Đặc điểm của công tác huấn luyện thể lực chuyên môn cho đội tuyển bóng

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiệu quả phương pháp tập luyện vòng tròn nâng cao thể lực chuyên môn cho đội tuyển bóng chuyền nữ trường đại học tây bắc (Trang 34 - 39)

9. Kế hoạch nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu:

1.4.2. Đặc điểm của công tác huấn luyện thể lực chuyên môn cho đội tuyển bóng

tuyển bóng chuyền nữ.

Ngày nay, việc hợp lý hoá quá trình chuẩn bị thể lực cho VĐV bóng chuyền nhằm mục đích nâng cao năng lực vận động, trình độ tập luyện và thi đấu luôn là vấn đề được nhiều HLV và các VĐV quan tâm. Huấn luyện thể lực cho VĐV bóng chuyền là sự kết hợp hài hoà giữa thể lực chung và thể lực chuyên môn giúp cho sự hoàn thiện các lỹ năng, kỹ xảo, động tác nhanh và thuận tiện đạt hiệu quả cao trong tập luyện và thi đấu. Huấn luyện thể lực chung và thể lực chuyên môn liên quan với nhau, bổ xung cho nhau. Một mặt việc

huấn luyện này phụ thuộc vào những đặc điểm thi đấu, mặt khác nó lại quyết định tới khả năng thực tế và sự phối hợp của VĐV trong thi đấu bóng chuyền.

Tập luyện và thi đấu bóng chuyền có sự tác động khá toàn bộ tới cơ thể, các bài tập thể lực chuyên môn của bóng chuyền giúp phát triển khả năng phối hợp vận động, sức mạnh tốc độ, cải thiện các chức phận chung của cơ thể. Vì vậy việc huấn luyện thể lực chuyên môn trong bóng chuyền cần phải lưu ý các vấn đề sau:

- Phải lôi cuốn được các hệ cơ quan trong cơ thể vào hoạt động, tăng dàn lượng vận động, cải thiện các trạng thái chức năng chung, nâng cao trạng thái thể thao, phát triển các tố chất vận động chuyên môn đặc thù.

- Phải phát triển các tố chất thể lực chuyên môn trên cơ sở nắm vững các động tác kỹ chiến thuật, các bài tập phối hợp nhóm, tổ chức sử dụng các kỹ chiến thuật vào các tình huống thi đấu.

- Sử dụng các biện pháp chuẩn bị thể lực chuyên môn cho VĐV bóng chuyền bằng các bài tập, nhảy, chạy, ném, các bài tập với tạ…và các môn thể thao khác.

Huấn luyện thể lực chuyên môn là một mặt cơ bản trong nội dung công tác huấn luyện, đó là gốc, là nền tảng cấu thành nên thành tích thể thao trong tập luyện và thi đấu bóng chuyền. nhưng để đánh giá được thể lực chuyên môn cho các VĐV thì trước hết phải đánh giá mức độ phát triển các tố chất thể lực như sức mạnh, sức nhanh, sức bền, khéo léo… của VĐV.

* Sức mạnh chuyên môn.

Đa số các động tác kỹ thuật bóng chuyền đòi hỏi phải có sức mạnh chuyên môn, biểu hiện đáng kể ở các pha nhảy, đập, phát bóng, sức mạnh thực hiện động tác khác nhau và có ý nghĩa với việc thể hiện sức bền và sự khéo léo. Ví dụ như: để thực hiện được kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay cần phải có trình độ phát triển nhất định của sức mạnh các cơ bàn tay; để

phát bóng là sức mạnh cơ bàn tay, vai, thân, để đập bóng là đòi hỏi sức mạnh đồng bộ ở các cơ bàn tay, vai, thân và sức bật của chân… để thực hiện có hiệu quả các động tác kỹ thuật trong thi đấu bóng chuyền cần phải có sức mạnh bột phát – khả năng linh hoạt củ hệ thống thần kinh – cơ, khắc phục lực cản bằng tốc độ co cơ cao. Vì thế, cho nên huấn luyện sức mạnh chuyên môn trước hết là huấn luyện sức mạnh tốc độ cho VĐV. Bên chạnh đó thì sức mạnh bền và sức mạnh tối đa cũng rất quan trọng và cần thiết.

