truyền thông qua tập huấn và các cuộc họp. Quy mô tuyên truyền của hình thức này chỉ trong một phạm vi nhỏ. Còn các hình thức truyền thông khác như: thông qua loa phat thanh của xã, lồng ghép với các chương trình văn nghệ hay với cuộc thi thì áp dụng vẫn chưa nhiều.

Tinh thần chung của luật phòng chống bạo lực gia đình được xây dựng theo sử phạt là cần thiết nhưng cần phòng ngừa là chính. Chính vì vậy cần nâng cao nhận thức của người dân để giảm thiểu tình trạng bạo lực xảy ra thì tính cấp thiết phải tuyên truyền pháp luật sâu rộng trong nhân dân nhất là đối với phụ nữ để họ tự bảo vệ chính bản thân mình.

Một phần của tài liệu Hậu quả của nạn bạo lực gia đình đối với phụ nữ miền núi thực trạng tại huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế (giai đoạn 2008-2010) (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(54 trang)
w