ĐÁNH GIÁ VIỆC LỰA CHỌN, SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC MỘT

Một phần của tài liệu Tải Tài liệu bồi dưỡng Mô đun 2 môn Âm nhạc THPT - HoaTieu.vn (Trang 107 - 144)

5. TÀI LIỆU ĐỌC

3.4. ĐÁNH GIÁ VIỆC LỰA CHỌN, SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC MỘT

một chủ đề/bài học môn Âm nhạc

Có thể đánh giá hoạt động dạy học phát triển PC, NL HS dựa trên tiêu chí đánh giá bài học 7 được đề cập trong công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH (về việc hướng

dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới PPDH và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn của trường trung học/TTGDTX qua mạng). Các tiêu chí này được dùng để đánh giá bài học khi triển khai sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, từ khâu xây dựng kế hoạch dạy học và tài liệu dạy học, thực hiện – dự giờ, đến khâu cuối là đánh giá bài học sau dự giờ và cải tiến bài học.

Bảng 3.5. Tiêu chí đánh giá Kế hoạch dạy học theo CV-5555

Nội dung Tiêu chí

1. Kế hoạch và tài liệu dạy

học

Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung

và PPDH được sử dụng.

Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm

cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.

Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của HS.

Mức độ hợp lý của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của HS.

2. Tổ chức hoạt động học cho HS

Mức độ sinh động, hấp dẫn HS của PP và hình thức chuyển giao

nhiệm vụ học tập.

Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của HS.

Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích HS hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập. Mức độ hiệu quả hoạt động của GV trong việc tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của HS.

3. Hoạt động của

HS

Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất

cả HS trong lớp.

Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của HS trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập.

Mức độ tham gia tích cực của HS trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện

nhiệm vụ học tập của HS.

Trong đó, để đánh giá việc lựa chọn, sử dụng PP, KTDH được trình bày trong

một KHDH cụ thể, cần tập trung vào 4 tiêu chí trong nội dung 1.

Tiêu chí 1: Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và PPDH được sử dụng.

Chuỗi hoạt động học của HS bao gồm nhiều hoạt động học cụ thể được xây dựng một cách tuần tự nhằm đạt được mục tiêu dạy học đã được xác định trong kế hoạch dạy học, bao gồm cả mục tiêu về NL đặc thù cũng như PC chủ yếu và NL chung.

bảo các đặc trưng của PP đó. Điều quan trọng là các PP phải có sự đáp ứng tốt đối với mục tiêu dạy học và nội dung dạy học chủ đề/bài học.

Để đánh giá sự lựa chọn các PP, KTDH trong chuỗi hoạt động học, có thể đặt ra một số câu hỏi để xem xét sự phù hợp của PP, KTDH trong chuỗi hoạt động học như sau:

 Mục tiêu dạy học chủ đề/bài học có được mô tả rõ ràng không?

 Các hoạt động học có mục tiêu cụ thể không? Các mục tiêu của hoạt động học có phải là thành phần của các mục tiêu dạy học chủ đề/bài học không?

 Các hoạt động học đáp ứng nội dung dạy học không?

 Các PP, KTDH có được lựa chọn phù hợp với nội dung dạy học và mục tiêu của từng hoạt động học và mục tiêu dạy học chủ đề/bài học không?

Tiêu chí 2: Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được của mỗi nhiệm vụ học tập.

Tiêu chí này nhấn mạnh về việc vận dụng các KTDH, là những phương thức để tổ chức hiệu quả mỗi hoạt động học, trong đó HS thực hiện các nhiệm vụ học tập cụ thể. Cần lưu ý mỗi hoạt động học cần có mục tiêu dạy học cụ thể, rõ ràng. Thông qua các kĩ thuật dạy học GV áp dụng, HS chủ động, tích cực tham gia hoạt động để hoàn thành sản phẩm học tập, là minh chứng về kết quả của NL và PC HS. Các sản phẩm học tập này có thể là câu hỏi, bài kiểm tra, nhật kí học tập, phiếu học tập, câu hỏi trao đổi, bảng kết quả thảo luận nhóm, … Sản phẩm học tập được lựa chọn trên cơ sở đáp ứng đúng mục tiêu dạy học kết hợp chặt chẽ với nội dung, PP, KTDH.