Sức mạnh tốc độ là năng lực của VĐV phát huy sức mạnh trong một thời gian ngắn nhất. Để phát triển sức mạnh tốc độ, về nguyên tắc cần tạo sự căng cơ tối đa. Mục đích của huấn luyện sức mạnh tối đa là tạo nên những tiền đề cho việc phát triển sức mạnh tốc độ.

Sức mạnh bền được đo bằng các bài tập liểm tra chuyên môn khi khắc phục một lực cản nhất định và tiêu chuẩn đánh giá sức mạnh bền là số lần lặp lại được một hoạt động nào đó trong một khoảng thời gian cho trước hoặc là số lần lặp lại tới mức liệt sức.

Sức mạnh tối đa là khả năng khắc phục lực cản lớn nhất của cơ thể. * Sức nhanh chuyên môn.

Sức nhanh chuyên môn của VĐV bóng chuyền là khả năng di động trên sân và thực hiện nhiệm vụ vận động với khoảng thời gian ngắn nhất trong điều kiện nhất định. Sức nhanh chuyên môn trong bóng chuyền biểu hiện ở 3 dạng cơ bản sau:

- Sức nhanh phản ứng động tác (trước tín hiệu của đồng đội, trước sự thay đổi của tình huống thi đấu…) là điều kiện cơ bản, cần thiết để nhanh chóng hành động vượt lên trước đối phương, đánh giá trước tình thế, có quyết định hợp lý nhất và thực hiên quyết định đó nhanh nhất.

- Sức nhanh tối đa khi thực hiện động tác đó riêng rẽ. - Sức nhanh di chuyển và xoay vòng trong các đoạn ngắn.

Khi rèn luyện sức nhanh, cần phải cân nhắc đến các đặc điểm sau: trước khi thực hiện bài tập rèn luyện sức nhanh, VĐV phải khơi động kỹ để chuẩn bị sẵn sàng ở mức tối ưu cho hoạt động vận động, thời gian thực hiện mỗi lần lặp lại phải sao cho tốc độ tới hạn của VĐV không được giảm số lượng lần lặp lại bài tập. Đảm bảo sao cho mỗi lần lặp lại tốc độ không được giảm xuống (bình thường 4 – 5 lần), quãng nghỉ được tiến hành sao cho đợt lặp lại sau được bắt đầu với tốc độ không giảm. bài tập phát triển sức nhanh cần thực hiện ở đầu buổi tập. vì nếu thực hiện bài tập trong trạng thái mệt mỏi thì không phải là bài tập phát triển sức nhanh mà là bài tập phát triển sức bền.

Sức nanh trong thi đấu bóng chuyền được thể hiện một cách tổng hợp còn khi tập luyện các dạng phát triển sức nhanh thì có thể tách riêng.

- Sức nhanh phản ứng động tác có thể phát triển đến mức nào đó nhờ các bài tập thực hiện theo tín hiệu thay đổi bất ngờ của HLV hoặc các tình huống quy định trước.

- Sức nhanh tối đa thực hiện các động tác riêng rẽ được thực rèn luyện bằn các bài tập sức mạnh tốc độ (ném, đẩy, bật nhảy, các bài tập mô phỏng theo cấu trúc kỹ thuật động tác và các bài tập kỹ thuật thi đấu chủ yếu).

Sức nhanh di động được rèn luyện với sự trợ giúp của các mon bóng (bóng rổ, bóng đá, bóng ném… để chơi bằng hình thức trò chơi vận động) các bài tập điền kinh (xuất phát, chạy biến tốc cự li ngắn) và các bài tập thi đấu khác.

* Sức bền chuyên môn.

Sức bền chuyên môn của bóng chuyền là khả năng thực hiện nhiệm vụ vận động nhất định của bóng chuyền trong thời gian dài mà không làm giảm tính hiệu quả.

Sức bền chuyên môn bao gồm: sức bền tốc độ, sức bền bật nhảy và sức bền thi đấu. Sức bền chuyên môn phụ thuộc vào trình độ phát triển sức bền chung, khả năng hoạt động của bộ máy vận động vào cường độ của quá trình

tâm lý và hiệu quả của kỹ thuật thể thao.

