Nhân vật Đan Thiềm

Một phần của tài liệu SKKN dạy đọc hiểu đoạn trích “vĩnh biệt cửu trùng đài” (trích vũ như tô) nguyễn huy tưởng theo hướng đối thoại (Trang 33 - 35)

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

3. Nhân vật Đan Thiềm

- Lo lắng hơn cho Vũ Như Tô, tha thiết khuyên thậm chí giục giã Vũ Như Tô trốn đi “Ông trốn đi, mau lên, khổ lắm”.

- Lời lẽ khuyên Vũ Như Tô mỗi lúc một thiết tha, khẩn khoản hơn -> mức độ yêu cầu càng lúc càng tăng, chắp tay lạy, van xin Vũ Như Tô đi trốn. - Khi biết Vũ Như Tô không thể trốn -> khóc.

* GV hướng dẫn HS tìm hiểu kết thúc của vở kịch:

- HS trả lời.

- GV nhận xét, chốt ý.

* GV cho HS thảo luận các vấn đề: - Thông điệp được gửi gắm trong văn bản còn phù hợp với hiện tại không? Quan điểm của riêng em?

- Liệu Vũ Như Tô khi ra pháp trường đã tự trả lời được cho mình câu hỏi “ta tội gì?” hay vẫn một câu trả lời không thay đổi “Vô lí. Ta không có tội”? - Nguyễn Huy Tưởng đã viết trong tựa đề: “Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm”. Dựa vào đoạn trích, anh (chị) hãy lí giải điều mà nhà văn gọi là “Bệnh Đan Thiềm”?

- Đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” đặt ra một vấn đề có ý nghĩa muôn thuở của con người. Theo em, vấn đề đó là gì? Tác giả thể hiện thái độ gì đối với Vũ Như Tô và Đan Thiềm?

* GV hướng dẫn HS tổng kết:

- Xin đổi mạng sống của mình để cứu Vũ Như Tô, khi biết không thể cứu nổi Vũ Như Tô buông lời vĩnh biệt: “Ông Cả! Đài lớn tan tành! Ông Cả ơi! Xin cùng ông vĩnh biệt”.

- Đan Thiềm là người trân trọng, đam mê cái tài, cái tài sáng tạo ra cái đẹp, nhà văn gọi là “Bệnh Đan Thiềm”. - “Bệnh” mê đắm tài hoa siêu việt của người sáng tạo nghệ thuật, sáng tạo cái đẹp. Là người luôn tỉnh táo, sáng suốt, thức thời, biết thích ứng với hoàn cảnh. Người đam mê cái tài, người bạn tri âm tri kỉ của Vũ Như Tô.

4. Kết thúc:

Cửu Trùng Đài bị đốt, Vũ Như Tô bị giải ra pháp trường. Nỗi đau của người nghệ sĩ có tài năng và khát vọng. Mâu thuẫn giữa lí tưởng nghệ thuật và thực tế đời sống.

- GV phát phiếu bài tập yêu cầu HS hoàn thành tại lớp.

Một phần của tài liệu SKKN dạy đọc hiểu đoạn trích “vĩnh biệt cửu trùng đài” (trích vũ như tô) nguyễn huy tưởng theo hướng đối thoại (Trang 33 - 35)