Có thể đặt ra một số câu hỏi để xác định sự phù hợp của PP, KTDH cho mỗi hoạt động học như sau:

 Mục tiêu hoạt động học có được mô tả rõ ràng không?

 Yêu cầu về sản phẩm học tập có được mô tả rõ ràng và phù hợp với mục tiêu của hoạt động học không?

 Phương thức hoàn thành sản phẩm trong nhiệm vụ học tập có được mô tả rõ ràng, phù hợp và hiệu quả đối với sản phẩm học tập không?

 Phương thức hoàn thành sản sản phẩm trong nhiệm vụ học tập có được mô tả rõ ràng, phù hợp và hiệu quả và phù hợp với các đối tượng HS không?

Tiêu chí 3: Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của HS.

Tiêu chí này nhấn mạnh việc lựa chọn và sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học và học liệu trong hoạt động học. Cần áp dụng các KTDH tích cực để HS sử dụng

Có thể đặt ra một số câu hỏi sau để xem xét sự phù hợp của thiết bị dạy học phù hợp với PP, KTDH đã lựa chọn như sau:

 Thiết bị dạy học và học liệu thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học tập không?

 Thiết bị dạy học và học liệu thể hiện được sự phù hợp với cách thức HS hoạt động không?

 Việc sử dụng thiết bị dạy học và học liệu có được mô tả cụ thể, rõ ràng và phù hợp với kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng không?

Tiêu chí 4: Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của HS.

Tiêu chí này nhấn mạnh về phương án kiểm tra đánh giá trong mỗi hoạt động học của tiến trình dạy học. Các công cụ đánh giá cần phù hợp với PP, KTDH đã lựa chọn, không chỉ là các công cụ đánh giá sản phẩm học tập ở cuối hoạt động học, mà còn các tiêu chí đánh giá sự tham gia hoạt động của HS, bao gồm cả đánh giá về mức độ đạt được về phẩm chất và năng lực đã đặt ra trong mục tiêu.

Có thể đặt ra một số câu hỏi để xác định sự phù hợp của phương án kiểm tra đánh giá như sau:

 Phương thức đánh giá sản phẩm học tập có được mô tả không?

 Phương án kiểm tra đánh giá hoạt động học tập và sản phẩm học tập có được mô tả rõ, bao gồm các tiêu chí cần đạt không?

 Phương án kiểm tra đánh giá sản phẩm học tập trung gian có được mô tả rõ không?

 Phương án kiểm tra đánh giá có phù hợp với sản phẩm học tập thông qua các hoạt động học có vận dụng PP, KTDH đã lựa chọn không?

Ngoài việc đánh giá việc lựa chọn, sử dụng PP, KTDH thể hiện trong KHDH, GV cũng cần lưu ý đánh giá việc lựa chọn, sử dụng PP, KTDH thể hiện trong quá trình tổ chức dạy học trên lớp. GV có thể vận dụng 8 tiêu chí còn lại trong bảng tiêu chí được giới thiệu trong công văn 5555/BGDĐT-GDTrH, trong đó nhấn mạnh sự tích cực, chủ động sáng tạo và hiệu quả của HS, việc sử dụng phù hợp các PP, KTDH chuyển giao nhiệm vụ, theo dõi, hỗ trợ, đánh giá HS phù hợp. Có thể sử dụng một số câu hỏi cần đặt ra khi đánh giá về tính hiệu quả của việc sử dụng PP, KTDH trong hoạt động học như sau:

Hoạt động học của HS Hoạt động của GV

 Có phải tất cả HS đều tiếp nhận đầy đủ và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập?

 HS có tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập?

 HS có tích cực trình bày, trao đổi, thảo luận

 Kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS có chính xác và phù hợp?

 Phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập có hấp dẫn không?

 GV có theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của HS?

 GV có phương án hỗ trợ và khuyến khích HS trong quá trình HS thực hiện nhiệm vụ không?

 GV có tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của HS hiệu quả không?