Sức bền tốc độ là khả năng của VĐV bóng chuyền thực hiện các động tác kỹ thuật và di chuyển với tốc độ cao trong suốt cả trận đấu. để phát triển sức bền tốc độ, người ta thường sử dụng các bài tập phát triển sức nhanh và được thực hiện lặp lại nhiều lần. các bài tập chạy, các bài tập mô phỏng kỹ thuật động tác và các bài tập cơ bản kỹ thuật bóng chuyền là các biện pháp cơ bản để phát triển sức bền tốc độ. Các bài tập để rèn luyện sức bền tốc độ nên thực hiện ở giữa và cuối buổi tập. thời gian cho các bài tập này có thể từ 25 – 30 phút trong một lần và lặp lại.

Sức bền bật nhảy là khả năng thực hiện động tác bật nhảy nhiều lần trong thi đấu với sự nỗ lực co cơ lớn nhất. Dạng sức bền này biểu hiện trong các pha bật nhảy đập bóng, chắn bóng và trong cuyền hai. Các khả năng chức năng khác được phát triển ở mức cao, cũng như việc huấn luyện ý chí của VĐV bóng cuyền sẽ đảm bảo cho khả năng tiếp tục hoạt động cơ bắp có hiệu quả trên nền mệt mỏi. Các bài tập nhảy có mang trọng lượng (nhỏ) và không mang trọng lượng, các bài tập mô phỏng bật nhảy, các bài tập kỹ thuật cơ bản là biện pháp chình để rèn luyện sức bền bật nhảy.

Sức bền thi đấu là khả năng tham gia thi đấu với nhịp độ cao, với hiệu quả thực hiên kỹ thuật ở mức ổn định. Sức bền thi đấu bao gồm tất cả các dạng sức bền và cac tố chất thể lực cuyên môn. Trình độ phát triển cao những khả năng chức phận của VĐV bóng chuyền là một trong các yếu tố quan trọng để duy trì khả năng hoạt động cao trong quá trình thi đấu và thực hiện có hiệu quả các biện pháp kỹ thuật – chiến thuật thi đấu.

* Các tố chất khéo léo cuyên môn.

Trong quá trình thiến hành thi đấu, các tình huống xảy ra luôn thay đổi. đòi hỏi các VĐV phải có khả năng phán đoán nhanh và thực hiện quyết định chính xác. Ngoài ra khi thực hiện động tác kỹ thuật cần phải rất chuẩn

xác và không bị phạm lỗi. trong bóng chuyền có nhiều động tác kỹ thuật được thực hiện ở tư thế không có điểm tựa, đòi hỏi rất cao đến sự hoạt động của cơ quan tiền đình. Để đạt được điều đó đòi hỏi phải nâng cao tố chất khéo léo chuyên môn và khả năng thực hiện động tác kỹ thuật một cách chuẩn xác trong không gian.

Sự khéo léo của VĐV bóng chuyền có hai dạng khác nhau là:

- Khéo léo khi nhào lộn, được thể hiện trong các động tác lăn ngã cứu bóng, lao, lộn… trong thi đấu phòng thủ.

- Khéo léo khi bật nhảy, là kỹ năng điều khiển cơ thể mình ở tư thế không có điểm tựa khi đạp bóng, chắn bóng và bật nhảy chuyền hai.

Các bài tập thể dục dụng cụ, bài tập nhào lọn, các bài tập mô phỏng, các động tác kỹ thuật thi đấu cơ bản là những biện pháp chính để rèn luyện tố chất khéo léo chuyên môn cho VĐV bóng chuyền.

* Tố chất mềm dẻo chuyên môn.

Mềm dẻo chuyên môn là sự linh hoạt của các khớp cho phép thực hiện các chuyển động đa dạng và với biên độ lớn trong bóng chuyền. Để phát triển các tố chất mềm dẻo chuyên môn, người ta sử dụng các bài tập làm căng cơ có cấu trúc vận động giống như các động tác kỹ thuaatj hoặc từng phần của động tác. Biên độ động tác trong các bài tập như vậy phải lớn hơn khi thực hiện các động tác đó. Sử dụng trọng lượng nhỏ, hợp lý để tăng đần biên độ động tác. Các bài tập với người cùng tập và các bài tập có khả năng cường độ linh hoạt của các khớp, củng cố hệ cơ và dây chằng, phát triển sức mạnh của cơ, tính đàn hồi của cơ và dây chằng đem lại hiệu quả tốt khi rèn luyện tố chất mềm dẻo.

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiệu quả phương pháp tập luyện vòng tròn nâng cao thể lực chuyên môn cho đội tuyển bóng chuyền nữ trường đại học tây bắc (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)