Dạy học dựa trên dự án

Một phần của tài liệu Tải Tài liệu bồi dưỡng Mô đun 2 môn Âm nhạc THPT - HoaTieu.vn (Trang 75)

5. TÀI LIỆU ĐỌC

2.2.3. Dạy học dựa trên dự án

2.2.3.1. Định hướng sử dụng

Dạy học dựa trên dự án phù hợp với nội dung các chuyên đề ở lớp 10, 11 và 12. Khi tham gia học tập, HS được đóng vai là những nhạc sĩ, nghệ sĩ, nhà sản xuất âm nhạc,… HS cũng được hoà mình vào nhóm làm việc, đóng góp những sáng tạo âm nhạc từ những kiến thức và kĩ năng đã được học vào sản phẩm chung. Dạy học dựa trên dự án thực hiện ở lớp 12 mang tính phức hợp, ở thời điểm các PC, NL chung và NL âm nhạc của học sinh đã đạt được ở mức độ cao.

Bảng 2.9. Định hướng về Dạy học dựa trên dự án

CHUYÊN ĐỀ DỰ ÁN PP KẾT HỢP

Lớp 10: Lí thuyết âm nhạc. Viết bản phối hoà âm cơ bản. Hợp tác.

Giải quyết vấn đề.

Lớp 11: Biểu diễn âm nhạc. Tiết mục, chương trình biểu diễn. Lớp 12: Công nghệ âm

nhạc.

Sản xuất âm nhạc.

2.2.3.2. Ví dụ minh hoạ

Thực hiện dự án: Sản xuất video ca nhạc (dự án thực hiện cuối cấp THPT).

Giai đoạn 1: Chuẩn bị dự án

- Đề xuất ý tưởng và chọn đề tài: Sản xuất một video ca nhạc giới thiệu bài dân ca Lí bằng răng (Dân ca Bến Tre) theo phong cách đệm nhạc cụ Orff.

- Chia nhóm và nhận nhiệm vụ: chia 3 nhóm để thực hiện dự án.

+ Nhóm 1: đóng vai nhạc sĩ, viết bản phối âm.

+ Nhóm 2: đóng vai đạo diễn và nghệ sĩ, thực hiện luyện tập và biểu diễn. + Nhóm 3: đóng vai kỹ sư âm thanh và công nghệ, thực hiện thu âm và quay phim.

phương pháp làm việc; Phân chia nhiệm vụ theo sở trường cho từng nhóm. + Tuần 2: Các nhóm thực hiện phần việc chuẩn bị.

 Nhóm 1: Nghiên cứu cấu trúc hình thức bản nhạc, viết phần mở đầu, đặt hợp âm, chọn tiết điệu, phối bè đệm ostinato (giọng hát hoặc nhạc cụ) cho bài hát,… theo sự hướng dẫn của GV. Sau đây là một số ví dụ GV có thể gợi ý cho HS trong bước chuẩn bị này:

Cách viết phần mở đầu cho bài hát:

- Gợi ý cách chọn kết cấu của giai điệu (kết cấu theo chu kì, tổng hợp hoặc phân giải).

- Phân tích tính chất, đặc điểm giai điệu của bài. - Chọn nhạc cụ thể hiện.

- Tiến hành viết.

Cách đặt hợp âm cho bài hát:

- GV gợi nhớ những kiến thức và kĩ năng về đặt hợp âm cho bài hát trong chuyên đề lớp 10 để HS viết. Đây là một vấn đề khó nên GV cần theo sát hoạt động của HS để giúp đỡ kịp thời.

Ví dụ kết quả cho cách viết phần mở đầu và đặt hợp âm cho bài hát (chọn recorder làm nhạc cụ giai điệu với phần đệm của guitar và nhạc cụ gõ):

Chọn tiết điệu cho nhạc cụ hoà âm:

- GV gợi nhớ những kiến thức và kĩ năng về chọn tiết điệu đệm cho bài hát trong chuyên đề lớp 10 để HS viết. Đây cũng là một vấn đề khó nên GV cần theo sát hoạt động của HS để giúp đỡ kịp thời.