Như vậy, có thể đánh giá việc lựa chọn, sử dụng PP, KTDH cho một chủ đề/bài học cụ thể thông qua 12 tiêu chí của công văn 5555/BGDĐT-GDTrH. Việc đảm bảo đánh giá đầy đủ theo các tiêu chí sẽ giúp GV nhận thức phù hợp trong việc lựa chọn, sử dụng PP, KTDH, từ đó có những sự lựa chọn chính xác, sử dụng hiệu quả hơn các PP, KTDH nhằm phát triển PC, NL HS.

CÂU HỎI, BÀI TẬP

1. Để lựa chọn và triển khai chiến lược dạy học phù hợp, người GV cần căn cứ trên các quan điểm và cơ sở nào?

2. Để lựa chọn, sử dụng PP, KTDH phát triển PC, NL HS trong môn Âm nhạc, GV cần căn cứ vào một số cơ sở nào?

3. Quy trình lựa chọn, sử dụng PP, KTDH chủ đề/bài học được thực hiện theo các bước như thế nào?

4. Đánh giá việc lựa chọn, sử dụng PP, KTDH, giáo dục một chủ đề/bài học được thực hiện như thế nào?

5. Chọn 1 nội dung và YCCĐ trong CTMAN để thực hành.

Xác định mục tiêu phù hợp đáp ứng YCCĐ.

Lựa chọn PP, KTDH

Liệt kê các sản phẩm học tập

Trình bày phương án đánh giá

Thực hiện tự đánh giá các nội dung đã biên soạn trên cơ sở các tiêu chí trong công văn 5555 được được trình bày ở mục 3.4.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1. KẾ HOẠCH BÀI DẠY MINH HOẠ KẾ HOẠCH BÀI DẠY

THPT (lớp 10)

Chủ đề: QUÊ HƯƠNG

Nội dung:

- Hát: Bài Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh(Nhạc và lời: Châu Đăng Khoa) - Nhạc cụ: Đàn phím điện tử

- Đọc nhạc: Giọng Son trưởng, bài Trống cơm (Dân ca Quan họ Bắc Ninh) - Nghe nhạc và Thường thức âm nhạc: Giao hưởng số 40 của Mozart và Sơ lược

về nhạc giao hưởng

Thời lượng: 4 tiết

1. MỤC TIÊU DẠY HỌC

Phẩm chất, năng lực YCCĐ Thứ tự Năng lực đặc thù

Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh; biết hát đơn ca, song ca; hát tốp ca, đồng ca với 2 hoặc 3 bè đơn giản

(1) Biết chơi nhạc cụ đúng tư thế và đúng kĩ thuật; biết chơi nhạc cụ với hình thức độc tấu

và hòa tấu;

(2) Đọc đúng cao độ gam Sol trưởng và bài đọc nhạc Trống cơm; biết đọc nhạc kết hợp gõ

đệm hoặc đánh nhịp; (3)

Cảm nhận và đánh giá được vẻ đẹp, giá trị nghệ thuật của tác phẩm âm nhạc; (4) Biết lắng nghe và biểu lộ cảm xúc; biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp

điệu;

(5) Nhận ra tên bản nhạc và tên tác giả từ một vài nét nhạc điển hình; nhắc lại được chủ đề

chính của bản nhạc;

(6) Biết dàn dựng và biểu diễn các tiết mục âm nhạc với hình thức phù hợp (7)

Năng lực chung

Tự chủ - Tự học Tiếp nhận được các văn bản về những vấn đề khoa học, nghệ thuật phù hợp với khả năng và định hướng nghề nghiệp của bản thân.

(8) Giao tiếp – Hợp tác Tích cực tham gia và vận động bạn bè trong lớp đoàn kết

cùng nhau thực hiện nhiệm vụ

(9)

Phẩm chất

Nhân ái Quan tâm đến mối quan hệ hài hoà với những người khác. (10) Chăm chỉ Có ý thức học tốt các nội dung hát, đọc nhạc, nhạc

cụ,…trong môn học Âm nhạc

(11)

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- HS: Các nhạc cụ gõ cầm tay, đàn phím điện tử, ukelele