- Ví dụ về chọn tiết điệu đệm cho Guitar:

Cách phối bè cho nhạc cụ gõ:

- Nhạc cụ 1: Gõ theo nhịp. - Nhạc cụ 2: Gõ theo phách.

- Nhạc cụ 3,4,5,...: Gõ theo âm hình tiết tấu.

Ngoài sự sáng tạo âm nhạc, nhóm còn phải nghiên cứu cách viết nhạc trên phần mềm chép nhạc như Encore, Finale, Sibelius hoặc MuseScore,… đáp ứng yêu cầu của một trong những chuyên đề âm nhạc của lớp 12 (Ưu tiên sử dụng phần mềm mã nguồn mở như MuseScore để giảm chi phí).

 Nhóm 2: Nghiên cứu nguồn gốc xuất xứ của bài dân ca để giới thiệu, dự kiến cách dàn dựng tiết mục biểu diễn.

 Nhóm 3: Chuẩn bị máy tính và thiết bị ngoại vi để thu âm, điện thoại thông minh để thu hình (dự án khả thi vì những thiết bị này hiện nay giá rẻ và phổ biến). Ngoài ra, nhóm còn phải tìm hiểu và lựa chọn một số phần mềm thu âm và xử lý video như Cakewalk by BandLab, Audacity, Adobe Audition, Cubase, Pro Tools, GarageBand, Logic Pro, Final Cut Pro, Adobe Premiere, Sony Vegas Pro,… (Ưu tiên sử dụng phần mềm mã nguồn mở như Cakewalk by BandLab, Audacity,…).

nghệ âm nhạc lớp 12. + Tuần 3: Thực hiện dự án.

+ Tuần 4: Báo cáo và đánh giá dự án.

Giai đoạn 2: Thực hiện dự án

 Các nhóm thực hiện dự án theo kế hoạch đã định.

 Tuy phân việc cụ thể cho từng nhóm, nhưng các nhóm phải thường xuyên trao đổi, đánh giá công việc để học hỏi phần việc của nhau, cùng nhau giải quyết tình huống nảy sinh nhằm đạt được mục tiêu.

 Lưu ý chỉ nghiên cứu những thao tác sử dụng phần mềm liên quan đến dự án trong thời gian này để đảm bảo đúng tiến độ thực hiện.

Giai đoạn 3: Báo cáo và đánh giá dự án

 Qua kết quả thực hiện dự án, GV cần phân tích được mức độ những năng lực HS đã đạt được, nhất là YCCĐ của các chuyên đề xuyên suốt trong 3 năm học ở cấp THPT.

 Ngoài những đánh giá về mặt năng lực âm nhạc, GV cũng nên nhấn mạnh kết quả đạt được về mặt PC trong quá trình thực hiện dự án.

2.2.4. Phương pháp Dalcroze

PP Dalcroze được phát triển bởi nhạc sĩ, nhà giáo dục người Thuỵ Sĩ Emile Jaques-Dalcroze (1865 – 1950) vào đầu thế kỉ XX. PP này dựa trên cơ sở là Âm nhạc nhịp điệu (Eurhythmics) dựa trên quan điểm về nguyên tắc dạy học của Pestalozzi, thông qua các vận động (bước, chạy, bật nhảy,…) ứng với các thành tố (nhóm) tiết tấu nhất định.

2.2.4.1. Khái niệm

PP Dalcroze là PPDH âm nhạc dựa trên nền tảng sự trải nghiệm của các giác quan và trí thông minh bởi các tương tác, phản ứng của cơ thể và hệ thống thần kinh.

Dựa trên quan điểm của Pestalozzi: “âm thanh đi trước kí hiệu” và “việc giáo dục cho trẻ em nên bao gồm việc tạo những cơ hội cho chúng khám phá”, PP Dalcroze định hướng xây dựng các kĩ năng, kiến thức âm nhạc cho người học thông qua sự khám phá vận động âm nhạc dựa trên các tác nhân về tiết tấu (Rhythmic stimulus).

2.2.4.2. Cách tiến hành

Bước 1 – Tiếp cận: HS tham gia các vận động hoặc trò chơi trong đó phần âm

nhạc được xây dựng trên nền tảng các trường độ cơ bản, âm hình tiết tấu đặc trưng, mô típ hay mẫu giai điệu đặc trưng.

Bước 2 – Tương tác: HS vận động trên nền âm nhạc với các động tác vận động

cơ thể di chuyển hoặc không di chuyển được kết cấu theo các mẫu tiết tấu, giai điệu liên kết với nhau chặt chẽ; vừa vận động, vừa tương tác với nhau theo nhiều cách khác nhau: mô phỏng (imitation), tiếp nối (follow), canon,...

Bước 3 – Vận dụng: HS vận dụng các mẫu vận động cơ bản đã học khi nghe, cảm

thụ và vận động âm nhạc theo đường nét giai điệu, mẫu tiết tấu của một bản nhạc khác.

Bước 4 – Mở rộng: HS sáng tạo các vận động theo cách riêng của mình; ứng tác

các vận động phù hợp với tính chất và đặc trưng âm nhạc,...

2.2.4.3. Định hướng sử dụng

– Kí – Xướng âm theo hệ Do cố định (Fixed-Do): Phát triển khả năng nghe nhạc tiềm tàng trong mỗi con người là rất quan trọng. Kí xướng âm được dạy theo cách kết hợp tiết tấu và vận động để phát triển khả năng nhạy cảm về cao độ, về mối tương quan âm điệu, và nhân tố âm nhạc khác. Công cụ này được sử dụng trong nội dung Đọc nhạc.

– Biến tấu – Ngẫu hứng (Improvisation): Phát triển ngẫu hứng âm nhạc của trẻ một cách logic bằng nhiều cách. Công cụ này có thể sử dụng trong nội dung Đọc nhạc, Nhạc cụ, Nghe nhạc.

– Vận động theo nhịp điệu (Dalcroze Eurhythmics): Đây là công cụ hết sức quan trọng tương tự với hai công cụ đã trình bày trên. Cấu trúc âm nhạc để vận động thông thường phải cân phương, vuông vắn. Công cụ này có thể sử dụng trong nội dung Hát, Nghe nhạc, Thường thức âm nhạc.

Đặc trưng của PP Dalcroze là cảm thụ và vận động âm nhạc. Từ các YCCĐ và nội dung trong CT, chúng ta có thể phân loại mức độ vận dụng cho từng cấp học như sau:

Bảng 2.10. Định hướng về sử dụng phương pháp Dalcroze, phân loại mức độ vận dụng cho từng cấp học

Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông

- Vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu ở mức độ đơn giản. - Mô típ vận động được thiết kế theo nhịp; phách; tiết tấu kết hợp nốt trắng, trắng có chấm dôi, đen, đen có chấm dôi, móc đơn, và các dấu lặng (độ khó tăng dần theo NL tiếp thu của HS).

- Vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu và tính chất âm nhạc.

- Ngoài các mô típ vận động được thiết kế như cấp TH, HS cần thể hiện được cảm xúc âm nhạc thông qua phản ứng với tính chất của tác phẩm âm nhạc (hình thức câu đoạn, sắc thái to nhỏ, nhịp độ nhanh chậm,…).

- Hình thức vận động âm nhạc được nâng lên ở mức độ biểu diễn, đáp ứng YCCĐ của cấp học là biết chia sẻ cảm xúc âm nhạc với người khác.

- Vận động âm nhạc kết hợp với ngôn ngữ cơ thể. - Phát huy tính sáng tạo và khuynh hướng thẩm mĩ cá nhân, tập thể.