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A Tiến trình dạy học

Hoạt động Học

Đáp ứng mục tiêu Nội dung dạy học PP/KT/HT dạy học Phương án đánh giá NLAN NLC PC Hát (45 phút) 1 5 6 7 8 9 10 11 Hát: Hoa vàng trên cỏ xanh Sáng tác: Châu Đăng Khoa PP: Dalcroze, Orff-Schulwerk KT: Đàm thoại gợi mở, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, công não, tia chớp, thuyết trình, HT: dạy học giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác, dạy học trực quan, học qua trò chơi, Vấn đáp, trình diễn Nhạc cụ (45 phút) 2 8 9 10 11 Nhạc cụ: Giới thiệu nhạc cụ Electronic Keyboard Thực hành Đọc nhạc (90 phút) 3 5 8 9 10 11 Đọc nhạc: Giọng G – dur Thực hành Nghe nhạc TTAN (45 phút) 4 5 6 8 9 10 11 Nghe nhạc: Giao hưởng số 40 – W.A.Mozart TTAN:

Sơ lược về Thể loại nhạc Giao hưởng

Vấn đáp, trình diễn

B. Các hoạt động học

Nội dung Hát: Bài Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (Nhạc và lời: Châu Đăng Khoa)

1. Mục tiêu: 1; 5; 6; 7; 8; 9 ;10; 11 2. Tổ chức hoạt động 10 phút 15 phút 15 phút Hoạt động 1. Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập

+ Trang trí và thuyết trình trên giấy A0 Ấn tượng đẹp nhất của em về bộ phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”.

+ Tìm hiểu bài hát: xuất xứ; tác giả, tác phẩm tiêu biểu; những câu chuyện có tình huống hấp dẫn và liên quan đến nội dung bài hát.

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức – kĩ năng âm nhạc

+ Học hát:

 Phân tích bài hát: Xác định giọng, phân tích cao độ, tiết tấu.

 Khởi động giọng.

 GV giới thiệu về cách phát âm, cách lấy hơi, cách mở khẩu hình

 HS thực hành theo hướng dẫn của GV.

+ HS tập hát từng câu, sau đó hát từng đoạn và cuối cùng là hát cả bài + Thực hành cá nhân và theo nhóm

Hoạt động 3: Luyện tập

05 phút

+ HS tập hát từng câu, sau đó hát từng đoạn và cuối cùng là hát cả bài + Thực hành cá nhân và theo nhóm

Hoạt động 4. Vận dụng – mở rộng

+ Vận dụng hát toàn bài kết hợp phân chia bè theo nhóm. Tập bè hoà âm theo mẫu vào đoạn điệp khúc (câu 5 – 8).

+ Mở rộng: các nhóm thảo luận và sáng tạo một số mẫu gõ đệm phù hợp + Nhận xét - đánh giá phần trình diễn bài hát theo nhóm, cá nhân

Củng cố và dặn dò:

 Nhiệm vụ về nhà: tập hát bài Hoa vàng trên cỏ xanh.

 Mở rộng: tóm tắt và kể lại câu truyện trên nền giai điệu ko lời của bài Hoa vàng trên cỏ xanh (khuyến khích cộng điểm nhóm nếu có).

3. Dự kiến sản phẩm học tập và rubric đánh giá mức độ đạt được của nội dung học Hát

Sản phẩm: Trình diễn tiết mục tốp ca Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh với phần gõ đệm của nhạc cụ gõ, vận động theo nhạc phù hợp với tính chất của ca khúc.

 Mức độ 1: Tham gia chủ động, tích cực vào hoạt động trao đổi, thảo luận và trò chơi

 Mức độ 2: Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp hình ảnh, cử chỉ để trình bày thông tin.

 Mức độ 3: Nhận thức được mối liên hệ giữa âm nhạc với văn hoá, lịch sử.

 Mức độ 4: Biết hát đồng ca với 2 bè đơn giản.

Nội dung Nhạc cụ: Đàn phím điện tử 1. Mục tiêu: 2; 8; 9; 10; 11

2. Tổ chức hoạt động

10 phút

Hoạt động 1. Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập

+ Trổ tài vận động: HS vận động mô phỏng các mẫu tiết tấu bằng động tác vỗ tay, giậm

Một phần của tài liệu Tải Tài liệu bồi dưỡng Mô đun 2 môn Âm nhạc THPT - HoaTieu.vn (Trang 107 - 144)