2.2.4.4. Điều kiện sử dụng

Để tổ chức dạy học theo PP Dalcroze, cần tham khảo một số điều kiện sau đây:

Đối với GV:

– Cần nghiên cứu kĩ quá trình tổ chức dạy học và hướng dẫn HS học tập theo quá

trình này;

– GV cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để HS được tham gia các hoạt động học tập nhằm phát triển các NL âm nhạc đặc thù. Cần chú ý đến đặc điểm âm nhạc của từng cá nhân HS để giao các nhiệm vụ học tập phù hợp, vừa sức. Cần kết hợp các hoạt động “động” và “tĩnh” để tránh gây quá sức của HS.

– Xây dựng quy trình và các tiêu chí đánh giá quá trình tham gia các hoạt động học tập của HS.

– GV cần có kĩ năng chơi đàn phím (keyboards, piano,...)

Đối với HS:

– Cần tích cực, chủ động trong học tập.

– Phát huy sự sáng tạo trong các hoạt động đòi hỏi khả năng phản ứng nhanh với âm nhạc như ứng tấu (improvisation) trong các vận động âm nhạc.

Về điều kiện dạy học:

– Phòng học có đủ không gian cho HS di chuyển, vận động. – Nhạc cụ, phương tiện nghe nhìn.

2.2.4.5. Ví dụ minh hoạ

Nghe và vận động âm nhạc theo âm nhạc bài Lí kéo chài – dân ca Nam Bộ. GV gợi ý mô phỏng các động tác kéo chài phù hợp với cấu trúc hình thức của bản nhạc.

HS hoạt động theo nhóm (và tương tác giữa các nhóm với nhau) trên nền nhạc chung; sau đó, HS phát biểu cảm nhận về nội dung, tính chất âm nhạc,...

HS tập hợp, chọn lọc những động tác độc đáo, nhiều hình tượng để thiết kế một tiết mục biểu diễn.

2.2.5. Phương pháp Kodály

PPDH âm nhạc Kodály được phát triển bởi Zoltán Kodály (1882 – 1976), một nhà soạn nhạc, nhà dân tộc học và sư phạm âm nhạc người Hungary. Kodály mong muốn qua giáo dục âm nhạc để củng cố âm nhạc truyền thống và nâng cao khả năng đọc, viết âm nhạc cho người học và làm công tác âm nhạc.

2.2.5.1. Khái niệm

– PP Kodály là PPDH âm nhạc dựa trên sự tương tác, kết hợp các cảm xúc vận động; đề cao khả năng biểu cảm và sáng tạo âm nhạc hơn là việc cung cấp cho người học các kiến thức có tính lí thuyết.

– Theo PP Kodály, hoạt động âm nhạc là khả năng tự nhiên vốn có của mọi người. Âm nhạc từ ngôn ngữ bản địa, vùng miền thông qua các hình thức như: lời ru, ca dao dân ca, trò chơi âm nhạc,… cần được ưu tiên sử dụng trong giáo dục âm nhạc cho trẻ em. Giáo dục âm nhạc cần được bắt đầu với trẻ càng sớm càng tốt để phát triển khả năng âm nhạc vốn tiềm tàng một cách tự nhiên trong mỗi trẻ và cần được khơi gợi để phát huy khả năng đó.

2.2.5.2. Cách tiến hành

Quy trình dạy học âm nhạc theo PP Kodály được tiến hành dựa trên ba bước cơ bản: chuẩn bị, giới thiệu và luyện tập.

Bước 1 – Chuẩn bị (Preparation): HS sẽ được trải nghiệm và cảm nhận các khái

trưng của các thành tố âm nhạc mới.

Bước 2 – Giới thiệu (Presentation): GV sẽ cung cấp thông tin, giới thiệu và giải

thích các khái niệm, thành tố âm nhạc mới. Có thể dùng các công cụ dạy học ở trong giai đoạn này.

Bước 3 – Luyện tập (Practice): HS sẽ được GV hướng dẫn và trải nghiệm những

vấn đề đã được giới thiệu, luyện tập các mẫu bài tập. Sau khi đã quen với những khái niệm và mẫu bài tập, HS sẽ bắt đầu học các ứng tác (Improvisation) trên những nội dung mà các em đã được học và luyện tập; từ đó giúp HS hình thành tư duy sáng tạo âm nhạc.

2.2.5.3. Định hướng sử dụng

– Chuyển động nhịp điệu: PP Kodály cũng bao gồm việc sử dụng chuyển động nhịp điệu, một công cụ dạy học âm nhạc lấy cảm hứng từ PP Dalcroze. Kodály đồng thuận với Dalcroze trong quan điểm “chuyển động là một phương thức quan trọng để tạo ra nhịp điệu”. Để củng cố các khái niệm nhịp điệu mới, PP Kodály bổ sung thêm nhiều chuyển động như đi bộ, chạy, diễu hành và vỗ tay,… được thực hiện trong khi nghe nhạc hoặc hát. Với một số bài hát, ông khuyến khích GV sáng tạo các động tác nhịp nhàng phù hợp để kèm theo các bài hát.

– Đọc nhạc bằng Do di động (Movable Do). Đọc nhạc bằng Do di động có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp HS nhận biết được “cảm giác” tương quan cao độ giữa các nốt, hình thành nên sự “ghi nhớ” về quãng, giúp HS tiếp cận việc đọc nhạc một các dễ dàng khi được kết hợp cùng kí hiệu bàn tay. Đọc nhạc theo hệ Do di động, chủ âm các giọng Trưởng đọc bằng Do; các âm tiến hành theo thứ tự Do, Re, Mi, Fa, Sol, La, Si. Chủ âm các giọng thứ đọc bằng La và các âm khác theo thứ tự Si, Do, Re, Mi, Fa, Sol. Khi đọc nhạc theo tên các chữ cái (A, B, C, E...) thì PP Kodály gọi là đọc theo Absolute Notes.

– Đọc nhạc bằng kí hiệu nốt nhạc bàn tay (Hand Signs). Dùng kí hiệu từ bàn tay để giúp HS phân biệt và nhận biết nốt nhạc. Hệ thống này do John Curwen – mục sư nhạc sĩ người Anh – sáng tạo từ thế kỉ XIX. Công cụ này có thể sử dụng trong nội dung Đọc nhạc.

– Đọc tiết tấu theo âm tiết (Kodály rhythm syllables). Hệ thống này được tạo ra bởi nhạc sĩ người Pháp Emile-Joseph Chevés ở thế kỉ XIX. Mỗi giá trị tiết tấu trong nhóm trường độ cơ bản được kí hiệu bằng các âm tiết đặc biệt (Choksy, 1999). Công cụ này sử dụng trong nội dung Hát, Đọc nhạc, Nhạc cụ.

– Nguồn tư liệu âm nhạc dân gian. Đây được xem là nguồn tài liệu chính trong hoạt động dạy học âm nhạc cho trẻ theo PP Kodály. Tuy nhiên, tuỳ bản địa khác nhau mà nguồn tư liệu âm nhạc dân gian có phần tích hợp khác nhau. Ở Việt Nam, cần đưa dân ca, đồng dao, các điệu hò, lí, các trò chơi dân gian,… vào hoạt động dạy học âm nhạc cho HS. Ngoài ra, các tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao trong lĩnh vực ca hát, như hợp xướng, nhạc cổ điển,… của các nhạc sĩ danh tiếng cần được chọn lọc và giáo dục trong nhà trường. Công cụ này được sử dụng trong nội dung Hát, Thường thức âm nhạc, Đọc nhạc, Nhạc cụ.

Các công cụ của PP Kodály áp dụng rất hiệu quả cho việc phát triển các thành phần NL, đặc biệt là đối với các nội dung Hát, Đọc nhạc, Thường thức âm nhạc,…

Bảng 2.11. Định hướng về sử dụng phương pháp Kodály, phân loại mức độ vận dụng cho từng cấp học

Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông

- Lựa chọn bài hát ưu tiên

Một phần của tài liệu Tải Tài liệu bồi dưỡng Mô đun 2 môn Âm nhạc THPT - HoaTieu.vn (Trang 75)